Tuesday, December 31, 2013

Hồi ức (#4): Đàn ông xây nhà


Tôi kể về chuyện bố tôi xây nhà, chuyện chả có gì đặc sắc, nhưng kể cho vui vậy.
Ngôi nhà gia đình tôi ở trước đó được ông nội xây từ 193x. Nhà mái ngói, tường gạch, sân gạch, 3 gian 1 buồng. Thời đó, cả xã chỉ có vài nhà như thế.
Bố tôi vẫn hay nói, đàn ông phải xây được cái nhà. Suốt thời kỳ bao cấp lẫn hậu bao cấp, giáo viên như bố mẹ tôi chả mấy dư dả. Lại một lũ lít nhít 5 chị em chúng tôi lớn lên, ăn học trong những thập niên 8x, 9x khiến gia cảnh khó khăn chồng chất. Và dĩ nhiên, mong muốn xây nhà chưa thực hiện được.
Mãi khi chị em chúng tôi công ăn việc làm và lập gia thất đầy đủ, bố tôi mới tích cóp tiền để xây nhà.

Wednesday, December 25, 2013

HÔN NHÂN KHÔNG TÌNH YÊU


       Quán xưa quá nửa chiều rồi
Em và tôi, vẫn lặng ngồi… tiếc nhau
       Nhớ xưa cùng chụm mái đầu
Thề non hẹn bể, tím màu yêu thương
       Cho dù tình vẫn còn vương
Nhưng giờ mỗi đứa một đường, cách xa
       Em về làm dâu người ta
Tôi đi lấy vợ, cũng là phận thôi

Saturday, December 21, 2013

Nhọc nhằn cho trẻ đi học mầm non


Thanh Niên online: Vụ bạo hành trẻ tại Cơ sở mầm non tư thục Phương Anh một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo hành trẻ em ở nước ta.
Những nhóm nguyên nhân chính để xảy ra những vụ việc bạo hành trẻ em vừa qua, có thể kể đến sự quá tải của hệ thống trường công lập, sự gia tăng dân số quá nhanh và sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng.
Đối với các gia đình có con nhỏ, việc đăng ký một suất vào các cơ sở mầm non công lập, có đầy đủ điều kiện vật chất dạy học và có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn chuyên môn đang là một nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh trước mỗi mùa khai giảng.

Friday, December 20, 2013

Café sáng thứ 7 (#23): Tham nhũng, bạo hành và đạo đức


1. Vụ án tham nhũng tại Vinalines đã được tuyên, 2 án tử hình, hàng chục năm tù cho các đối tượng còn lại. Truy thu hơn 130 tỷ đồng cho nhà nước.
Dư luận luôn tò mò với câu hỏi: “Ai là người đứng sau DCD?”. Bởi vì, những dự án lớn đến như thế, qua bao nhiêu cấp thẩm định, kiểm tra trước khi ra quyết định đầu tư, thậm chí người phê duyệt dự án là Thủ tướng, mà vẫn để xảy ra tham nhũng nghiêm trọng. Tất nhiên, vẫn là một câu hỏi lớn không lời đáp!
Dù sao, sự im ắng của dư luận xã hội lẫn báo chí sau phiên xét xử cũng cho thấy, cần lao đồng tình với bản án. Điều hiếm thấy trong các vụ án tham nhũng trước đây.
Sau khi hả hê với bản án nghiêm khắc của tòa, cần lao An-nam lại dấy lên sự nghi ngờ khi các bị cáo tuyên bố sẽ kháng án. Và họ lại suy diễn rằng, khi mà DCD vẫn thanh thản đọc thơ trước tòa khi nói lời cuối và bình tĩnh đón nhận mức án, thì bản án phúc thẩm chắc gì đã giống bản án sơ thẩm? Bởi vì ở An-nam, nói và làm hiếm khi song hành với nhau.

Vì sao trẻ em bị bạo hành?


BBC Việt ngữ: Dư luận xã hội lại một lần nữa bức xúc vụ việc giáo viên và bảo mẫu của Cơ sở mầm non tư thục Phương Anh (Tp. Hồ Chí Minh) bạo hành các cháu bé từ 10 tháng đến 4 tuổi được các gia đình gửi bán trú ở cơ sở này.
Clip do báo Tuổi Trẻ đăng tải ngày 17/12 đã cho thấy, những người này có những hành động như bóp cổ, gí đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt,… các cháu bé.
Cách đây hơn 1 tháng, cũng tại Tp. HCM, một bảo mẫu trông trẻ tư đã đánh và gây tử vong đối với một cháu bé 18 tháng tuổi.
Mặc dù trước đây, đã có nhiều vụ bạo hành trẻ em tại các trường mầm non và các cơ sở trông trẻ tư nhân. Và những bạo hành trẻ em mất nhân tính này đã bị pháp luật trừng trị. Nhưng vấn nạn này không có dấu hiệu giảm.
Vậy, nguyên nhân vì sao lại gây ra những vụ bạo hành mất nhân tính đó?

Thursday, December 19, 2013

Pháp luật không nghiêm minh, đừng đòi người dân phải tốt


Thanh Niên online: Sau khi đăng tải bài Cái xấu và năng khiếu ngụy biện của người Việt của tác giả Lương Hoài Nam, mục Tôi viết đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình, phản biện, khai triển... Dưới đây là bài phản biện của một blogger đang sống tại TP.HCM.

Chỉ khi pháp luật thực sự nghiêm minh, những kẻ tham nhũng bị lôi hết ra ánh sáng và chịu sự trừng trị thích đáng thì mới có khả năng ngăn chặn được loại tội phạm này. Trong ảnh là Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc tại tòa trước khi nghe tuyên án trong vụ tham nhũng ở Vinalines - Ảnh: Hoàng Trang chụp qua màn hình

Sunday, December 15, 2013

‘Đại cục’ hay ‘đại nhục’?


Thanh Niên online: Mỗi công dân Việt Nam luôn phải “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Chả lẽ một ông giám đốc sở lại ngồi xổm trên luật khi nhân viên dưới quyền ông phạm tội rõ ràng từ kết luận của cơ quan điều tra, mà ông lại đề nghị không được xử lý theo pháp luật? 

Vụ án của Dương Chí Dũng (giữa) và 9 đồng phạm đang thu hút sự quan tâm của công luận - Ảnh: TTXVN

Thursday, December 12, 2013

Thạc sỹ thất nghiệp - vì sao?


Tuần Việt Nam: Tại sao một thạc sỹ văn chương loại giỏi không làm được như vậy mà phải đi làm công nhân thời vụ? Rõ ràng, chỉ có thế là kiến thức thực sự của họ không tương xứng với tấm bằng.

Học cao học để làm gì?
Báo chí đã nói rất nhiều về tình trạng lao động chất lượng cao bị thất nghiệp, hoặc phải nhận những công việc không tương xứng.
Không chỉ vậy mà cả thạc sỹ cũng thất nghiệp. Nhiều bài báo đã nêu lên những trường hợp thạc sỹ thất nghiệp đi bán sim điện thoại, ở nhà nội trợ, hay đi phụ xe để lấy tiền xin việc.
Gần đây nhất, ông Nguyễn Bá Thanh phải có bút phê vào đơn xin việc của một thạc sỹ văn học ở Đà Nẵng (VnExpress, ngày 25/9). Vì sao, thạc sĩ cũng không có việc làm, hẳn có nguyên nhân của nó.

Wednesday, December 11, 2013

GỬI MỘT TÌNH YÊU


(Bài này sử dụng tên 31 ca khúc của nhạc sỹ Phú Quang để ghép thành, những nhóm từ nghiêng là tên của các ca khúc)

       Cho anh Về lại phố xưa
Quán thời gian hát Khúc mưa dịu dàng
       Trong miền ký ức, Lang thang
Lời tình muộn, anh vẫn mang trong lòng
       Tình khúc hai tư chờ mong
Chiều không em, cả dòng sông cũng buồn

Tuesday, December 10, 2013

Sát hạch PISA và chất lượng giáo dục Việt Nam



BBC Việt ngữ: Kết quả sát hạch PISA (Program for International Student Assessment) năm 2012 do OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) công bố ngày 3/12 đã ‘gây sốt’ với phần lớn người dân và quan chức ngành giáo dục khi Việt Nam xếp hạng 17/65 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia.
Phát biểu với báo giới, ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo nói: “Kết quả này bất ngờ với cả chúng tôi”.
Từ xa xưa đến nay, Việt Nam là dân tộc hiếu học, luôn lấy việc học làm nền tảng phát triển. Việc Việt Nam dành được thứ bậc cao trong cuộc khảo sát của OECD là điều rất đáng mừng, nhưng thực chất có phải như vậy?

Saturday, December 7, 2013

Hôi của và ăn bẩn


Thanh Niên online: Mặc dù xã hội ngày một phát triển, cuộc sống không chỉ còn ăn no mặc ấm, mà đã là ăn ngon mặc đẹp, nhưng nhận thức chung của xã hội lại không mấy thay đổi, và tính vô cảm sản sinh từ đây. Đạo đức xã hội xuống cấp chỉ là hệ quả của sự ích kỷ cá nhân và vô cảm trước đồng loại.

Nạn hôi của trên đường
Trưa 4.12, tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), một xe chở bia gặp nạn trên đường, hàng trăm người dân lao tới hôi của trong sự bất lực của tài xế. Ngoài số bia chai bị vỡ, 90% số bia chai và bia lon còn lại đã bị người dân lấy mất.
Đây không phải là vụ việc xảy ra lần đầu. Đã có nhiều vụ hôi của như thế xảy ra trên nhiều địa phương cả nước. Có thể kể đến những vụ việc trong năm nay như vụ giành giật tiền của người bị cướp giật làm rơi tiền ra đường ở TP.HCM, vụ lấy dứa ở Hà Nam, vụ "hôi bia" ở ngã tư An Sương (TP.HCM), vụ "hôi dầu" ở Ninh Bình và Đồng Nai,…
Báo chí và dư luận xã hội đều nói lên sự phẫn nộ, bất bình và xấu hổ với hành vi của những kẻ hôi của. Gọi những kẻ này là “cướp cạn”, hôi của trên sự mất mát và bất lực của khổ chủ. Nhiều người cho rằng đây là hậu quả của một nền giáo dục lệch lạc, chỉ chăm chăm vào thành tích học tập và thi cử mà quên giáo dục nhân cách, trách nhiệm và sự sẻ chia với đồng loại khi họ gặp khốn khó.
Nhiều người so sánh với các quốc gia văn minh trên thế giới để phê phán sự vô cảm và tham lam, không còn sĩ diện và lương tâm của một bộ phận không nhỏ người Việt, coi đây là hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”. Những vụ việc trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội, rằng những giá trị truyền thống dân tộc như “thương người như thể thương thân” đang bị mai một.

Monday, December 2, 2013

Bằng thật nhưng học giả


Thanh Niên online: Mặc dù không có trong danh sách các Bộ trưởng trả lời chất vấn trước Quốc hội. Nhưng khi được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị “chia lửa” với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Phạm Vũ Luận đã giải trình một số chất vấn của các Đại biểu Quốc hội liên quan đến vấn đề giáo dục.

Giải trình liên quan đến bằng giả và mua bán bằng cấp, Bộ trưởng Luận nói: “Đến thời điểm này chưa phát hiện có trường nào tổ chức buôn bán bằng giả”.
Không biết nên suy nghĩ Bộ trưởng Luận lỡ miệng hay quá thật thà (!?). Nhưng với tư cách là tư lệnh của ngành giáo dục, đã từng tham gia hoạt động quản lý và giảng dạy ở một trường đại học, thì câu nói của Bộ trưởng Luận quả là không ổn. Càng không ổn khi câu nói này được phát ngôn trong Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11).

