Thursday, December 11, 2014

Tuesday, December 2, 2014

Góc ảnh độc (#22): Người Việt xấu xí


Ăn trộm, ăn cắp, ăn tham
Ai dạy dân Việt tham lam thế này?

Ăn cắp dù ít hay nhiều
Mười niên tù đấy, chớ liều nghe chưa

Sunday, November 30, 2014

Ngắn... ngắn #16


Lỗ hổng chết người trong cơ chế quản lý nhà nước của An-nam là quyết định của tập thể thì bắt buộc tất cả các thành viên của tập thể đó phải tuân thủ.
Tuy nhiên, quyết định tập thể này lại chỉ được xây dựng và thông qua bởi thiểu số những người nắm quyền lãnh đạo tập thể. Và dĩ nhiên, không ai điên đến mức tự giơ tay tát vào mặt mình cả.

© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Monday, November 24, 2014

Vụ "Nhặt xương cho thầy" - đôi điều cần nói thêm


Liên quan đến câu chuyện "Nhặt xương cho thầy" được chiếu trên VTV3 và bị dư luận ném đá dữ dội đến mức bộ 4T phải phạt nhà đài 30 triệu cho hành vi này. Chuyện phạt có đúng thẩm quyền hay không được các diễn đàn báo chí bàn luận thì tôi không quan tâm, stt này là nói về dư luận xã hội cho clip này.
Cá nhân tôi thấy clip này là bình thường. Bởi lẽ, theo quan điểm của tôi, giá trị của người thầy, người cô là do chính học trò của họ đánh giá. Cùng một người thầy thì sự đánh giá của học trò xấu tốt đều có cả. Và ở một xã hội mà truyền thống "tôn sư trọng đạo" đã bị tầm thường hóa (do cả nguyên nhân từ người thầy, từ học trò, từ cơ quan quản lý giáo dục và từ xã hội) thì những chuyện như thế không có gì là lạ.

Saturday, November 22, 2014

Bộ trưởng Luận và lá thư kinh dị


Bác Luận bộ Dục có biên một cái thư chúc mừng ngày 20/11. Tôi cũng là đối tượng được bác í chúc mừng nên cảm ơn cái thịnh tình của bác í.
Nhưng đọc bức thư của bác í, thấy hãm quá. Không biết là bác í tự biên hay thư ký biên hộ. Nhưng câu cú, văn vẻ, ngữ nghĩa, xưng hô và thông điệp truyền tải, thậm chí ngữ pháp cơ bản,... thì không khác gì văn phong của anh cán bộ văn hóa xã có trình độ trung cấp và học trung bình yếu môn văn ở phổ thông, viết hộ ông chủ tịch xã đọc trong buổi mít tinh chào mừng 20-11 của trường mẫu giáo.
Đường đường bác í là bộ trưởng, là tư lệnh ngành, thế mà lại biên là thay mặt cán sự đảng với lãnh đạo bộ mà thấy thương quá. Cứ như vị trí bộ trưởng Giáo dục là bù nhìn, được người ta đặt ngồi ở đó cho vui.
Bác í chuyển giọng gọi thầy giáo, cô giáo là đồng chí. Không biết bác í có bị ngẫn hay cuồng từ "đồng chí", bởi lẽ, trong gần 1 triệu giảng viên, giáo viên, công nhân viên của ngành giáo dục, phải có đến hơn 80% không phải là đảng viên, và những người này chưa bao giờ là "đồng chí" với bác í cả.

Friday, November 21, 2014

10 phát ngôn ấn tượng từ nghị trường


Mặc dù còn 1 tuần nữa mới kết thúc kỳ họp thứ 8 - QH khóa XIII. Nhưng có lẽ cần-lao An-nam cũng không cần nghe thêm nhiều hơn nữa những câu nói ấn tượng (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, cả tiêu cực lẫn tích cực) của các ông bà nghị và các "tư lệnh ngành" bị chất vấn trước nghị trường hay thảo luận tổ.
Tôi tổng kết và lựa chọn sớm 10 phát ngôn ấn tượng từ nghị trường của kỳ họp này.
(Lưu ý vị trí tôi sắp xếp có sự sắp đặt theo tính chất bắc cầu hehe).
----------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Ông Trương Trọng Nghĩa (ĐBQH đoàn Tp.Hồ Chí Minh): Những gì dính đến vốn nhà nước như một cây khế ngọt qua lại và cứ trèo hái như vậy.

2. Ông Nguyễn Bá Thuyền (ĐBQH đoàn Lâm Đồng): Toàn là Đảng viên, cán bộ giữ tài sản sao mất nhiều thế?