Thủy điện không thể vô can


Thanh Niên online: Cơn lũ lịch sử xảy ra vào trung tuần tháng 11 đã gây thiệt hại rất lớn đối với người dân miền Trung. Đã có hơn 40 người thiệt mạng, hàng nghìn ngôi nhà bị sập đổ, hàng chục nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hại, tổng thiệt hại về vật chất lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Nghị trường đã nóng lên với những chất vấn của các Đại biểu quốc hội về vấn đề này. Nhiều đại biểu cho rằng, xả lũ thủy điện là nguyên nhân chính gây nên trận lũ lịch sử này. Ý kiến của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học lẫn người dân đồng quan điểm với nguyên nhân trên.
Tuy nhiên, một luồng ý kiến đến từ các nhà quản lý, các nhà khoa học khác lại cho rằng, xả lũ thủy điện không phải là nguyên nhân gây lũ. Gần đây nhất, trả lời phỏng vấn của Tuần Việt Nam ngày 27/11 và ngày 28/11 với tiêu đề “Thủy điện không sinh nước sao gây lụt được?” và “Thủy điện 'con cóc', vỡ cũng không ăn thua”, TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý Tp.HCM (HASCON) cho rằng “thiếu cơ sở khoa học để kết tội thủy điện”.
Cũng đứng trên giác độ khoa học, người viết có một số ý kiến phản biện lại một số quan điểm của ông Phúc, với mong muốn gửi tới bạn đọc một góc nhìn khác về vấn đề này. Nội dung bài viết chỉ tập trung vào vấn đề có hay không việc xả lũ thủy điện góp phần gây lũ lụt và không đề cập đến những nguyên nhân gây lũ lụt khác.

Saturday, November 30, 2013

Café sáng thứ 7 (#22): Im lặng và đồng thuận


Kỳ họp quốc hội kéo dài 6 tuần đã kết thúc. Những vở hí kịch nghị trường xứ An-nam năm nào cũng có, và hiển nhiên không thể thiếu trong cuộc họp dài kỷ lục này. Sân khấu nghị trường đã kéo rèm, để lại cho cần lao những tiếng cười cả sảng khoái lẫn chua chát.

1. Tham nhũng, chạy chức, chạy quyền đã trở thành quốc nạn. Từ Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng đều xác nhận điều này và hô hào cả xã hội chung tay phòng chống. Ấy thế mà ông Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình lại cho là “vấn đề nhạy cảm, tế nhị”.
Đáng ra phải sử dụng pháp luật để ngăn chặn và xử lý thì ông Bình và thuộc cấp sử dụng “các văn kiện của Đảng” làm “tài liệu gối đầu để nghiên cứu giải pháp khắc phục”.
Gần 500 ông bà nghị mắt sáng trán cao, quyền chức đầy mình cúi đầu im lặng. Một sự im lặng rất có ý nghĩa và “tế nhị” trong lĩnh vực “đầy nhạy cảm” này. Chẳng ai dại vạch áo cho người xem lưng cả, bởi vì, có ai trong nghị trường can đảm nói rằng: "Tôi không tham nhũng, không chạy chức, chạy quyền???".


Thursday, November 21, 2013

Tai nạn giao thông - Nguyên nhân từ đâu?


BBC Việt ngữ: Báo cáo tổng kết của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho thấy năm 2012 cả nước xảy ra 36.376 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.838 người, bị thương 38.060 người.
Tính trung bình mỗi ngày tại Việt Nam có gần 100 vụ TNGT và làm chết 27 người. Trong 6 tháng đầu năm 2013, số người chết do TNGT là 4.913 người, nghĩa là số người chết do TNGT không có chiều hướng giảm.
Có thể thấy, TNGT là một sự kinh hoàng của xã hội nói chung và những người tham gia giao thông nói riêng. Bài viết sẽ đề cập đến những nhóm nguyên nhân gây ra TNGT ở Việt Nam.

Số lượng phương tiện giao thông cá nhân đường bộ quá nhiều
Ai cũng biết phần lớn các vụ TNGT là từ hoạt động giao thông đường bộ.
Có thể thấy trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đô thị luôn nườm nượp các phương tiện giao thông đường bộ, bao gồm các loại hình ô tô và xe máy chuyên chở người và hàng hóa.
Xe máy là phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu của người Việt. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện tại Việt Nam có trên 37 triệu xe máy và gần 2 triệu ô tô các loại. Tính trung bình, có tới 1,7 xe máy/hộ gia đình (04 người). Có lẽ, không có một quốc gia nào trên thế giới có tỷ lệ xe máy trên đầu dân lớn đến thế.
Mặc dù luôn được đầu tư xây dựng mới lẫn cải tạo nâng cấp nhưng hạ tầng giao thông đường bộ vẫn không đáp ứng được mức độ tăng trưởng quá nhanh của xe máy, đặc biệt khu vực đô thị.
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng xe máy đã vượt quá số liệu quy hoạch đến năm 2020 (36 triệu xe máy).
Và dĩ nhiên, TNGT luôn tỷ lệ thuận với sự gia tăng số lượng phương tiện khi mà hạ tầng giao thông và vấn đề đảm bảo an toàn giao thông chưa đáp ứng được sự phát triển đó.

Đường sắt cao tốc cho Việt Nam?


BBC Việt ngữ: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa gửi báo cáo trình Bộ GTVT về kết quả nghiên cứu tuyến đường sắt Bắc - Nam do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện.
Bên cạnh việc đề xuất lựa chọn phương án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt hiện hữu (phương án A2), VNR cũng đề xuất xây dựng tuyến đường sắt cao tốc (ĐSCT) để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách từ năm 2030.
Tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XII, Chính phủ đã đệ trình lên Quốc hội dự án xây dựng tuyến ĐSCT Bắc - Nam với số vốn lên tới 56 tỷ USD.

Quốc hội không thông qua
Sau nhiều ngày thảo luận, chiều ngày 19/6/2010, Quốc hội tiến hành bỏ phiếu. Với 157 đại biểu (chiếm 31.85%) tán thành, 170 đại biểu (chiếm 34,48%) không tán thành và 82 đại biểu (chiếm 16,63%) không biểu quyết. Quốc hội đã “bác” dự án ĐSCT.
Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử của Quốc hội, một dự án do Chính phủ đệ trình không được thông qua. Đối với những người phản đối dự án, quyết định của Quốc hội là một việc làm dũng cảm “vượt lên chính mình” và là “cú sốc tích cực và cái đà cho niềm tin lớn hơn”.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận thực sự khách quan, thì việc Quốc hội không thông qua dự án ĐSCT là điều dễ hiểu.

Monday, November 18, 2013

Đồ hâm!!!


1. Bạn bè
- Alo, Br à. Sao không vào blog được vậy. Định vào chúc mừng bạn nhân ngày 20/11 nhưng nó toàn báo lỗi.
- Thế à, Br vẫn vào bình thường mà, có lẽ tại đổi tên Blog nên hay bị lỗi như thế, bạn vào từ biểu tượng bạn bè là được mà.
- Uhm, thế nhận được nhiều phong bì chưa?
- Phong bì nào cơ?
- Phong bì học trò đi 20/11 ấy, mấy ngày này chắc nhận bộn, nhỉ, hì hì…
- Zời ạ, từ ngày cầm phấn đến giờ, đã bao giờ được cái phong bì nào vào dịp 20/11 đâu.
- Bạn đúng là đồ hâm!
- !!!

Saturday, November 16, 2013

Café sáng thứ 7 (#21): Công quyền và nhân quyền


1. Sau vụ việc của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang. Hàng loạt các vụ án oan được báo chí khai thác. Không chỉ một vài vụ, mà rất nhiều, từ Nam chí Bắc của An-nam xứ.
Điều tra, xét hỏi là nhiệm vụ của Công an, giữ quyền công tố là nhiệm vụ của Viện kiểm sát. Dĩ nhiên, cả công an lẫn kiểm sát thực thi nhiệm vụ công. Và để tránh cho việc lạm quyền công vụ mà gây oan khuất cho cần lao, xã hội cần đến vai trò của luật sư.
Luật sư, vừa bảo vệ thân chủ, vừa giám sát việc thực thi công vụ của công an và kiểm sát. Tất nhiên vấn đề gì cũng có hai mặt của nó. Ở đây, chúng ta thống nhất nói về chính diện.
Tất cả các vụ án oan đã được phanh phui lẫn những vụ việc đang còn ẩn khuất đều cho thấy, không có vai trò của luật sư trong quá trình điều tra, xét hỏi. Luật sư chỉ xuất hiện với sự chỉ định của tòa án, và hầu hết chỉ làm được một việc là viện dẫn các tình tiết giảm nhẹ để “xin” giảm bớt mức án mà viện kiểm sát đề nghị.

Wednesday, November 13, 2013

Phía sau sự ấn nút


Baron Trịnh: Năm 2010, Quốc hội đã không thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam do Chính phủ đệ trình. Sau sự kiện này, tôi có viết một bài nhận định về tương lai của dự án ĐSCT.
Cách đây 2 tuần, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa gửi báo cáo trình Bộ GTVT về kết quả nghiên cứu tuyến đường sắt Bắc - Nam do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện. Trong đó có nội dung "Tái đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam".
Những nhận định của tôi cách đây hơn 3 năm, có lẽ đã đúng. Trân trọng giới thiệu lại với bạn đọc.

Báo chí đồng loạt đưa tin Quốc hội không thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam (ĐSCT). Sau buổi biểu quyết chiều thứ 7 (19/6/2010), với 409 đại biểu Quốc hội (82,98% tổng số đại biểu) tham gia biểu quyết, có 157 đại biểu (chiếm 31.85%) tán thành, 170 đại biểu (chiếm 34,48%) không tán thành và 82 đại biểu (chiếm 16,63%) không biểu quyết. Quốc hội đã “bác” dự án ĐSCT do Chính phủ đệ trình trong kỳ họp này.

Saturday, November 9, 2013

Con Zời


Tôi đi miền Tây, tham dự hội đồng thẩm định một dự án của doanh nghiệp sắp hết hạn, đại khái thế.
Ông anh gọi điện hỏi tôi đi như thế nào. Tôi đáp đơn vị tư vấn hẹn đón em. Ổng nói đi cùng xe anh, vừa tiện vừa đỡ phiền tư vấn. Bề trên đã có nhời, tôi vui vẻ nhận.
Ông anh U60 đời giữa. Sếp sòng đơn vị lìu tìu thuộc hàn lâm quốc gia viện. Đơn vị ổng không nghiên cứu cơ bản, mà chỉ tư vấn và chuyển giao công nghệ. Doanh thu hàng năm tầm dăm bảy triệu ông tơn, chả thèm cấu véo vào bầu sữa ngân sách 90 tỷ ông cụ của hàn lâm viện.
Ổng trên thông thâm cung, dưới tường bí sử. Giao lưu từ lãnh tụ đã theo hầu cụ râu cụ hói lẫn thế hệ F1 đương đại. Hóng theo câu chuyện dọc đường, ổng có thể gọi điện tầm phó tể chén chú chén anh tình cảm.

Thursday, November 7, 2013

Trên cả pháp luật?


BBC Việt ngữ: Vụ việc ông Nguyễn Thanh Chấn (ở Thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) bị kết án oan với mức chung thân về tội danh “giết người” đã làm nóng dư luận xã hội trong mấy ngày qua. Từ nghị trường đến quán nước vỉa hè, từ báo chí truyền thông đến mạng xã hội,… đâu đâu cũng thấy bình luận.
Nóng đến mức Chủ tịch nước phải có ý kiến chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương giải quyết, minh oan đền bù cho người bị oan. Viện KSND tối cao phải tổ chức họp báo để thông báo về việc kháng nghị tái thẩm và tạm đình chỉ thi hành án đối với người bị oan.
Và chiều 6/11/2013, Hội đồng thẩm phán - Tòa án Nhân dân Tối cao tuyên hủy bản án phúc thẩm đã tuyên. Điều đó có nghĩa là ông Chấn vô tội.
Từ vụ việc trên, có thể thấy những cơ quan tố tụng, nơi bảo vệ người lương thiện, đấu tranh với cái ác và đảm bảo công lý cho xã hội đang có những lổ hổng lớn. Những lỗ hổng cho phép những người nắm trong tay pháp luật được quyền đứng trên cả pháp luật để chà đạp lên sự lương thiện của người dân.

Thursday, October 31, 2013

CHỜ NGƯỜI


       Chiều tàn vén gió xếp mây
Mong tìm vài sợi nắng gầy… hong thơ
       Giao mùa trời đất ngẩn ngơ
Cuối con đường, thoáng mịt mờ khói sương
       Chờ người chờ cả yêu thương
Mượn câu lục bát tơ vương chút tình

Wednesday, October 30, 2013

Chuyện thiên đàng (#1): Cắn chấy


Chấy (hay chí) là loài côn trùng sống ký sinh trên người và một số loài động vật. Thế hệ 9x trở về trước, có lẽ ai cũng biết và đã từng có chấy ở trên đầu.

Cũng không hiểu sao thời đó nhiều chấy đến như vậy. Bây giờ, chắc chấy chỉ còn có ở vùng sâu, vùng xa nơi điều kiện sống còn khó khăn. Có lẽ, do sử dụng các loại dầu gội đầu và tắm gội nhiều hơn nên không còn chấy nữa.
Ngày xưa, nhất là vào buổi trưa, các các bà/chị/em thường hay ngồi bới tóc bắt chấy cho nhau. Chấy thường di chuyển rất nhanh nên việc bắt chấy khá kỳ công. Ngoài ra, người ta còn tìm lấy trứng chấy.

Saturday, October 26, 2013

Café sáng thứ 7 (#20): Giới hạn của sự chịu đựng?


1. Trong khi các vấn đề kinh tế - xã hội đang “báo động đỏ”: Kinh tế suy thoái nghiêm trọng, đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp, giáo dục đang lao dốc không phanh, y tế tuần nào cũng có bệnh nhân chết do thiếu y đức lẫn chuyên môn, bầy sâu ngày càng hoành hành,… thì ông Tổng bí thư lại đi soi câu xét chữ lời mở đầu của hiến pháp.
Nguyên thủ có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự hưng thịnh hay suy thoái của một quốc gia. Lựa chọn đường hướng phát triển, ra quyết định sáng suốt để vượt qua khó khăn và nắm lấy thành công thể hiện năng lực lãnh đạo của nguyên thủ. Còn đường hướng như thế nào, các phương án đưa ra để lựa chọn ra sao, là do các bộ ngành và bộ phận tham mưu đề xuất. Thế nên, việc soi câu xét chữ rất không nên có ở ông TBT.
Vẫn biết, cơ chế lãnh đạo của xứ An-nam là tập quyền. Nhưng dù sao đã là người đứng đầu, nên thể hiện tố chất của nguyên thủ, chứ không nên lúc nào cũng ra rả mớ lý luận cũ rích mà ai cũng biết là không phù hợp, hay tầm chương trích cú và so câu xét chữ một cách máy móc như một ông giáo.
Đã thế, ông này còn phát biểu: “… xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”!?
Có thể là còn lâu dài, có thể là chưa hoàn thiện, nhưng cần lao cần có một cái đích. Đến hết thế kỷ này là hơn trăm rưỡi năm, gần bằng 3 đời người!
Giấc mơ, hay là sự chịu đựng bất nhẫn của cần lao?

Monday, October 21, 2013

Thạc sỹ thất nghiệp - Vì đâu nên nỗi?


BBC Việt ngữ: Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, tình trạng thất nghiệp gia tăng là điều tất yếu. Điều này thể hiện rõ tính cung cầu lao động trong nền kinh tế thị trường.

Không riêng gì tại Việt Nam, mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng gia tăng nạn thất nghiệp do khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian qua.
Báo chí đã nói rất nhiều về tình trạng lao động chất lượng cao bị thất nghiệp, hoặc phải nhận những công việc không tương xứng với bằng cấp được đào tạo. Chẳng hạn như hàng nghìn cử nhân thất nghiệp ở Nghệ An, gần 25.000 sinh viên ra trường thất nghiệp ở Thanh Hóa, cả nghìn cử nhân làm công nhân tại một doanh nghiệp ở Đà Nẵng,...
Không chỉ cử nhân thất nghiệp, mà cả thạc sỹ cũng thất nghiệp. Nhiều bài báo đã nêu lên những trường hợp thạc sỹ thất nghiệp đi bán sim điện thoại, ở nhà nội trợ, thậm chí đi phụ xe để lấy tiền xin việc hoặc đi làm công nhân thời vụ.
Đâu là nguyên nhân của vấn đề này?
Theo Luật giáo dục, mục tiêu của đào tạo thạc sỹ là “giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo” (điều 39). Đồng thời, yêu cầu chất lượng thạc sỹ được đào tạo phải “nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành của mình” (điều 40).

Saturday, October 19, 2013

Café sáng thứ 7 (#19): Nhân tai và niềm tin thần thánh


1. Tang lễ tướng Giáp đã qua hơn một tuần, nhưng truyền thông và mạng xã hội xứ An-nam vẫn nhắc đến ông với sự tưởng nhớ và thương tiếc một vị tướng huyền thoại. Mặc dù, những thông tin trái chiều không phải là ít.
Nhiều hiện tượng “lạ” đã xảy ra sau tang lễ đại tướng. Ông PGS Đức “rùa” bi bô “Cụ rùa nổi lên để tiễn biệt đại tướng”. Báo chí đưa tin “Cây bằng lăng bỗng chốc úa màu tiễn đưa đại tướng” và “Kỳ lạ sắc trời Vũng Chùa - Đảo Yến sau tang lễ đại tướng”.
Báo Lao động đặt câu hỏi: “Truy phong đại tướng danh hiệu gì?”. Dựa trên câu nói của ông GS Vũ Minh Giang - phó chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia, báo Thanh niên đáp lời: “Dân tôn đại tướng là Thánh Võ”. GS sử học Lê Văn Lan quả quyết: “Đại tướng đã hóa thân từ Nhân Tướng thành Thánh Tướng”.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước viết tâm thư đề nghị “phong Nguyên Soái cho đại tướng”. Hội tư vấn KHCN và quản lý Tp.HCM gửi đơn kiến nghị cùng chủ đề với tướng Thước.
Người viết, không dám bất kính với người đã khuất, nên nợ độc giả “Café sáng thứ 7” một lời bình luận.
Có điều, vẫn lấn cấn trong đầu mấy từ GS với PGS.

Thursday, October 17, 2013

TRỐN ĐÔNG


Tôi lại đi về phương Nam
Hành trang mang theo là bung biêng xúc cảm
Hà Nội giữa thu,
heo may níu chân người qua từng lối nhỏ
Trên tán bàng hé khẳng khiu đông.

Hoa sữa phố quen vẫn tỏa hương nồng
Đùa nghịch với mái tóc thề thiếu nữ
Vẳng đâu đây tiếng dương cầm bên khung cửa
Hồn thu quyến rũ níu chân.

Wednesday, October 9, 2013

Tâm lý bầy đàn


1. Tâm lý bầy đàn là hiện tượng những người luôn chịu ảnh hưởng bởi suy nghĩ hoặc hành vi của người khác. Hoặc chạy theo số đông ý kiến cho rằng sự việc này là hay, là sáng suốt mà không suy nghĩ đầy đủ và thấu đáo. Vì thế, thường dẫn đến hiện tượng tôn thờ hoặc bảo thủ một cách mù quáng.

2. Một đàn bò rừng di chuyển sang vùng đất mới để tránh hạn hán và tìm kiếm thức ăn. Trên đường đi có một con sông chắn ngang, nước sông chảy xiết và có rất nhiều cá sấu.
Sau một thời gian đắn đo, con đầu đàn lao xuống nước, các con khác đều lao theo. Dĩ nhiên, một số không nhỏ sẽ không chống chọi được với dòng nước chảy siết, bị cá sấu cắn, không đủ sức để nhảy lên khỏi bờ sông thẳng đứng, sẽ chết.
Có thể, ở một khúc sông nào đó, nước sẽ chảy chậm do lòng sông nông và bờ thoai thoải.

Monday, October 7, 2013

Thiểu năng tư duy và a dua bầy đàn


Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, đã để lại niềm thương tiếc đối với hầu hết quân và dân Việt Nam. Tướng Giáp được xem là một huyền thoại của dân tộc trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc, nên việc các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước đưa tin rầm rộ cũng là điều hiển nhiên.
Tuy nhiên, đã có nhiều sự việc trên truyền thông và mạng xã hội, liên quan đến việc ra đi của tướng Giáp, thể hiện một sự thiểu năng về tư duy và tính a dua bầy đàn của xứ Việt. Mất đi sự tôn kính và trang nghiêm đối với người đã khuất mà họ đang gào lên thương tiếc.

1. Trước tiên, người viết luôn kính trọng tướng Giáp, và tưởng nhớ ông với sự thành kính nghiêm túc. Sự kính trọng và tưởng nhớ tướng Giáp của người viết có một góc nhìn riêng, và không đồng với tất cả các quan điểm với đa số.
Có lẽ, những người nào đã từng đọc binh pháp, từng mơ “giấc mộng Trương Lương” như người viết sẽ có cảm nhận như người viết.
Bài viết này thể hiện góc nhìn riêng của người viết. Không a dua theo theo cái đại đa số của xã hội, phê phán những cái xấu trong xã hội, và không vì phê phán cái xấu mà bất kính với tướng Giáp.

Saturday, October 5, 2013

Café sáng thứ 7 (#18): Văn hóa ngoại giao và đỉnh cao của quyền lực


1. Chuyến công du Pháp quốc tuần trước của Thủ tướng kết thúc tốt đẹp. Tuy nhiên, có một vài “điểm nhỏ” của ông Dũng đã để lại hình ảnh “chưa đẹp” của lãnh đạo cao cấp Việt Nam khi công du quốc tế.
Tại buổi họp báo cùng với Thủ tướng Pháp, một vài hành động của ông Dũng được kênh truyền hình giải trí Canal+ đem ra bình luận gây cười như: Ra hiệu với ông Jean-Marc Ayrault đề nghị đóng cửa ở phía sau (có lẽ vì chói nắng); Dùng tay chạm vào tay ông này (khi đang phát biểu) và nói bằng tiếng Việt vì không nghe được lời dịch; Phát biểu câu: “Tôi bày tỏ vui mừng khi trở lại thăm nước Pháp ở Châu Âu và trên thế giới”; và phát âm sai tên Jean-Marc Ayrault.
Vẫn biết, chuyện châm biếm là điều rất bình thường trong văn hóa Pháp. Nhưng có lẽ sẽ làm một bộ phận không nhỏ người Việt cảm thấy xấu hổ.

Thursday, October 3, 2013

Vì sao dân tự xử


Tuần Việt Nam: Không những người dân đã khi quá đà sẽ trở thành tội phạm, mà còn gây ra tiền lệ xấu đối nếu người dân áp dụng hành xử với các tệ nạn xã hội khác.

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 17/9, khi thảo luận về tình hình an ninh trật tự và phòng chống tội phạm, cụm từ “tự xử” của người dân được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Vấn đề không chỉ còn là sự manh động bột phát của một cá nhân, mà là sự bùng phát có tổ chức của một tập thể người dân đối với những hành vi vi phạm của cá nhân hoặc tổ chức khác. Mặc dù việc “tự xử” của họ là do sự bức xúc bị dồn nén từ lâu mà chưa được chính quyền giải quyết triệt để, nhưng rõ ràng những hành vi đó là vi phạm pháp luật.
Tại sao người dân biết họ có thể vi phạm mà vẫn manh động như vậy? Có hay không việc thờ ơ của chính quyền? hay không đủ các chế tài xử lý các hành vi vi phạm đó? Bài viết sẽ phân tích một số khía cạnh để trả lời câu hỏi trên đối với những vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tuesday, October 1, 2013

Chôn hóa chất độc: Sao chưa khởi tố?


Tuần Việt Nam: Cần phải có xét nghiệm với những người nghi ngờ bị ảnh hưởng của độc chất để xác định xem có đúng là họ bị nhiễm độc bởi các loại độc chất mà Nicotex Thanh Thái thải ra môi trường hay không.

Chiều 23/9, UBND tỉnh Thanh Hóa họp báo thông báo về việc chỉ đạo, giải quyết của những vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Công ty CP Nicotex Thanh Thái.
Sau khi vụ việc Nicotex Thanh Thái chôn các chất độc hại vào môi trường đựa đưa ra công luận, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện điều tra, xác định những vi phạm của công ty này.
Ngày 18/9/2013, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 3253/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Nicotex Thanh Thái với 10 hành vi vi phạm (trong đó có 9 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường) và tổng mức phạt là 421.150.000 đồng.
Ngày 19/9/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 7479/UBND-NN gửi Thủ tướng Chính phủ về việc báo cáo việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái.
Trong cuộc họp báo, đại diện UBND tỉnh và các cơ quan chức năng đã trả lời những thắc mắc của các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề vẫn chưa thỏa mãn được yêu cầu của công luận.