Wednesday, November 19, 2014

Ngắn... ngắn #15


Đặc tính dễ nhận thấy của cần-lao An-nam là luôn ỷ mạnh hiếp yếu, nhưng lại luôn khiếp sợ trước kẻ mạnh hơn. Điều này thể hiện một tính cách hèn mọn, yếu đuối, dối trá và ti tiện của đại đồng cần-lao.
Cùng là hai thằng ăn vụng miếng thịt ở đình làng. Nhưng thằng mõ bị (hầu hết) cả làng hổ báo nhảy vào bới móc, chửi mắng, xỉa xói, miệt thị,… đến mức phải tự tử hoặc bỏ làng đi mới yên thân.
Thế nhưng thằng lý trưởng ăn vụng thì (hầu hết) cả làng, từ thằng to đến thằng bé, từ thằng già đến thằng trẻ,… nhắm mắt làm ngơ như không biết, và chỉ dám chửi thầm trong bụng!

© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Monday, November 17, 2014

Lại chuyện cử nhân thất nghiệp


Theo báo VnEconomy, tại báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền gửi đến Quốc hội, trước thềm phiên trả lời chất vấn trực tiếp vào sáng 19/11 về tình hình lao động - việc làm. Trong đó có nêu: tính đến hết quý 3/2104, cả nước có 174 ngàn lao động có trình độ đại học thất nghiệp, chiếm 16,8% tổng số người thất nghiệp.
Câu chuyện cử nhân, thậm chí thạc sĩ thất nghiệp đã được nói quá nhiều, từ nghị trường đến dư luận xã hội. Các nguyên nhân, giải pháp cũng đã được mổ xẻ dưới nhiều khía cạnh bởi các nhà quản lý, chuyên gia, báo chí,... Tôi cũng đã có vài bài đăng báo nói về nguyên nhân của tình trạng này. Thế nên, không đề cập thêm nữa.
Nhân việc có số liệu mới nhất như trên, kể lại câu chuyện nhỏ,nhưng có thể xem như một ví dụ thực tiễn giải thích tại sao nhiều cử nhân thất nghiệp đến thế.

Sunday, November 16, 2014

Góc ảnh độc (#21): Vẫn khùng,... là zai!

Vẫn là câu chuyện vua Hùng
Sinh ra một lũ vừa khùng vừa điên 

Này cu, quần thiếu thắt lưng
Dạo cắt vào dái thì đừng khóc la

Saturday, November 15, 2014

Café sáng thứ 7 (#41): Cường quốc thơ và nỗi buồn giáo dục


1. Đầu tuần, giới viết lách An-nam trên mạng xã hội Facebook nhộn nhịp hẳn lên khi bài thơ “Mưa Hội An” của tác giả Nguyễn Công Khế được đăng trên báo Thanh Niên, cả báo giấy lẫn báo online. Những người thạo tin cho rằng, tác giả chính là ông Khế - cựu Tổng biên tập của Thanh Niên.
Có nhiều tiêu chí để đánh giá một bài thơ hay. Có thể hay về cảm xúc, hay về hình tượng, hay về ngữ nghĩa, hay về vần điệu, thậm chí hay về cách chơi chữ,… Và dĩ nhiên, không thể tìm thấy điều này trong bài “Mưa Hội An” của ông Khế.
Bài thơ ông Khế nói về nỗi nhớ quê, nhớ mẹ trong một đêm mưa. Chuyện tâm tư, cảm xúc riêng của ông thì chắc ai cũng tôn trọng, hay dở là việc của ông, và thiên hạ cũng chẳng nhàm đàm nếu bài này không đăng chình ình trên mặt báo, lại là tờ báo lớn. Thế nên mới có chuyện dân tình ỉa đái vào thơ ông, thậm chí xúc phạm đến cả cảm xúc về mẹ của ông.
Báo Thanh Niên, ngoài “nhiệm vụ chính trị” của “báo chí cách mạng” thì mục tiêu tối thượng là phục vụ độc giả. Bởi lẽ, độc giả là người bỏ tiền ra mua báo giấy, bỏ thời gian vào đọc báo online. Và độc giả là người “nuôi” tờ báo sống, cũng như là nguồn động viên về tinh thần đối với người làm báo.

Monday, November 10, 2014

"Nỗi lòng người đi" hay "Tôi xa Hà Nội"?