Monday, September 30, 2013

Chuyện trẻ con (#2): Góp ý quy chế


Chíp đi học về, khoe ngay ngoài cửa: Hôm nay lớp con góp ý quy chế cho nhà trường, vui lắm ba ạ.
Mình hỏi: Góp ý quy chế gì cho nhà trường mà vui vậy con?
Chíp vừa cười vừa kể: Tại đợt rồi họp phụ huynh tổng kết hết học kỳ I, có nhiều ý kiến cho rằng nhà trường thu chi không rõ ràng, áp đặt học thêm các môn học phụ như vẽ, đàn organ, võ, múa,… một các vô lý. Rồi có hiện tượng ưu ái các học sinh đi học lớp riêng tại nhà các thầy cô,…
Vì thế, các phụ huynh kiến nghị phải sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ và có sự giám sát của phụ huynh, đưa ra các tiêu chí rõ ràng trong việc học thêm các môn phụ, phải công bằng đối với tất cả các học sinh trong trường.
Một nhóm nhỏ các phụ huynh soạn thảo ra một bản quy chế, và kêu gọi các phụ huynh khác ký tên để gửi lên Ban giám hiệu xem xét. Nhưng BGH nói rằng như thế không được, nhà trường sẽ sửa đổi các điều quy định trong quy chế cũ và sẽ lấy ý kiến của đại diện của phụ huynh học sinh và lấy ý kiến toàn thể các học sinh của trường.

Saturday, September 28, 2013

Café sáng thứ 7 (#17): An-nam - đang nằm ở đâu?


1. Bức tranh ảm đạm về kinh tế được phơi bày rõ ràng sau những phát biểu tại hội thảo khoa học quốc tế “Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế - xã hội năm 2011-2013 và những điều chỉnh chiến lược” do Ban Kinh tế TW tổ chức.
Trưởng ban Kinh tế TW - ông Vương Đình Huệ đã phải đặt câu hỏi: “Không biết GDP chạy đi đâu?” Một người đã từng nắm những chức vụ Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng Tài chính, đồng thời là một GS về tài chính mà không biết GDP đi về đâu, thử hỏi còn ai trả lời được câu hỏi của ông.
Vẫn là ông Huệ, lo ngại: “Có dấu hiệu kinh tế Việt Nam đang tụt hậu so với các nước”. Điều ông nói là sự thật, chứ không còn là lo ngại nữa. Chính Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng phải thừa nhận: “Xét về mặt tuyệt đối, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đang ngày một cách xa”.
Phát biểu tại hội thảo, cựu Phó thủ tướng Vũ Khoan đã chỉ rõ: “Tôi thấy bức tranh rất lổm nhổm, có thể do các nguyên nhân như chúng ta chủ quan duy ý chí đề ra những cái không tưởng”. Và ông cũng khẳng định: “Khủng hoảng kinh tế [thế giới] không phải là nguyên nhân chủ yếu”.
Rõ ràng, có một sự bất ổn đối với nền kinh tế đất nước. Và sự bất ổn này có lẽ không phải do yếu tố khách quan, cũng có lẽ không phải do yếu nội lực. Mà có lẽ chính là sự chủ quan duy ý chí trong điều hành như ý kiến của ông Vũ Khoan nêu trên.
Phải chăng, do chủ quan mà chúng ta để vỡ ổn định vĩ mô?”. Câu hỏi mở của ông Vũ Khoan có chạm đúng vào tử huyệt chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ?


Thursday, September 26, 2013

Bộ trưởng Y tế: Vở sạch chữ đẹp và cơ quan điều tra nhắc nhở


Những vấn đề của ngành Y trong thời gian qua thực sự gây mất niềm tin cho xã hội. Vụ việc liên tiếp vụ việc qua từng tuần, từng tháng từ đầu năm đến nay.
Xét cho cùng, sự suy thoái về y đức, vấn nạn phong bì, yếu kém về chuyên môn,… có từ thời bà Chiến và ông Triệu. Nhưng nó lại bùng phát đến mức không thể ngăn cản trong thời bà Tiến.
Có thể nói, từ khi xứ An-nam cờ đỏ sao vàng lập quốc đến nay. Chưa thấy một bộ trưởng nào yếu kém về năng lực lãnh đạo và có rất nhiều các câu nói “não phẳng” như bà Tiến.
Cứ mỗi đận họp Quốc hội mà bàn đến ngành Y, hay có những vụ việc mà dư luận bức xúc và bộ trưởng phải trả lời công luận, thì cần lao xứ An-nam lại được những trận cười sảng khoái, như xoa dịu những mỏi mệt sau một ngày vật lộn với cơm áo gạo tiền bởi các câu nói “ngu ngơ và hài hước” của bà bộ trưởng.
Mặc dù báo chí và dư luận đã nói rất nhiều, và dĩ nhiên bà này không đến mức mù hoặc điếc để không đọc được, nghe thấy. Cũng như có lẽ bà là người duy nhất đến nay là bộ trưởng bị dân hô hào ký kiến nghị tập thể yêu cầu từ chức. Thế nhưng, có lẽ bà bộ trưởng không thể phanh được.

Wednesday, September 25, 2013

Không nên khuyến khích loại “bằng giỏi nhưng cực dốt” tàn phá đất nước này nữa, bác Thanh Bá ạ!


Sau vụ bác Thăng giao thông tuyển thẳng một cậu sinh viên “loại giỏi thất nghiệp” vào làm việc tại Viện KHCNGTVT, một số Thượng thư khác cũng bắt đầu quan tâm đến việc này, như một sự a dua. Nào là quyết định tuyển thẳng vào đại học, nào là tài trợ cho quá trình đi học đại học,…
Sự việc tưởng chừng như lắng đi sau kỳ thi đại học, lại được khuấy lên khi bác Thanh Bá bút phê xin việc cho một Thạc sỹ văn chương loại giỏi thất nghiệp phải đi làm công nhân.
Những việc làm trên của các vị tưởng là hay, là đi sâu sát thực tiễn. Những ngẫm kỹ ra, lại là một việc rất hồ đồ và phản cảm.
Tại sao lại nói vậy? Rõ ràng trong thời điểm kinh tế suy thoái, việc gia tăng thất nghiệp là không tránh khỏi. Khi mà vấn nạn tham nhũng, nhận hối lộ vẫn đang hoành hành, thì những người không có tiền và quan hệ không xin được vào cơ quan nhà nước là điều dễ hiểu.
Trách nhiệm của các bộ ban ngành, đặc biệt là những người đứng đầu là phải xây dựng được cơ chế, chính sách, tạo ra những đột phá để giúp đất nước vượt qua khó khăn, giải quyết việc làm, hạn chế tham nhũng, nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ công chức.
Rõ ràng kinh tế đất nước vẫn đang rất khó khăn, tham nhũng cửa quyền tiếp tục hoành hành làm mục nát chính quyền. Các bộ ngành bị vướng cơ chế, luật chồng chéo luật, giải quyết công việc cứ rối như gà mắc tóc. Vậy mà các vị không lo giải quyết, lại thích thể hiện ở những việc tủn mủn như ký tuyển dụng hay bút phê xin việc.
Thế mới nói hồ đồ và phản cảm là vậy.

Không để xảy ra hành vi người dân 'tự phát'


Tuần Việt Nam: Các cơ quan thực thi pháp luật của tỉnh Thanh Hóa cần làm rõ vấn đề này, để kịp thời chấn chỉnh và răn đe, không để xảy ra những trường hợp "tự phát" tương tự trong tương lai.

Ngày 18/9/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định số 3253/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Nicotex Thanh Thái với 10 hành vi vi phạm (trong đó có 9 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường) và tổng mức phạt là 421.150.000 đồng.
Ngày 19/9/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 7479/UBND-NN gửi Thủ tướng Chính phủ về việc báo cáo việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái. Về cơ bản, những nội dung liên quan đến vụ việc đã được nêu rõ trong văn bản này.
Như bài trước người viết đã nêu lên 10 vi phạm của Nicotex Thanh Thái không được đưa vào trong quyết định xử phạt hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Đồng thời chỉ ra 7 vấn đề cần tiếp tục được làm rõ để xác định hành vi và mức độ vi phạm của công ty này. Trong đó, vấn đề liên quan đến chủ nguồn thải chất thải nguy hại đã được làm rõ trong văn bản số 7479/UBND-NN.
Rõ ràng, để cho Nicotex Thanh Thái thực hiện hành vi gây ô nhiễm nghiêm trọng trong một thời gian dài không thể không có trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. Nội dung bài viết sẽ chỉ ra những vấn đề này để độc giả có thể nhìn đầy đủ vụ viêc.

Tuesday, September 24, 2013

Vụ chôn hóa chất độc hại: Bỏ sót 10 sai phạm?


Tuần Việt Nam: Có thể thấy vẫn còn rất nhiều vấn đề liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường chưa được các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Thanh Hóa đưa vào trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Nicotex Thanh Thái.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ra Quyết định số 3253/QĐ-XPHC ngày 19/8/2013 về việc Xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Nicotex Thanh Thái.
Trong quyết định xử phạt hành chính nêu rõ 10 hành vi vi phạm của công ty (trong đó có 9 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường) với tổng mức phạt là 421.150.000 đồng. Đồng thời yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh của Nicotex Thanh Thái để khắc phục hậu quả do các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường đã gây ra.

Sunday, September 22, 2013

Ông thật đáng thương, thưa GS!


Vụ việc Huyền Chip - cô bé sinh năm 90 đi du lịch bụi qua 25 nước chỉ với 700 USD ban đầu và xuất bản 2 tập sách kể lại hành trình của mình đã làm xôn xao báo giới và mạng xã hội trong tuần qua.
Người hâm mộ, kẻ chê bai, đủ cả. Nói chung, ở xã hội xứ An-nam với đa phần cần lao não phẳng, chưa một lần đi khỏi biên giới của đất nước hình chữ S này thì chuyện như vậy đã là như cơm bữa. Chẳng gì xa xôi, mới gần đây thôi, những vụ việc như bà Tưng, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9, cơm 2k hay trên Facebook của Bill Gates đã nói lên điều đó.
Về quan điểm riêng của người viết, việc cô bé này làm được những điều như trên rất đáng khâm phục. Nó thể hiện được bản lĩnh, tư duy, khả năng tự học hỏi và khả năng thích ứng với những môi trường sống mới lạ, điều mà hầu hết các bạn trẻ của xứ An-nam chưa có và chưa làm được.
Tuy nhiên, có những điều cô bé này cũng nói lên hơi quá (đến mức có thể cho là nói phét), và dĩ nhiên người đọc nhận ra sự phi lô-gic trong đó. Điều đó cho thấy sẽ có rất nhiều sự thật mà cô bé không muốn đưa vào trong sách, dẫn tới sự phi lô-gic nói trên.

Saturday, September 21, 2013

Café sáng thứ 7 (#16): Nhân tai!


1. Tuần trước, bà phó Doan phát ngôn trước chóp bu của nghị trường rằng: Người ta “ăn của dân không chừa thứ gì”. Tất nhiên, câu nói đó không có gì mới và lạ với cần lao xứ An-nam.
Hình như để minh chứng cho câu nói của bà Phó, báo chí lập tức phanh phui ra vụ Trung tâm da liễu Hà Đông (Hà Nội) ăn bớt thuốc của bệnh nhân phong. Cũng Trung tâm này, năm ngoái, đã bị phát hiện cho bệnh nhân phong ăn gạo sống, thịt sống.
Bệnh nhân phong vẫn là đối tượng bị xa lánh trong xã hội. Có thể vì sợ bị lây, cũng có thể vì những di chứng của bệnh tật khiến họ không như người bình thường.
Có lẽ, phần lớn người bệnh này không đủ bản lĩnh để kết thúc cuộc đời của họ khi phải sống chung với căn bệnh quái ác và sự kỳ thị. Và có lẽ, chẳng ai mong muốn mình bị bệnh và phải sống cách ly với xã hội bằng tiền trợ cấp. Thế nên, hơn ai hết cần có những tấm lòng nhân ái chăm sóc, chia sẻ với họ. Những bệnh viện, trung tâm nuôi và chữa bệnh cho người phong ra đời cũng không ngoài mục đích nhân đạo đó.

Friday, September 20, 2013

Chủ nghĩa duy chức


Hôm nọ đọc blog của An Hoàng Trung tướng, chủ nhân blog này đưa ra một khái niệm là “chủ nghĩa duy chức”. Theo blogger này giải thích: “Chủ nghĩa duy chức là một thứ chủ nghĩa tôn thờ chức vị. Nó cũng tương tự như duy mỹ là chủ nghĩa tôn thờ cái đẹp, hoặc duy tâm là chủ nghĩa tôn thờ tâm linh… Chức vị ám ảnh vào cuộc đời con người tới độ trong lá tử vi của mỗi cá nhân có hẳn cung Quan Lộc”.
Hôm nay cuối tuần, tếu táo một câu chuyện mà có thể làm ví dụ cho khái niệm “chủ nghĩa duy chức” của blogger này.

Tuesday, September 17, 2013

NÓI VỚI CON


(For my daughters: Chíp & Kitty)

       Hai con sinh giữa mùa đông
Sắt se trời lạnh, cay nồng mắt cha
       Phận con đâu chọn mẹ cha
Nửa là số mệnh, nửa là tiền duyên
       Đời cha nặng gánh truân chuyên
Xót lòng đêm, nhớ tóc mềm của con

Sunday, September 15, 2013

Lý thuyết siêu thực


       Chúng ta sẽ như thế nào nếu sống trong một thế giới không tín ngưỡng, không tôn giáo?
       Sự khác biệt trong xã hội loài người để đạt tới sự văn minh và thống trị sinh giới có sự đóng góp lớn lao của tôn giáo. Và con người tin rằng, có một lực lượng siêu nhiên luôn áp đặt lên cuộc sống của họ.
       Từ trước đến nay, các lý thuyết cơ bản đều được xây dựng trên nền tảng của các tư tưởng triết học. Và sự tiếp cận có tính logic rất cao về lịch sử đã chứng minh tính hợp lý của các lý thuyết, chẳng hạn thuyết tiến hóa của Darwin,…
       Tuy nhiên, các nghiên cứu theo hình thức lượng tử ngày càng phát triển đã chứng minh những điểm bất hợp lý trong các lý thuyết này. Thuyết tương đối của Einstein đã một thời áp đặt phương pháp luận tiếp cận khoa học siêu hình và các bất đẳng thức của Bell như một hệ quả tất yếu đã được chứng minh từ đó.

Saturday, September 14, 2013

Café sáng thứ 7 (#15): Thượng bất chính, hạ tắc loạn!


1. Cuối cùng, án kỷ luật cho các sếp nhận lương khủng của các doanh nghiệp công ích Tp.HCM cũng được tuyên, kẻ mất chức quyền, người bị thôi việc. Đòn mạnh tay này của Tp.HCM ít nhiều cũng xoa dịu dư luận và cảnh báo các quan chức khác.
Tuy nhiên, cũng chỉ là muối bỏ bể. Vì những đồng chí chưa bị lộ hãy còn nhiều lắm. Vài con sâu này chắc chỉ là số rất nhỏ trong một “bầy sâu” mà ông Chủ tịch nước đã nêu ra.
Mặt khác, ăn cũng đã ăn đủ, mấy án kỷ luật kia âu cũng là một chút hoen ố trong con đường quan lộ của các tham quan đó. Nhưng nó lại là cái bảo bối để các tham quan hạ cánh an toàn. Ở xứ An-nam này, danh dự là cái gì đó rất tầm phào kiểu trà đá vỉa hè. Có tiền rồi sẽ có tất. Biết đâu đấy, một thời gian ngắn nữa, các tham quan này lại là mạnh thường quân của các chương trình từ thiện kiểu cơm 2k, hay tài trợ cho mấy chân dài mặc bikini lên vô tuyến,… và thế là, danh lại nổi lều phều.
Kỷ luật kiểu này, trẻ nít cũng chả sợ nói gì quan tham. Ở xứ An-nam này, muốn giáo hóa được quan tham lẫn cần lao, biện pháp duy nhất là cho xơi kẹo đồng.
Và, chẳng quan nào thích người khác kê súng vào đầu mình cả!!!


Thursday, September 12, 2013

Chín sai phạm vụ chôn hóa chất độc cần làm rõ


Tuần Việt Nam: Nếu những vấn đề sai phạm về môi trường nêu trên là đúng, thì công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái sẽ bị xử phạt rất nặng theo quy định tại Nghị định 117/2009/NĐ-CP.

Vụ việc công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái chôn thuốc trừ sâu đã được khẳng định là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT). Tại văn bản số 117/TB-UB ngày 01/9/2013 thông báo kết luận của ông Nguyễn Đức Quyền - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định: “Công ty đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, chôn cất chất thải không đúng nơi quy định; vi phạm quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường”.
Thông báo cũng nêu rõ việc giao cho công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành điều tra, kết luận rõ vi phạm và có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định. Đồng thời, Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định tạm dừng hoạt động của công ty này trong vòng 30 ngày để phục vụ công tác điều tra.
Để độc giả nắm rõ hơn về vụ việc, bài viết sẽ nêu lên những vấn đề cần được các cơ quan chức năng làm rõ trong quá trình điều tra.

Wednesday, September 11, 2013

Chôn hóa chất độc: Bao che hay buông lỏng quản lý?


Tuần Việt Nam: Nếu cho rằng công ty này cố tình vi phạm, câu hỏi đặt ra là tại sao một công ty có nguồn chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng lại không bị các cơ quan quản lý môi trường phát hiện và xử lý?

Vụ việc công ty Công ty CP Nicotex Thanh Thái (Nicotex Thanh Thái) đóng trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa chôn “Hàng tấn thuốc trừ sâu vào lòng đất” (Báo Lao động, ngày 30/8/2013) khiến dư luận không khỏi bức xúc với hành vi gây ô nhiễm môi trường của công ty này.
Cũng theo loạt bài cùng chủ đề của Báo Lao động, người dân đã tố cáo hành vi trên với chính quyền các cấp và tự phát tìm bằng chứng chứng minh. Đỉnh điểm của sự việc là người dân vượt tường vào nhà máy tìm bằng chứng, hay chặn xe tải nghi chở thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đi nơi khác phi tang.
Đây là vụ việc liên quan đến sức khỏe con người và chất lượng môi trường sống. Nếu những điều người dân tố cáo là đúng, thì Nicotex Thanh Thái đã vi phạm nghiêm trọng luật Bảo vệ môi trường (BVMT), gây ra những hệ lụy không phải trước mắt mà có tính lâu dài và nguy hiểm.
Bài viết này nêu lên những ảnh hưởng của thuốc BVTV với con người và môi trường. Đồng thời chỉ ra những vi phạm của công ty này trên cơ sở thông tin được công khai trên báo chí.

Saturday, September 7, 2013

Nói tiếp về ý tưởng cơm 2.000 đồng


BBC Việt ngữ: Bài viết “Một góc nhìn về cơm 2000 đồng” của tác giả Nguyễn Quảng đăng trên BBC ngày 5/9/2013 đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau của dư luận.
Những ý kiến đồng tình cho rằng, bài viết đã phân tích ra những hệ lụy xã hội như ảnh hưởng đến những người bán “cơm bình dân”, tạo điều kiện cho những kẻ “chăn thầu ăn mày” càng giàu thêm, làm tăng tỷ lệ di dân cơ học từ nông thôn vào thành thị, cổ vũ tính ỷ lại của dân nghèo,…
Ngược lại, những ý kiến phản đối lại cho rằng, bài viết có một góc nhìn hạn hẹp, chà đạp lên giá trị “từ thiện” của những người tổ chức cơm 2.000 đồng, quay lưng lại với những giá trị truyền thống “thương người như thể thương thân” của người Việt.
Để rộng đường dư luận, bài viết này sẽ phân tích vấn đề trên ở một góc nhìn khác.

Tuesday, September 3, 2013

Chúng nó tự nhét thuốc độc vào mồm nhau!


Một ngày mưa bão, mấy ông trong xóm rủ nhau ra quán đánh chén thịt chó. Rượu vào lời ra, hết chuyện tây, chuyện ta, chuyện nga, chuyện mỹ, chuyện gái gú, cờ bạc, rượu chè,… quay đến chuyện làm ăn.
Ông trồng rau mở đầu:
- Hôm qua tôi vừa trúng vụ rau, dự báo thời tiết nói mưa dài ngày, dân tình đổ xô đi mua rau. Mớ rau muống ngày thường bán 3 nghìn, hôm qua bán 5 nghìn. Sáng vừa phun thuốc sâu, trưa thấy báo mưa liền hái hết đi bán. Rau nhà tôi ăn thì trồng luống riêng, không phun thuốc sâu, an toàn tuyệt đối, hehe…
Ông nuôi gà thủng thẳng:

Monday, September 2, 2013

An-nam chính sử bút tre: Kỷ Hồng Bàng thị (#4) - Hùng Vương triều đại tổng kết


       Sử ta biên kỷ Hồng Bàng
Khởi nguồn Lộc Tục - họ hàng Thần Nông
       (Nói ra thì bảo chửi ngông
Phải chăng Tàu khựa là ông chúng mày?!)
       Kỷ này chiếm rất là dài
Hơn hai nghìn sáu năm tài ba chưa (2622 năm)
       Chuyện thật thì chẳng thấy đưa
Toàn chuyện ma quỷ, hô mưa, nhờ thần

An-nam chính sử bút tre: Kỷ Hồng Bàng thị (#3) - Phù Đổng Thiên Vương


       Vào đời thứ 6 Hùng Vương
Tại hương Phù Đổng trời không thương người
       Có nhà của cải chẳng vơi
Sinh trai nối dõi vui cười xiết bao
       Thế nhưng thằng bé làm sao
Lên ba mà chẳng biết gào biết la
       Cầu trời khấn phật gần xa
Vẫn không chuyển biến, thật là buồn đau
       (Lại còn có tích như sau
Vợ chồng ông lão mong cầu đứa con
       Già rồi sao vẫn còn ham
Lại còn nghèo khổ, có làm được không?
       Một hôm ở bãi trồng bông
Giẫm nhầm một lốt chân trông khổng lồ
       Mang thai tận mấy mùa ngô
Đẻ được thằng bé trán đô mắt tròn
       Nhìn chung thì rất là ngoan
Mỗi tội chẳng biết giận hờn kêu la)
       Nói chung sử của nước ta
Toàn kể những chuyện quỷ ma hãi hùng.

Sunday, September 1, 2013

An-nam chính sử bút tre: Kỷ Hồng Bàng thị (#2) - Sơn Tinh Thủy Tinh


       Thời nhà Hùng sắp lụi tàn
Có vua đẻ nhõn một nàng Mỵ Nương
       (Thế mà có đứa bảo rằng
Vua nào cũng đẻ nhiều thằng lẫn con
       Đứa thì phải chạy lên non
Đứa chui xuống biển mỏi mòn kiếm ăn)
       Nói chung sử xứ An-nam
Phải trừ mấy chục phần trăm hoang đường

Saturday, August 31, 2013

Café sáng thứ 7 (#14): Liêm sỉ quan và văn hóa dân


1. Tuần qua, một loại sự việc cả mới lẫn cũ được báo chí nói lại liên quan đến việc những người “chống tiêu cực” bị những kẻ “tiêu cực” trù dập.
Chỉ 4 ngày sau khi những người tố cáo tiêu cực vụ nhân bản xét nghiệm máu ở bệnh viện đa khoa Hoài Đức, thì một người đã tham gia tố cáo và thu thập chứng cớ để tố cáo việc làm sai trái và thiếu y đức trên bị… khởi tố. Mặc dù chị ta đã rút tên khỏi đơn tố cáo vì “áp lực gia đình”, tuy nhiên những việc làm dẫn đến phanh phui vụ tiêu cực trên có công không nhỏ của chị.
Mặc dù có sự chỉ đạo của người đứng đầu Thành ủy Hà Nội, cũng như những lời hứa trước giới báo chí về việc sẽ “bảo vệ” những người tố cáo tiêu cực của lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội. Nhưng có lẽ “lời hứa” với “việc làm” của quan chức xứ An-nam ít khi đồng hành cùng nhau.
Cũng liên quan đến lĩnh vực y tế, một dược sĩ của Phòng giám định y khoa thuộc Sở Y tế Bình Phước đã dũng cảm tố cáo tiêu cực của lãnh đạo. Việc làm của chị đã được VTV vinh danh như tấm gương điển hình chống tiêu cực (tháng 4/2013). Ấy thế nhưng chưa kịp nhấp nháp sự vinh danh đó, chị đã bị những người “tiêu cực” 3 lần… đuổi việc. Sau 2 lần sa thải không thành, lần thứ 3 (ngày 28/9) người “chống tiêu cực” đã “bị sa thải”… thành công.