Baron Trịnh: Đang có một nghi vấn về tác giả thật của nhạc phẩm Nỗi lòng người đi mà lâu nay vẫn được biết đến với tác giả là nhạc sĩ Anh Bằng.
Có lẽ vụ việc này sẽ còn tốn nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu âm nhạc, các nhạc sĩ và những người liên quan. Tôi copy các bài viết về đây để lưu giữ những thông tin về một nhạc phẩm mà tôi vẫn yêu thích.
Trước khi đến với các bài viết liên quan đến tác giả của nhạc phẩm, mời bạn đọc thưởng thức Nỗi lòng người đi qua giọng ca tuyệt tác của ca sĩ Vũ Khanh và hình ảnh về lời của bài hát vẫn ghi tên tác giả là nhạc sĩ Anh Bằng.

Nguồn: YouTube

Khế... mưa!


       Ngồi buồn đọc được bài thơ
Của ông tên Khế viết về trời mưa
       Mưa đêm, không phải mưa trưa
Ông nằm phố Hội, nhớ xưa Thăng Bình
       Rằng mưa rơi rất thình lình
Mái tôn mái lá quê mình hứng mưa
       Hội An cũng đất quê xưa
Ông nhớ đến mẹ, đêm mưa dãi dầu
       Dĩ nhiên chuyện đã hơi lâu
Nhưng ông vẫn nhớ, mặc dầu đang (ở) quê
       Nhớ nhiều có thể ông phê
Nên câu với cú lê thê dài dòng

Sunday, November 9, 2014

Góc ảnh độc (#20): Gái khùng!


Chung quy cũng tại vua Hùng
Sinh ra một lũ vừa khùng vừa điên

Chân dài, da trắng mắt nâu
Nhưng không có óc trong đầu, phỏng em?

Thursday, November 6, 2014

Thu nhập giảng viên An-nam (2) - Dạy thêm được bao nhiêu?


Vẫn chủ đề về thu nhập của giảng viên An-nam, vì các bạn ngẫn ấy có đề cập là tiền dạy thêm (hay mỹ miều là thỉnh giảng) cũng tương đối, góp phần kiếm tỷ bạc/năm của các giảng viên, nên tôi lại phải khai sáng cho các bạn người zời ấy. Toàn chém chuyện trên mây, khổ!

1. Thứ nhất phải rành mạch rằng, chuyện đi dạy thêm của giảng viên đại học khác mấy cô giáo tiểu học luyện bài lẫn mấy thầy phổ thông luyện đại học. Bởi vì nhiều người nói, mấy thầy cô phổ thông dạy thêm nhiều tiền thế thì dạy đại học nhiều phải biêt.
Ở phổ thông và tiểu học, các thầy cô lùa đám học sinh ngẫn đến, ra dăm bài tập, giảng giải một tý rồi thu mỗi đứa mỗi buổi từ vài chục đến hơn trăm nghìn, tính lìu tìu tuần 3 buổi với khoảng 50 học sinh thì cũng được khoảng 30-50 triệu/tháng. Những đấy chỉ là phần thiểu số, dăm cô giáo ở các thành phố lớn, mấy thầy luyện thi có tý tiếng tăm. Còn cơ bản ở nông thôn và miền núi, mời bọn trẻ đi học còn khó, nói gì tiền.
Giảng viên đại học dạy nó khác, để có thể chém được 5 tiết, mất khối công sức. Tất nhiên trừ đám thợ dạy lìu tìu, cầm bài giảng hay chiếu PowerPoint để đọc, khi mất điện thì ngẫn ngơ như bò con lạc mẹ. Còn thợ dạy là như thế nào thì mời đọc loạt bài "Thầy dạy hay thợ dạy" của tôi biên trên Tuần Việt Nam.

Wednesday, November 5, 2014

Thu nhập giảng viên An-nam (1) - Thực sự là bao nhiêu?


Là thế này, có bạn Tag mình bài báo trên VNN của bạn hiệu trưởng trẻ trường FPT rằng: Thu nhập giảng viên (An-nam) cao nhất hơn 1 tỷ/năm. Chuyện thiên hạ, chả muốn chém zó, nhưng thấy mấy bạn liếm láp bơ sữa ở Khoai Tây một thời gian, về nước cứ như người zời, toàn nói chuyện trên mây, y như mấy hội thảo cải cách giáo dục đại học cách đây mấy tháng, nên cũng nên nói cho các bạn í hiểu, để lần sau bớt bi-bô những điều tối nghĩa đi. Đối tượng nói trong stt này là giảng viên, từ to đến bé, không nói đến các đối tượng ngành nghề khác trong xã hội.

1. Đầu tiên phải xác định cái từ "tỷ", nghe có vẻ rất to, nhưng lại cũng rất bé. Dĩ nhiên là nói về tiền ông Cụ, chứ tiền ông Ô-ba-ma thì chả có ai (sở hữu tỷ Ô-ba-ma) điên và thừa thời gian đi chém zó mấy cái vớ vẩn, lìu tìu của xứ An-nam cả.
Đại loại những ông mà trả tiền cho buổi chén anh chén chú dăm người 5-7 triệu thì tỷ bạc là chuyện bình thường. Còn mấy ông mua được cái đầu cá tươi chợ chiều về nấu nồi canh chua để vợ chồng con cái xúm xít vào sụp soạp thì trăm triệu đã là to lắm, nói gì đến tỷ.

Monday, November 3, 2014

Đeo chuông cho mèo


Sáng đầu tuần, điểm tin như thường lệ, thấy báo chí mạng An-nam đua nhau giật tít nhời của chị nghị Khá (đoàn Trà Vinh) phát biểu hôm 1/11 tại nghị trường rằng, để tái cơ cấu kinh tế thì “cần phải mạnh dạn cắt đi “cái đuôi” của nhóm lợi ích”.
Nhời của chị nghị này quả là hay, là sáng suốt, thế nên báo chí An-nam đua nhau giựt tít, cần-lao thối tai khai bẹn hồ hởi hồ hởi. Cứ như ngày mai các ông bà nghị - đại diện cho đám cần-lao vung yêu đao, tham đao chặt “cái đuôi” của "nhóm lợi ích" như dùng dao phay chặt chuối.
Từ “nhóm lợi ích” hay "lợi ích nhóm" không mới, trên thế giới có lẽ đã quen dùng cả vài trăm năm rồi. Còn ở An-nam có từ bao giờ thì chả biết, chỉ biết sau bài phát biểu của cụ Tổng trong diễn văn bế mạc hội nghị Trung ương V khóa XI rằng: “Công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, phân cấp đầu tư chưa phù hợp, có nơi, có lúc còn bị chi phối bởi tư tưởng cục bộ, lợi ích nhóm”. Thì thấy nhóm từ này ngày một được dùng rộng rãi trên báo chí và từ miệng của quan chức từ thượng tầng tủ lạnh đến hạ tầng bần nông vừa mới thoát cảnh lông bông lội bùn cào đất hehe

Friday, October 31, 2014

Góc ảnh độc (#19): Sơn nữ tắm suối


Tắm suối, một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây Bắc và nhiều vùng miền khác.













Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Wednesday, October 29, 2014

Ngắn... ngắn #14


An-nam thời nay không tìm được một văn gia nào có bút pháp như Vũ Trọng Phụng. Trong khi đó, cần-lao lại nảy nòi ra rất nhiều Xuân tóc đỏ.
Và thế là, đại đồng cần-lao An-nam lại hứng chịu những lời rỉa xói như câu nói cửa miệng của bà Phó Đoan: "Cái dân An-nam ngu thật!".

© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Sunday, October 26, 2014

Rao giảng đạo đức


An-nam, xứ man-di nhưng lại thích giáo điều. Bởi lẽ, các tủ lạnh rất ưa áp đặt tư tưởng của bạn Khổng Khâu để cai trị cần lao thối tai khai bẹn.
Chính vậy, cái từ "quan phụ mẫu" nó hằn sâu trong tâm thức An-na-mít. Đến mức trong tử vi, cung quan lộc luôn được quan tâm đặc biệt.

Đã là "cha mẹ" cần-lao, thì lại luôn thích rao giảng, dạy dỗ cho cần lao. Thế nên xứ sở này luôn có trò "phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo", từ loại "lãnh đạo" lìu tìu như "trưởng phòng bảo vệ" ở cơ quan công quyền và bán công quyền đến các tủ lạnh ở thượng tầng. Lớn nhỏ đều thế cả.

Friday, October 24, 2014

Giáo dục thời rúc rào (#4): Thạc sĩ tại chức - tiến sĩ online


1. Đồng nghiệp, bên đào tạo, kể có người gọi đến hỏi: “Thầy ơi, bằng đại học tại chức có được thi cao học không?”. Trả lời là có, nếu đủ các điều kiện XYZ. Lại hỏi: “Thế sau này bằng cao học có ghi là hệ tại chức không?”. Trả lời: “Từ khi tôi biết đọc đến nay, chưa thấy cái bằng thạc sĩ nào ở Việt Nam có ghi là hệ tại chức với chuyên tu cả”.

2. Mấy đồng nghiệp nhậu với mấy sinh viên tại chức cũ đưa con lên thi đại học. Chén chú chén anh ôn nghèo kể khổ rằng, ngày xưa nhờ thầy chiếu cố nhiều lắm, mới thi qua được môn này môn nọ. Rượu ngà ngà, một người bá vai đồng nghiệp nói: “Em học xong cao học rồi. Giờ em với thày bằng nhau, đều là thạc sĩ nhé”.