Wednesday, August 28, 2013

Tàu bay ký sự (#2): Sợ mất chỗ


Bay SG-HN của hãng Jest delay. Đúng tiêu chí máy bay giá rẻ, nên hành khách có vẻ cũng rẻ!!!
Hãng thông báo: “Để thuận tiện cho việc lên máy bay. Những hành khách có ghế ngồi từ 1 đến 16 vui lòng đi cửa trước, những hành khách còn lại vui lòng đi cửa sau,…”.
Xe buýt dừng lại, khách hàng chen nhau chạy lên cầu thang đi vào máy bay, ồn ào, nhộn nhịp.
Cũng đúng theo tiêu chí giá rẻ. Lối đi giữa máy bay chật chội, khoảng cách giữa hai hàng ghế chật chội, và khoang để hành lý cũng… rất chật chội.
Khách hàng, kẻ ôm vali, người xách túi đồ, chen chúc, lộn xộn. Tiếng cãi cọ vì tranh nhau ô để hành lý, chen nhau lối đi rất hoạt kê và náo nhiệt. Tiếp viên phải luôn miệng nhắc nhở: “Đề nghị anh/chị vào chỗ ngồi, nhường lối đi cho người khác”.

Saturday, August 24, 2013

Café sáng thứ 7 (#13): “Lệ” quan và “nhân cách còm” Bộ trưởng


1. Sau khi báo chí “nhảy ngược” lên về Công văn số 1042/C67-P3 ngày 26/4/2013 của Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67) cấm hành vi "quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ".
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã tuýt còi và chỉ ra những dấu hiệu trái luật trong văn bản trên. Nhiều quan chức của cơ quan lập pháp cũng cho rằng C67 tự đặt ra “lệ” riêng của mình ngoài “luật”.
Có lẽ, nuốt không trôi miếng bánh này nên C67 đành phải nhả ra, cụ thể là C67 đã phải ra công văn số 2315/C67-P6 ban hành ngày 23/8 “hủy bỏ nội dung tại điểm 2 của công văn 1042”.
Lại một lần nữa, các văn bản dưới Luật được ban hành rồi lại sửa đổi, hủy bỏ chả khác hành vi của trẻ em lớp mẫu giáo. Người viết đã từng nói về vấn đề này là “Chính sách quan, trôn trẻ”, và câu này có lẽ không bao giờ lạc hậu trong xứ An-nam mông muội về luật pháp này.

Thursday, August 22, 2013

GIÁ ĐỪNG CÓ THÁNG MƯA NGÂU


       Ngày xưa bà chúa thơ Nôm
Cảm thương vợ lẽ phòng không ngóng chồng
       Mười hai bến nước trên sông
Ai mà chẳng muốn bến trong về mình
       Lá khô rụng xuống sân đình
Tình nhàu không bán, lặng thinh đem về

Wednesday, August 21, 2013

CHỢ ĐỜI RAO BÁN TÌNH NHÀU


       Nghe ai tự khúc một mình
Chợ đời rao bán chút tình nhàu xưa
       Những mong có kẻ hỏi mua
Nào ngờ chợ xế vẫn chưa gặp người
       Đa đoan là bởi ông giời
Giữ gìn chi, để đánh rơi tuổi hồng

Monday, August 19, 2013

Tàu bay ký sự (#1): Ăn cắp vặt


Bay HN-SG của hãng VNA. Tàu bay lớn, tiếp viên chu đáo, không như mấy hãng giá rẻ. Có lẽ thế nên những người bay VNA phần lớn đều chỉn chu và có điều kiện.
Ngồi cạnh 2 vợ chồng trung niên. Chồng tầm 4x đời đầu, vợ khoảng 3x đời cuối. Cả hai ăn nói nhỏ nhẹ, chắc là dân công/viên chức và có vẻ khá giả.
Anh chồng nói với vợ: - Gửi ôtô mất 80 nghìn một ngày em à. Đi 5 ngày mất 4 trăm, đắt hơn tiền đi taxi.
Cô vợ đáp: - Đắt hơn tý, nhưng mình đi xe mình cho tiện.


Saturday, August 17, 2013

Café sáng thứ 7 (#12): Những món quà không trọn vẹn

1. Có lẽ cái “hạn” của ngành Y và chị Tiến ruồi vẫn chưa chịu dừng khi tuần này lại liên tiếp hàng loạt vấn đề liên quan đến chuyên môn và y đức. Đặc biệt có những chẩn đoán bệnh đến mức những người thiểu năng trí tuệ đọc cũng phải… bật cười.
Bật cười vì bác sĩ bệnh viện Nhi trung ương chẩn đoán một cháu gái 7 tháng tuổi bị… “phù nề bao quy đầu”; Còn bác sĩ bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi chẩn đoán một cụ ông 73 tuổi có… “thai 16 tuần”!!!
Lại người nhà bệnh nhân vây đánh bác sĩ bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh vì “sốc thuốc” khi tiêm kháng sinh cho bệnh nhân dẫn đến tử vọng; Bệnh viện đa khoa Phú Xuyên (Hà Nội) làm gãy tay trẻ sơ sinh khi đỡ đẻ; Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cho bệnh nhân uống bột bù muối đã hết hạn sử dụng; Một số bác sĩ ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM “ăn” phim X-quang của bệnh nhân lên tới hơn 240 triệu đồng/tháng từ năm 2007 đến nay; Người tố cáo vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm máu ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) bị tố cáo ngược là… cũng nhân bản kết quả xét nghiệm; Bắt tạm giam giám đốc Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang để điều tra hành vi tham ô;…

Saturday, August 10, 2013

Café sáng thứ 7 (#11): Lỗi hệ thống

1. Tuần này, các sự kiện “hót” vẫn dành cho ngành Y với một loạt vấn đề liên quan đến sự yếu kém về chuyên môn và tha hóa về y đức của những người vẫn được xem như “từ mẫu”.
Cả hai mẹ con sản phụ tử vong tại bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ, theo những người nhà của sản phụ xấu số, nguyên nhân dẫn đến từ vong là do không được mổ vì không đủ tiền đóng… 4 triệu đồng viện phí; Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước lại có thêm một cái chết bất thường của một cháu bé 5 ngày tuổi; Tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam, một cháu bé sinh thiếu tháng còn sống nhưng được bệnh viện trả về để… lo hậu sự; Tại bệnh viện Nguyễn Trãi (T.p HCM), một bệnh nhân mổ xoang như lại tử vong vì… u não; Và nóng nhất, chính là vụ nhân bản kết quả xét nghiệm máu tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội).
Có lẽ, 68 năm kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đến nay, chưa bao giờ ngành y tế lại có những vụ việc “kinh hoàng” và tính mạng bệnh nhân lại rẻ rúng đến như thế, mà nguyên nhân lại từ việc yếu kém chuyên môn và sự “sa đọa” y đức của của đội ngũ “thầy thuốc”.

Thursday, August 8, 2013

Những đứa con của Cơ Chế (#2): Những đứa con ăn cắp vặt


Ăn cắp vặt là một bản tính của gia đình Cơ Chế.
Vẫn biết, trong xã hội, đâu đó cũng có vài đối tượng ăn cắp vặt. Nhưng đối với Cơ Chế, ăn cắp vặt là một đặc thù bắt đầu từ đời Chế.
Cổ nhân có câu: “Đói ăn vụng, túng làm càn”. Câu này tất nhiên đúng mọi nghĩa đối với gia đình Cơ Chế. Giá mà có tý chất anh hùng hảo hán, túng thiếu đi cướp của người giàu cho hoành. Đằng này, bản chất hèn nhát bạc nhược, ngoài ăn cắp vặt chắc chả còn cách nào hơn.
Như đã nói ở trên, thói ăn cắp vặt bắt đầu từ Chế.
Gia đình đã túng thiếu lại đông con, cứ sòn sòn hai năm ba lứa. Chỉ lo một đàn tàu há mồm đã đủ chết rồi chứ chưa nói gì đến việc phải chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ. Nhưng Chế vẫn tin tưởng vào cái mô hình mà bản thân Chế cũng không hiểu nó là cái gì.

Đói quá, Chế cầu cứu Môi Thâm và Mũi Lõ. Vừa vay, vừa xin, vừa nhờ dạy bảo cách kiếm gạo. Mũi Lõ có điều kiện, lại phóng khoáng, thi thoảng cho Chế ít gạo hẩm, ít quần áo cũ, thừa. Đổi lại, việc lớn việc bé Mũi Lõ đều gọi vợ chồng Cơ Chế làm giúp. Từ việc vận động bỏ phiếu để Mũi Lõ làm trưởng thôn, đến việc vác gậy đánh nhau với mấy thằng phe bên kia định hành hung Mũi Lõ.
Mặc dù nhận của Mũi Lõ chả bao nhiêu, lại sứt đầu mẻ trán mấy trận đánh nhau. Nhưng trong mắt Chế, Mũi Lõ là ân nhân, mặc định nghe lời. Cơ có cằn nhằn điều gì, Chế dùng quyền phủ quyết trong gia đình gạt bỏ ngay.
Môi Thâm nhà bên cạnh, nên giúp đỡ Cơ Chế theo kiểu khác. Cơm thừa canh cặn, Môi Thâm đều mang sang cho bọn trẻ. Thi thoảng còn cho nhà Chế mượn cái cày, con trâu để làm ruộng. Tuy nhiên, giúp Chế một, Môi Thâm bắt Chế trả lại gấp đôi. Ngày mùa, cả nhà Chế đi gặt, đánh kẹp, phơi rơm cho Môi Thâm, ngày nhà Môi Thâm có việc, cả vợ chồng Chế sang phục vụ như người ở. Nhà Chế có cái ao, Môi Thâm bảo Chế không có vốn, nên cho Môi Thâm mua cá thả, cuối năm đánh lên chia nhau ăn Tết. Chế đồng ý, thế là Môi Thâm rào kín quanh ao, lấy lý do là tránh bọn trộm cá. Ao nhà Chế thành ao nhà Môi Thâm.
Cho dù thế nào, Chế vẫn tôn thờ Môi Thâm và Mũi Lõ lắm lắm. Chế như một tay sai đắc lực thực thi những điều Môi Thâm và Mũi Lõ sai trong làng.
Nhờ việc nhiệt tình hô hào vận động Mũi Lõ làm thôn trưởng, lại bị mấy trận đánh nhau sứt đầu mẻ trán với phe đối lập. Khi nhậm chức, Mũi Lõ bổ nhiệm Chế vào chân giúp việc văn phòng thôn, thực hiện các công việc điếu đóm, chè thuốc, chạy giấy tờ, công văn, vác loa thông báo các thông tin trưởng thôn công bố. Tất nhiên, Mũi Lõ kéo Môi Thâm vào làm phó thôn cho có đồng minh, bộ ba này lại càng thân thiết.
Cụ già mẹ Chế nói, tưởng gì, chẳng qua cũng chỉ là thằng mõ làng. Chế cãi, mõ là mõ thế nào, tôi người nhà nước, ăn thóc hàng vụ đàng hoàng nhé.