Thursday, October 23, 2014

NGHỊ GẬT


Nhân đọc bài "Chặn cảnh đại biểu “mượn bài” để đọc trước nghị trường" trên báo điện tử Dân trí, mới thấy luyện khỉ diễn hề cũng không gây cười bằng đám này.
Nhớ lại mấy câu bút tre vè nghị gật biên hồi năm ngoái, đến nay thấy vẫn như mới, nên post lại.

NGHỊ GẬT

Cũng bầu, cũng bán, cũng hiệp thương
Sẵn số làm quan, tiến nghị trường
Chả hiểu mô tê, ngồi ngủ gật
Ngứa mồm, ấn nút nói lung tung

Sách đọc đánh vần, đòi sửa luật
Tâm hèn, thích nói chuyện non sông
Bão giá, mất mùa, thiên tai tới
Nỗi khổ của dân, nghị biết không?

© 2013 Baron Trịnh

Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa, nhưng không nhất thiết phải khác sự thật
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet.

Đọc thêm:
- Nghè dởm
- Điện ngông

Friday, October 17, 2014

Góc ảnh độc (#18): Văn hóa... đái bậy 2


Phố đông thì mặc phố đông
Còn hơn nó chảy ướt mông ướt quần

NỐT LẶNG


Hà Nội thu, tiết trời lãng đãng. Heo may bịn rịn quyện chân người trong những đêm nồng nàn hương hoa sữa.
Lần đầu tiên gặp nàng, Hà Nội chưa vào thu.
Cơn mưa ào xuống như là một định mệnh. Gần đây Hà Nội hay có những cơn mưa bất chợt như Sài Gòn.
Nàng lo lắng vì sợ mưa sẽ làm ướt gã, nuối tiếc vì mưa đã làm mất một vị trí ngồi rất đẹp ở ngoài trời. Gã mỉm cười lắng nghe nàng nói. Nàng xinh xắn, hồn nhiên hơn những bài tản văn nàng viết. Sự nhí nhảnh che khuất nét sâu lắng nội tâm của nàng.

Thursday, October 16, 2014

THU VÀ EM


(For Pensée)

        Anh về để chạm heo may
Níu hơi thu muộn trước ngày chớm đông
        Tô vàng sắc cải bên sông
Nhặt hương hoa sữa giữa mông mênh tình
        Thế mà phố chợt lặng thinh
Heo may đi trốn, để mình thu không
        Bạc phơ ngọn cỏ ven sông
Phố không hoa sữa, hương nồng tìm đâu?
        Gặp em chưa nói hết câu
Bóng chiều đã ngả, đêm sầu mình anh
        Giao mùa giữa đất Hà thành
Không em, thu cũng trở thành… vô duyên.

Monday, October 13, 2014

NGƯỜI ĐÀN BÀ BÊN CỬA SỔ


Người đàn bà bên bậu cửa
mắt dõi xa xăm
kiếm tìm tự do cuối tầm nhìn đôi mắt

Người đàn bà đau thắt
con tim
bóng tối im lìm
phủ căn phòng cô đơn và ngột ngạt

Saturday, October 11, 2014

Chiều tím - Đan Thọ


Tên nhạc phẩm:     Chiều tím
Tác giả:                  Nhạc sĩ Đan Thọ (1924)
Ca sĩ thể hiện:       Lệ Thu



Monday, October 6, 2014

Ném chuột sợ vỡ bình quý


Chuột gian: Này chuột tham, tao thấy mày ngày càng tham lam, ngông nghênh và ngang ngược. Làm gì cũng vừa phải thôi. Các cụ nói: “Đánh đĩ mười phương phải để một phương mà lấy chồng”. Nhà này vốn đã nghèo đói rách nát, chỉ còn như cái lều rách, vậy mà cái gì mày cũng gặm cũng nhấm. Thà mày đói mày khát nên sinh ra ăn vụng ăn trộm đã đành. Đàng này mày ăn no nê rồi ngứa răng cắn phá lung tung. Nhà người ta còn có mỗi bao thóc giống, mày cắn thủng một lỗ để ăn dần thì không ai nói. Ấy thế mà mày lại cắn lỗ chỗ, làm thóc rơi tung rơi tóe để cho đám bọ đám gián ăn hôi. Đã thế mày còn ăn no rửng mỡ, đi cắn cả chăn màn quần áo của nhà người ta. Mày có biết khi người ta điên tiết lên phá nhà đập chuột, thậm chí cho mồi lửa đốt cái lều rách này để thiêu chết mày thì thế nào? Sao mày không nhìn tấm gương tày đình ấy mà giữ mình, đặng còn chỗ trú thân và còn có miếng ăn bỏ vào miệng. Mày tham vừa thôi chứ, tham thế ai mà chịu nổi.

Saturday, October 4, 2014

Góc ảnh độc (#17): Tuổi thơ cơ cực 2


Trẻ em như "búp trên cành"
Nai lưng kiếm sống, học hành làm sao?
Bao năm dưới ngọn cờ đào
Mà trông như thể ngày nào... bốn lăm!














Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Góc ảnh cùng chủ đề:
- Góc ảnh độc (#3): Tuổi thơ cơ cực 1

Friday, October 3, 2014

Giáo dục thời rúc rào (#3): Tư duy cải cách


Bạn kể, được giao biên soạn chương trình môn học ở bậc đại học, nằm trong chương trình cải cách toàn diện giáo dục mà ông Luận bộ trưởng bộ Học đang quyết tâm thực hiện khi đã nắm chắc trong tay “triết lý giáo dục” là “cây đũa thần” Nghị quyết 29/NQ-TW.
Cũng có lẽ vì tự tin vào cái triết lý “dở người” này, nên khi bị cả dư luận lẫn nhiều quan chức giáo dục ở địa phương cho rằng cải cách giáo dục đang đem học sinh ra làm chuột bạch thí nghiệm. Ông Luận hùng hồn tuyên bố rằng: “Tôi ở tuổi 60 còn không mang ra thí nghiệm thì không thể mang học sinh ra làm thí nghiệm được. Vì đó là danh dự, trách nhiệm của cá nhân tôi và của Bộ”.
Không hiểu não ông Luận có vấn đề gì khi phát ngôn câu trên? Bởi lẽ chỉ còn hơn năm nữa là ông ta nghỉ hưu, và không biết “ai” có ý tưởng mang một ông “giáo sư tiến sĩ bộ trưởng” đã hơn 60 tuổi ra làm "thí nghiệm" cải cách giáo dục? Lại thêm một phát ngôn ấn tượng trong bộ sưu tập "những phát ngôn ấn tượng" của ông Luận.

Wednesday, October 1, 2014

BẮT ĐỀN THÁNG CHÍN


Tháng chín hoa sữa nồng nàn
Để ai đêm về ngơ ngẩn
Sắt se lòng lạnh
Hoài niệm tình xa
Gieo câu thơ rơi giữa không gian
Hương tình ái bang bềnh trong ảo mộng.

Sunday, September 28, 2014

Góc ảnh độc (#16): Siêu mỏng


Hà Nội thành phố hòa bình
Văn minh, thân thiện... mà nhìn phát kinh!


Saturday, September 27, 2014

Trang web công ty AIC hoạt động trở lại và bài báo "có thể đã bị xóa"


Vụ lùm xùm liên quan đến Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” - "Một đề án sặc mùi tiền, thiếu tính người" và có nhiều nghi vấn liên quan đến Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc Tế (AIC) sau vụ phát hiện máy tính bảng AIC Group Smart Education có nguồn gốc từ Đài Loan nhập với giá 900.000 đồng.
Hôm nay, vào mạng thấy trang web của công ty đã hoạt động trở lại. Link trang web: http://aicvn.com/ và hình ảnh copy:


Tuy nhiên, không thể truy cập vào các trang nội dung, như thế này:



Cách đây 4 ngày, báo An ninh thủ đô đăng bài "Xử lý ô nhiễm môi trường sai quy trình, dân hoang mang kêu cứu" có nhắc đến Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc Tế (AIC).


Nhưng khi truy cập vào thì nhận được thông báo: "Tài liệu bạn đang tìm có thể đã bị xoá hoặc thay đổi địa chỉ.".


Bài báo được trang Hà Tĩnh 24h (hatinh24h.org.vn) đăng tại lại tại đây: Hà Tĩnh: Xử lý ô nhiễm môi trường sai quy trình, dân hoang mang kêu cứu
Dưới đây là nội dung bài báo kèm hình ảnh minh họa (có dấu logo của An ninh thủ đô):

Hà Tĩnh: Xử lý ô nhiễm môi trường sai quy trình, dân hoang mang kêu cứu

Hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, đang được triển khai theo chương trình Môi trường quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015, với tổng mức đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý, do sự tắc trách của những người thực hiện, xử lý sai quy trình, sai thiết kế đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng và mối nguy hại cho hàng nghìn người dân nơi đây…

Ô nhiễm nghiêm trọng ngay tại điểm xử lý
Nhận được phản ánh của người dân, chúng tôi có mặt tại xóm 8, xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên. Đi sâu vào một con hẻm nhỏ trên đường liên xã khoảng 50m, mùi hôi hoá chất bốc lên nồng nặc. Khu vực này vốn là kho chứa thuốc bảo vệ thực vật đã được đào thành một hố to và sâu, sau những cơn mưa nước đã ngấp nghe bờ, chỉ chực tràn ra ngoài.
Quan sát cho thấy, phía trên hố không có bất kì vật gì che đậy, còn xung quanh cũng không được che chắn một cách chắc chắn. Bởi vậy, khi trời mưa to, nước dâng lên sẽ tràn ra ngoài môi trường đem theo hoá chất độc hại.