Bệnh ăn cắp vặt có từ khi Chế làm việc ở thôn.
Bắt đầu là các đồ lặt vặt ở văn phòng thôn, tỷ dụ như Mũi Lõ sai Chế đi mua chè, Chế mua về, cho vào hộp đàng hoàng. Buổi chiều, khi mọi người về hết, Chế bốc trộm một nắm gói giấy mang về. Nhưng sợ Môi Thâm cạnh nhà biết, nên tối khuya mới dám pha uống, vợ con Chế bảo sao lại không pha đàng hoàng mà uống, Chế bảo lấy cắp của thôn, pha đàng hoàng để bị đuổi việc à.
Từ đó, việc ăn cắp vặt của Chế diễn ra hàng ngày, vợ con Chế biết và coi đó là một chuyện hiển nhiên. Từ ấm chè, nắm thuốc lào, mấy bơ gạo, chút thức ăn thừa trong các bữa nhậu của trưởng phó thôn đến biển thủ mấy cân thóc, dăm bắp ngô ở kho của thôn. Mũi Lõ và Môi Thâm biết, nhưng mặc kệ. Mũi Lõ nói thằng này lấy thì cứ lấy, việc gì phải thậm thậm thụt thụt thế, bọn tao trộm nhiều trộm lớn chứ mày bỏ bèn gì. Môi Thâm nói kệ nó, cứ cho nó ăn cắp quen tay, lúc nào cần nó làm việc xấu ta sẽ lấy việc này để ép nó.
Phát huy thói xấu của Chế, cả nhà Chế cho rằng đây là một việc khôn ngoan. Mọi người cứ hở ra cái gì là nhà Cơ Chế ăn cắp, toàn ăn cắp đồ vặt.
Cơ đi làm cùng nhóm phụ nữ trong thôn theo cái mô hình hợp tác xã tập trung. Phát huy sự khôn ngoan của chồng, cứ làm được một tý, Cơ lại dừng tay lên bờ nghỉ. Mọi người có ý kiến thì Cơ nói có làm nhiều công điểm cũng thế, tội đâu mấy ông lãnh đạo lo, cần gì phải làm nhiều. Rất nhiều người cho là Cơ khôn. Và, người người nhà nhà trong thôn học theo Cơ Chế món trốn việc ăn cắp thời gian của tập thể.
Con cái Cơ Chế, từ hồi nhỏ đã phát huy tính ăn cắp vặt. Đi mót lúa, mót khoai, mắt trước mắt sau ăn cắp một nắm lúa hay mấy củ khoai cho vào bị. Sang nhà hàng xóm thấy ổ gà đang ấp, mắt trước mắt sau nhón 2 quả nhét túi đi về. Đến mức một hôm con kêu hết mực, Chế bảo mày ngu thế, không biết lúc ra chơi lấy mấy lọ mực của chúng bạn rót một ít vào lọ của mày à, nhưng nhớ rót ít ít thôi, kẻo chúng nó mách cô giáo.
Lớn lên một chút, đi làm, chỗ nào hở ra để ăn cắp vặt được là ăn cắp triệt để.

Một con của Cơ Chế sáng dạ, được học nhiều, ra làm nghiên cứu. Lương nhà nước ba cọc ba đồng, bản chất hèn không dám bỏ nhà nước ra làm ngoài. Đến cơ quan toàn làm việc riêng, lãnh đạo giao việc gì thì làm việc nấy, đôi khi còn làm sai làm chậm. Sáng muộn mới đến, chiều sớm đã về. Quan điểm là lương nhà nước thấp, chả lấy được gì thì đành ăn cắp thời gian vậy.
Một đứa con khác của cơ chế làm hành chính. Lương cũng ba cọc ba đồng. Vì thế đứa con này tận dụng triệt để những gì có thể cải thiện cho gia đình mình. Từ việc mang quần áo đến giặt ở cơ quan đến tiết kiệm nước và xà phòng ở nhà, từ mang thuốc bắc đến cắm điện cơ quan để sắc, đến việc dấm dúi trộm mấy tờ giấy in mang về cho con đóng tập.
Một đứa con khác của Cơ Chế làm ở mảng kinh tài thì suốt ngày vẽ ra hóa đơn, chứng từ để rút tiền công. Chẳng hạn lãnh đạo sai đi mua văn phòng phẩm, đáng lý chỉ có 20 đồng, nhưng lại nói người bán ghi lên 22 đồng để lấy 2 đồng đúi túi.
Một đứa con khác của Cơ Chế làm công nhân, làm nhiều mà lương thấp, mỗi lần tan ca, cố giấu một cái gì đó mang về. Khi thì khúc sắt, khi thì miếng da, khi thì hộp sơn dở.
Cơ Chế còn nhiều đứa con lắm, ăn cắp nhiều loại lắm.
Đi làm thì ăn cắp thời gian, tài sản của cơ quan. Ra đường thì ăn cắp của công, của tư. Ở nhà thì ăn cắp đồ lẫn nhau.
Việc ăn cắp vặt đã trở thành một đặc tính cố hữu của những đứa con nhà Cơ Chế.

© 2011 Baron Trịnh
Hình ảnh sưu tầm trên internet, chỉ có tính chất minh họa.

Bài cùng chủ đề:
- Những đứa con của Cơ Chế (#1): Cuộc hôn nhân không mong muốn
- Những đứa con của Cơ Chế (#3): Những đứa con thất đức

Tuesday, August 6, 2013

Những đứa con của Cơ Chế (#1): Cuộc hôn nhân không mong muốn


Đời có lúc thăng lúc trầm, xã hội có lúc thịnh lúc suy. Nhẽ tự nhiên là thế.
Ở một làng nọ, có nàng Cơ.
Trong xã hội một cổ hai tròng áp bức, gia đình Cơ thuộc nhóm bần cùng nhất của xã hội, quanh năm đi ở đợ, cày thuê, cuốn mướn trong làng.
Cuộc sống bần hàn từ bé, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Chính vì thế, cả đời Cơ không đi quá lũy tre làng, mắt nhìn xa nhất là bóng cò ở cuối cánh đồng lúc chiều chạng vạng.
Mặc dù đói khổ như vậy, nhưng đến tuổi dậy thì, Cơ cũng trổ giò thành thiếu nữ. Tuy ngăm ngăm da trâu, nhưng cũng ngực căng mông mẩy đầy đủ cả.
Vận đời vật đổi sao dời, gia đình Cơ từ kiếp nô lệ thành người tự do, cảnh đi ở đợ, làm mướn cũng đến ngày hết. Gia đình Cơ có cuộc sống mới, có nhà, có ruộng.

Saturday, August 3, 2013

Café sáng thứ 7 (#10): Giấc mơ tháng Tám!

1. Tuần trước tháp tùng nhị vị tiểu thư đi chơi, không máy tính, không anh-tẹc-nét, không cờ-lốc, không phây-búc. Vài bạn nhắn inbox hỏi sao cuối tuần không biên gì, thấy vui vui.
Tuần qua có quá nhiều sự kiện, cũng định biên bài, nhưng thấy báo chí và dân tình mạng nói nhiều quá rồi, cũng vì thế nên không biên.
Lướt mạng, thấy một số báo biên bài theo phong cách “Café sáng thứ 7” của Br, nghĩa là trong một bài báo có nêu nhiều vấn đề khác nhau, mỗi vấn đề đánh theo thứ tự 1,2,3… sau đó bình luận về nội dung đề cập. Chẳng phải ảo tưởng hay tinh tướng, nhưng rõ ràng đây là phong cách biên riêng của Br, nên tự huyễn hoặc là lâu nay chơi blog hay facebook cũng không đến nỗi vô ích.

Saturday, July 20, 2013

Café sáng thứ 7 (#9): Nhà dột từ nóc

1. Những cơn cười của dân tình vẫn chưa dứt sau khi bộ Học ban hành Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT với 3 đối tượng được ưu tiên cộng 2 điểm khi tham gia thi đại học là: “Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;…”.
Như café sáng thứ 7 tuần trước đã nói, nội dung thông tư này ban hành không sai, nhưng nó thực sự… không thực tiễn, và văn bản này rất “hài hước và ngớ ngẫn”. Và bám vào cái “không sai” này, cả đơn vị tham mưu xây dựng chính sách lẫn người ký ban hành đều gân cổ lên để bảo vệ sự hợp lý của nội dung trên trong thông tư.
Đùng một cái, tuần này bộ Học lại ra tiếp Thông tư số 28/2013/TT-BGDĐT. Điều 1 của thông tư này là bãi bỏ đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT, cụ thể bao gồm: “1. Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 2. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; 3. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”.

Saturday, July 13, 2013

Café sáng thứ 7 (#8): Chính sách và trách nhiệm

1. Cái chết thương tâm của em Đinh Thị Phương Thảo, sinh viên vừa tốt nghiệp trường Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), bị nước cuốn trôi khi đi qua một đoạn đường nội bộ dẫn vào ký túc xá trong cơn mưa to đã khiến gia đình, bạn bè và cộng đồng đau xót.
Đoạn đường xảy ra vụ việc đi ngang qua cống thoát nước dài hơn 10m, rộng 3m, bị sạt lở một góc khá lớn bên phải. Hai bên đường cống chỉ có cọc tiêu, không có lan can bảo vệ, bên dưới là dòng kênh sâu, và là lối đi nội bộ của sinh viên ra vào ký túc xá của trường.
Theo người dân ở đây, mỗi khi mưa lớn, khu vực này không thoát nước kịp nên sẽ bị ngập sâu. Và những người dân địa phương đầu trần chân đất này vẫn thường ra đứng hai đầu cống để hỗ trợ người đi đường mỗi khi trời mưa to. Đã có hàng chục người đã bị nước cuốn trôi, nhưng nhờ những người dân địa phương cứu giúp, họ đều may mắn thoát chết.
Giải thích lý do dù biết đoạn đường này nguy hiểm như vậy, luôn có hàng nghìn sinh viên và người dân đi lại, nhưng không được cải tạo, sửa chữa, lắp biển báo đề phòng. Ông Huỳnh Ngọc Sang, Giám đốc Trung tâm quản lý Đô thị (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết do còn vướng giải tỏa mặt bằng dự án cải tạo rạch Suối Nhum, nên đường và cống chỉ làm tạm. Và qua sự việc đáng tiếc này, ĐH Quốc gia TP.HCM đã kiến nghị thực hiện ngay việc xây dựng cầu, đường để bảo đảm an toàn cho việc đi lại.

Tuesday, July 9, 2013

Nói không với bằng tại chức có hợp lý?


Tuần Việt Nam: Từ những vấn đề về chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, quy mô đào tạo và những tiêu cực như đã nêu trên, liệu có thể tin tưởng vào chất lượng của những tấm bằng tại chức?

Ngày 27/6, Tuần Việt Nam có bài viết: "Từ chối bằng tại chức là đúng?". Bài viết đã chỉ ra chất lượng của tấm bằng tại chức, thực trạng chất lượng cán bộ công chức, và đề xuất quan điểm ủng hộ tỉnh Nam Định và một số tỉnh thành khác "nói không với bằng tại chức".
Bài viết đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi. Có những ý kiến đồng tình với quan điểm của bài viết. Có những ý kiến chưa đồng tình với tất cả hay một phần quan điểm của bài. Có thể thấy, đây là một vấn đề đang được xã hội nói chung và độc giả của Tuần Việt Nam nói riêng quan tâm sâu sắc.


Sự "biến tướng" và chất lượng của tấm bằng
Có thể nói, trước đây công tác đào tạo tại chức (ĐTTC) diễn ra nghiêm túc, chất lượng tấm bằng tại chức đáp ứng được yêu cầu lao động chất lượng cao của xã hội. Tuy nhiên, khi cơ chế đào tạo ngày càng nới rộng về đối tượng và phương thức, cũng như các cơ sở ĐT được trao quyền chủ động trong tuyển sinh và ĐT thì hình thức này dần dần bị "biến tướng".
- Về chương trình ĐT: Với tư duy tiếp cận là đầu vào của hệ tại chức thấp hơn hệ chính quy, vì thế nhiều trường ĐH đã rút gọn chương trình ĐT. Lượng kiến thức trong môn học được giản lược bớt để phù hợp với thời gian giảng dạy.
Thông thường, các cơ sở ĐTTC thường rút ngắn 1/3 thời lượng dạy và học, vì thế khối lượng kiến thức cũng phải rút ngắn theo. Ví dụ một môn học có khối lượng là bốn đơn vị học trình (hệ niên chế), tương đương với 60 tiết giảng. Sinh viên hệ chính quy sẽ được học đầy đủ 60 tiết, tuy nhiên sinh viên hệ tại chức "được" rút ngắn xuống còn từ 38÷42 tiết (tùy môn học).