Các bao Jumbo tại bể và trên bờ bể bị rách hở, rơi vãi đất, không đảm bảo quy trình xử lý

Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị N ở xóm 8 bức xúc nói: “Tôi sống ở đây đã bao nhiêu năm nay, nhưng chưa bao giờ thấy ngột ngạt, hôi thối như thế này. Người dân xóm tôi bây giờ đến một bữa ăn cũng không được ngon, khi mà mùi hôi thối nồng nặc khắp nhà. Trong làng, từ trẻ con đến người lớn cứ hễ đi đâu là phải bịt khẩu trang, không bịt là không thể chịu được. Người dân chúng tôi sợ lắm. Người lớn đã đành nhưng sợ ảnh hưởng đến trẻ con…”.
Nằm cách điểm bị nhiễm hoá chất tồn lưu bảo vệ thực vật khoảng 300m là hiện trường hố xử lý được xây với diện tích 1.200m2. Tại đây, chúng tôi bắt gặp 2 chiếc xe tải nhỏ vận chuyển chất thải đến hố xử lý làm rơi vãi dọc trên tuyến đường.

Bao Jumbo chứa đất nhiễm hóa chất độc hại bị vỡ, rơi vãi khắp đường

Một số người dân làm đồng bức xúc nói: “Xe chạy từ kho thuốc bảo vệ thực vật xóm 8 ra, dẫn đường là chiếc xe bán tải màu đen BKS 38H-8697 trên xe có 4-5 người, còn xe chở hóa chất chạy không đóng bửng làm mấy bao phía sau rơi vãi khắp đường. Mấy ngày mưa dông, nước chảy lênh láng khắp nơi. Người dân chúng tôi lo sợ lắm nhưng không biết kêu ai?!.”
Cũng tại hiện trường, một nhân viên tự xưng là kỹ thuật thi công cho CTCP Tư vấn và Xây dựng Á Châu (có địa chỉ tại 162, Hà Huy Tập) cho biết: “CYCP Tiến bộ Quốc tế AIC nhận thầu chính, công ty em chỉ thầu phụ thôi…”.

Quy trình một đường thực hiện một nẻo
Căn cứ theo Quyết định số 799/QĐ-UBND ngày 29/3/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt Dự án xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật tại xóm 8, xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên, và Công văn số 2285/CV-BQLDA của Ban quản lý dự án gửi công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường (đóng tại TP Vinh, Nghệ An) thì: “Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài Nguyên và Môi trường được Sở Tài Nguyên và Môi trường chỉ định thực hiện giám sát thi công và giám sát xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu… Quy trình xử lý đất ô nhiễm theo đúng thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt; quá trình bốc xúc, phối trộn hóa chất, vận chuyển đất ô nhiễm không được để rơi vương vãi ra bên ngoài, sử dụng bao phải được lót bạt, che chắn tránh rơi vãi; công nhân phải mặc trang phục bảo hộ lao động phòng độc; thực hiện vệ sinh môi trường sạch sẽ…”.

Xe chở đất nhiểm hóa chất độc hại, không đóng kín, hai bao Jumbo phía sau ngã, đổ khắp đường

Thế nhưng, theo chứng kiến tại bể xử lý hóa chất tồn lưu tại xóm 5, xã Cẩm Thăng, thì quy trình tại đây đang đi ngược lại với chỉ thị của Chủ đầu tư. Cụ thể, xe chở các bao hóa chất không đậy bửng làm các bao chứa đất hóa chất rơi vãi dọc đường, các bao Jumbo bị rách, một số bao Jumbo bị vỡ dẫn đến quá trình yếm khí chưa đạt, bể xử lý chưa được che mưa, việc bảo quản hóa chất percol chưa đúng quy trình (một số thùng tập kết ngoài trời không thực hiện che chắn), công nhân không mặc trang phục bảo hộ lao động phòng độc…
Trao đổi với ông Nguyễn Hùng Mạnh – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng ban quản lý dự án, cho biết: “Điểm xử lý ô nhiễm ở xã Cẩm Thăng, hiện đang là mục tiêu quốc gia, quy trình công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và theo công nghệ BIOSOIL.

Tại điểm bị nhiễm hóa chất BVTV , các công nhân vẫn mặc bảo hộ lao động phòng độc, nhưng tại điểm xử lý ô nhiểm thì ngược lại

Quy trình xử lý ô nhiễm gồm có 3 công đoạn: Công đoạn thứ nhất là yếm khí khoảng 45 ngày, công đoạn thứ 2 là hiếu khí khoảng 60-90 ngày, sau công đoạn hiếu khí, nếu đạt tỷ lệ rồi đến công đoạn trồng cỏ để xử lý ô nhiễm”.
“Xe vận chuyển phải là xe chuyên dụng, có quản lý của cơ quan thẩm quyền và chuyên môn môi trường thẩm định. Đất ô nhiễm sau khi múc lên sẽ có nước mạch, nước đó phải được thu gom xử lý ngay trong hố đó. Tất cả các bao Jumbo không được phép vỡ, bao phải được chống thấm…”, ông Mạnh cho biết thêm.
Được biết, đơn vị thi công được chỉ định là CTCP Tiến bộ quốc tế (AIC, đóng tại TP Hà Nội), thế nhưng công ty này lại bán gói thầu cho CTCP Tư vấn và Xây dựng Á Châu thi công. Không biết liệu công ty này có đủ năng lực về xử lý môi trường hay không?
Ông Đặng Bá Lục – Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, Phó trưởng ban phụ trách công tác ký thuật và giám sát thi công nói: “Hà Tĩnh có 11 điểm nằm trong Chương trình Quốc gia do Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó có 8 điểm nằm trong gia đoạn 2012-2015 và điểm xã Cẩm Thăng là ứng dụng thí điểm với mức đầu tư là 26 tỷ đồng. Dự án hiện tại đã múc được 1.100/3600 bao, Về quy trình thì đất ô nhiễm được múc lên trộn với chế phẩm rồi đóng bao Jumbo vận chuyển ra bể xử lý. Bao Jumbo chứa đất ô nhiễm về nguyên tắc thì không được biết về nơi sản xuất mà chỉ yêu cầu về kỹ thuật là phải kín, chống thấm để không khí không vào được. Còn về các bao Jumbo bị vỡ làm rơi vãi, chúng tôi sẽ xuống kiểm tra và xử lý…”.
Thiết nghĩ, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước. Vấn đề này ngày càng trầm trọng hơn là đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững, sự tồn tại và phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Vì vậy, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để xử lý nghiêm, khắc phục nhưng sai phạm trong việc xử lý ô nhiểm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Cẩm Thăng để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này.
Theo kết quả điều tra sơ bộ, trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 112 điểm, trong đó có 11 điểm ô nhiễm nặng. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình MTQG về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015. Với vai trò là đơn vị thường trực, Sở Tài nguyên Môi trường phải tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương giải quyết, xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm.

Bùi Trung - Khánh Trình

Lưu hình ảnh trang web này:


Trước đây, liên quan đến vụ công ty AIC nhập 150 lò đốt rác thải sinh hoạt với giá trị hơn 300 tỷ đồng về sử dụng để đốt rác thải y tế cho bệnh viện tuyến huyện. Cũng có một số báo viết bài về vấn đề này. Nhưng các bài báo đều bị gỡ bỏ. Có thể đọc các bài báo này ở phần đọc thêm tại đây.

Và đọc thêm những bài viết về vụ Đề án SGK điện tử 4.000 tỷ đồng của Tp.HCM và những nghi vấn xung quanh máy tính bảng AIC Group Smart Education:

- Vụ SGK điện tử (#1): Một đề án sặc mùi tiền, thiếu tính người
- Vụ SGK điện tử (#2): Đây có phải là sách giáo khoa điện tử?
- Vụ SGK điện tử (#3): Ai đứng sau đề án bắt học sinh mua máy tính bảng sặc mùi tiền?
- Vụ SGK điện tử (#4): Máy tính bảng sặc mùi tiền: AIC làm tư vấn, giới thiệu đối tác bán máy
- Vụ SGK điện tử (#5): Người trong cuộc nói gì?
- Vụ SGK điện tử (#6): Trang web của AIC không hoạt động?
- Vụ SGK điện tử (#7): NXB Giáo dục VN nói về hợp đồng kí với AIC
- Vụ SGK điện tử (#8): Bất ngờ với SGK điện tử trên máy tính bảng giáo dục AIC
- Vụ SGK điện tử (#9): AIC bắt học viên xác nhận "máy tính bảng rất hữu dụng"