Monday, July 8, 2013

Ngắn... ngắn #3

Mình nhìn thấy một thằng đang móc túi ở bến xe buýt, định mở mồm cảnh báo thì nhìn thấy trong tay nó có ống kim tiêm. Mình đánh mắt đi chỗ khác và thằng đó cũng bỏ đi. Người bên cạnh mới hỏi tại sao không kêu lên cho mọi người biết để bắt nó, lại để cho nó bỏ đi như thế.
Mình nói: - Đầu tiên là thức tỉnh nó, thứ hai là cảnh báo nguy cơ, thứ ba là răn đe, thứ tư mới là ngăn chặn. Khi tôi nhìn thấy nó, với tinh thần tự giác, nó đã bỏ đi. Như vậy là thức tỉnh được nó. Tôi học tập theo tinh thần nhân văn của Bác Hồ.
Người đó nói: - Nhân văn cái CCC í, nó lại móc túi ở chỗ kia kìa!

© 2013 Baron Trịnh

Saturday, July 6, 2013

Café sáng thứ 7 (#7): Có hay không những bi kịch?

1. Vẫn như mọi năm, cứ đến đầu tháng 7 là mùa thi đại học. Các gia đình có con em dự thi sẽ nằm trong 3 tâm trạng: vui mừng, nháo nhác hay lo lắng.
Phần lớn các thi sinh đi thi có một người lớn đi kèm. Các chi phí bắt buộc như tiền tàu xe, tiền trọ, tiền ăn, lệ phí,… Với 1 thí sinh cách địa điểm thi 200 km, cả đi về tối thiểu là 5 ngày sẽ chi phí trung bình cho 2 người khoảng 3 triệu. Hàng nghìn tỷ đồng được chi ra để tổ chức kỳ thi.
Mỗi năm, trung bình có gần 1 triệu thí sinh đăng ký thi đại học, khoảng một nửa đậu đại học. Nghĩa là cứ 2 thí sinh đi thi lấy 1 người.
Số còn lại, ngoài những người không buồn đi học, còn bất cứ ai học trung cấp hay cao đẳng đều có thể liên thông lên đại học. Nghĩa là xứ Việt dần tiến tới phổ cập đại học toàn dân.
Thi đại học đã hoàn thành vai trò lịch sử là tuyển chọn những người giỏi vào học đại học, để đào tạo ra những lao động chất xám thực thụ. Khi đó, hàng chục thí sinh đi thi mới có một người đỗ đại học. Và kỳ thi thực sự có ý nghĩa.

Saturday, June 29, 2013

Café sáng thứ 7 (#6): Mạng người, nhân cách và tư duy bầy đàn

1. Tuần qua, lại có nhiều vụ việc đau lòng từ các bệnh viện.
Một cháu bé 10 tuổi bị tử vong “bất thường” trong bệnh viện đa khoa Thủ Đức. Nguyên nhân gây tử vong còn chờ kết quả giám định pháp y và kết luận của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, dư luận đặt dấu hỏi cho sự bất thường này, vì gia đình đã thông báo cháu bé có tiền sử tim bẩm sinh và hen phế quản với các bác sỹ thực hiện gây mê và nội soi, nhưng không nhận được một yêu cầu cam kết hay cảnh báo từ các bác sỹ.
Một cháu bé hơn 2 tuổi phải ra Hà Nội tiếp tục chữa trị. Cách đây hơn 1 năm, các bác sỹ bệnh viện Cam Ranh trong ca phẫu thuật khắc phục thoát vị bẹn, đã cắt nhầm gần hết bàng quang của bé, dẫn đến tai biến rất nguy kịch.
Bác sỹ bệnh viện đa khoa Bình Phước bị tố cáo tắc trách làm bé sơ sinh tử vong. Phụ sản khi nhập viện đã vỡ nước ối, rất đau. Gia đình đã đề nghị mổ gấp nhưng không được các bác sĩ chấp nhận , đến khi phụ sản ngất xỉu thì mới cho mổ. Kết quả là cả mẹ lẫn con đều trong tình trạng nguy kịch, phải chăm sóc đặc biệt. Cháu bé được chuyển xuống bệnh viện Nhi đồng II và bị tử vong với nguyên nhân chết do sinh ngạt, viêm phổi kết, căng động mạnh.
Những rủi ro nghề nghiệp trong ngành y không phải là hiếm. Đối với một bác sỹ, tính mạng bệnh nhân và danh dự nghề nghiệp phải là quan trọng nhất. Thế nhưng, môn học y đức, lời thề Hippocrates và chữ “từ mẫu” ngày càng trở thành những thứ xa xỉ đối với đại đa số các bác sỹ xứ Việt.
Có lẽ, không có bệnh viện nào trên thế giới, tính mạng bệnh nhân lại bị xem rẻ đến vậy!


Thursday, June 27, 2013

Từ chối bằng tại chức là đúng?


Tuần Việt Nam: Nên tôn trọng quyết định "nói không với bằng tại chức" của tỉnh Nam Định và một số tỉnh thành khác, nếu điều này góp phần nâng cao chất lượng công chức trong các cơ quan công quyền, tránh các tình trạng quan liêu, trì trệ theo kiểu "hành là chính".

Thông báo số 88/TB-UBND ngày 29/5/2013 về việc tuyển dụng công chức của tỉnh Nam Định lại một lần nữa gây xôn xao dư luận khi tỉnh này tiếp tục "nói không với bằng tại chức"[1]. Trước đó, tỉnh NĐ cùng với các tỉnh, thành như Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Nam, Quảng Bình cũng đã "nói không với bằng tại chức" khi tuyển dụng công chức, viên chức.
Những ý kiến phản đối coi đây là sự không công bằng và kỳ thị giữa bằng cấp chính quy và phi chính quy, giữa chính quy hệ công lập và chính quy hệ dân lập. Thậm chí có ý kiến còn cho việc làm đó là "sai quy định"[2], đồng thời đặt ra câu hỏi liệu như vậy "Có phạm luật?"[3].
Để rộng đường dư luận, xin đề cập đến chất lượng thực sự của những tấm bằng tại chức và chất lượng cán bộ công chức. Đồng thời đề xuất quan điểm nên tôn trọng quyết định của nhà tuyển dụng trong việc lựa chọn nguồn lao động.


Sunday, June 16, 2013

MẦM SỐNG

Mầm sống
sinh ra trên cánh đồng tình yêu
nuôi dưỡng trong niềm tin
một ngày mai
bi bô tiếng cười con trẻ.

Saturday, June 15, 2013

Café sáng thứ 7 (#5): Niềm tin - tìm ở đâu?

1. Sân khấu nghị trường
Bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh do Quốc hội trực tiếp bầu hoặc phê chuẩn, có 3 tiêu chí đánh giá: Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Nhưng không có tiêu chí: Không tín nhiệm. Một cách đánh giá rất thiếu khoa học được áp dụng ở tầm Quốc hội Không hiểu tại sao Quốc hội không sử dụng biện pháp ấn nút biểu quyết cho từng chức danh trực tiếp tại nghị trường, mà phải bỏ phiếu. Một cách làm vừa lạc hậu, vừa mất thời gian và tốn kém.
Dù có hơn 15 giờ với đội ngũ 29 người LỚN kiểm phiếu, ấy thế mà vẫn có sai sót. Với khoảng 1.500 tờ phiếu, chỉ cần 5 nhóm học sinh cấp 2, mỗi nhóm 2 cháu (1 cháu đọc, 1 cháu đánh dấu vào bảng excel), chỉ sau 2 tiếng là ra kết quả chính xác đến phần tỷ tỷ.
Kết quả tín nhiệm rất hài hước, và những sự so sánh đều cho thấy rất phiến diện. Ví dụ chị Tiến y tế có mức tín nhiệm rất thấp, nhưng chị Mai giám sát chị Tiến lại có mức tín nhiệm rất cao; hay anh Luận giáo dục cũng tế có mức tín nhiệm rất thấp, nhưng anh Thi giám sát anh Luận lại có mức tín nhiệm cao; thậm chí Thủ tướng có mức tín nhiệm rất thấp nhưng Chủ tịch Quốc hội lại có tín nhiệm rất cao (tín nhiệm ở đây là đánh giá chung ở 3 mức tín nhiệm nêu trên).
Lấy phiểu, bỏ phiếu tín nhiệm để thiết lập lòng tin nhân dân. Với những vấn đề trên, liệu mấy ai tin?

Monday, June 10, 2013

Củng cố lòng tin nhân dân thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội

Ngày 10-11/6, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội trực tiếp bầu hoặc phê chuẩn. Đây là một sự đổi mới trong hoạt động của Quốc hội, phát huy tính dân chủ và nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi đại biểu Quốc hội.
Trong bối cảnh đất nền kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Nạn tham nhũng, quan liêu trong các cơ quan công quyền đang làm xói mòn lòng tin của người dân đối với chế độ, thì hoạt động này cần phải hết sức nghiêm túc và minh bạch. Nếu không, sẽ gây nên hiệu ứng ngược, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của đất nước. 

Saturday, June 8, 2013

Café sáng thứ 7 (#4): Cháy nhà mới ra mặt chuột!

1. Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, trọng tâm bàn về sửa đổi Hiến pháp 1992. Rất nhiều Nghị đăng ký phát biểu và phát biểu rất dài, thi thoảng mới có Nghị phát biểu trong khoảng thời gian quy định. Cứ khoảng 15 - 20 phút lại được nghe chuông báo reng hết giờ rất là vui tai.
Hình thức phát biểu, cơ bản chả có gì thay đổi. Vẫn là cầm tờ giấy đọc như học sinh lớp 2 đọc chính tả, rất ít Nghị có khả năng nêu vấn đề và giải thích vấn đề mà không cần cái “phao giấy”.
Vẫn như các kỳ họp trước đây, rất nhiều câu nói ấn tượng được phát ngôn từ miệng các ông bà Nghị, ngay cả khi truyền hình trực tiếp cho bàn dân thiên hạ xem. Hai cụm từ được hầu hết các Nghị sử dụng là “các đồng chí” và “thế lực thù địch” khi thảo luận về việc sửa đổi điều 4 Hiến pháp 1992 và đổi tên nước. Trong khi Thủ tướng Dũng kêu gọi xây dựng “Lòng tin chiến lược” tại đối thoại Shangri-La thì ở nghị trường các Nghị nhà ta lại nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch!

Wednesday, May 29, 2013

Hồi ức (#3): Gái phố


1. Gái 7x đời gần giữa, dân phố Phòng xịn, mình hạc xương mai, điệu đà mọi nhẽ.
Gái thích thằng bạn cùng phòng KTX, thường sang chơi, thân tình lắm.
Cuối tuần, có thằng bạn ở Đông Anh ngoại thành Nội rủ cả bọn về nhà chơi, khoảng cách 20 ki-lô-mếch, đạp xe hơn tiếng rưỡi. Thằng bạn rủ gái đi cùng, cong đít đạp xe lên dốc.
Đến rặng bạch đàn dọc con mương ở giữa cánh đồng. Cả bọn dừng xe nghỉ ngơi lấy sức sau mấy phát gò lưng leo dốc mà mấy đứa con gái ngốc không chịu nhảy xuống đủn hộ xe.
Giữa đồng, có mấy con trâu đang gặm gốc rạ, trên lưng dăm chú cò trắng đang rỉa rận. Thấy động, đồng loạt vỗ cánh bay lên.
Gái nhìn thấy, reo lên: - Ối các anh ơi, con gì mà đẹp thế ạ? Bay như bướm mà trắng toàn thân.
Cả bọn, mồm há hốc, một thằng bảo: - Em chưa nhìn thấy con cò bao giờ à?
Gái giả nhời: - Úi, đây là con cò ạ, em có nghe cô giáo dạy trong sách, nhưng lần đầu tiên em nhìn thấy nó đấy ạ