Wednesday, August 14, 2019

[ăn cơm mèo nói leo quốc tế]


mặc dù máu đã đổ ở hương-cảng và chánh quyền trung-cộng đã tập trung quân đội và xe tăng ở thẩm-quyến, nhưng có lẽ sẽ khó có thiên-an-môn thứ hai tại trung-quốc.

bởi lẽ, nếu xảy ra một một cuộc thảm sát từ quân đội, họ tập sẽ đối mặt với sự trừng phạt và tẩy chay của hầu hết thế giới văn minh và nhân quyền. chí ít là gồm hoa-kỳ & đồng minh và liên minh châu-âu. cuộc chiến thương mại với hoa-kỳ đã làm con hổ giấy trung cộng mang đầy thương tích, thêm eu nữa thì chắc trọng thương đến ngất nên họ tập không thể không cân nhắc.

tuy nhiên, nếu họ tập nhượng bộ với người dân hương-cảng thì sẽ gây một tiền lệ cực xấu, khi mà các vùng tự trị như tân-cương, ninh-hạ, nội-mông, tây-tạng vẫn âm ỉ đấu tranh đòi độc lập và người dân những xứ này cũng không tiếc gì xương máu khi đối đầu với trung cộng.

theo binh pháp cơ bản của xứ trung-hoa thời kỳ cổ trung đại, trong tình thế như vậy thì hương-cảng phải nhượng bộ nhưng lại cũng phải cuốn các khu tự trị vào một mục tiêu lớn để quên hương-cảng. và mục tiêu hiệu quả nhất tiền nhân vẫn sử dụng là chiến tranh hoặc vấn đề chủ quyền đất nước. yêu nước là đặc quyền của bần dân, có phỏng!

vì vậy họ tập sẽ phải tạo ra xung đột với các nước láng giềng [xung đột thôi, chứ chiến tranh thì rất khó]. sự xung đột với với con bài chủ quyền và lãnh thổ đất nước sẽ lôi kéo được bần dân xứ này quên cả chuyện hương-cảng lẫn ý định vùng dậy của những khu vực quan ngoại. đồng thời tiện tay dắt bò cho mưu đồ bành trướng để hoàn thành giấc mộng great-china.

và dĩ nhiên, biển-đông là một trong những "địa lợi" của họ tập để tạo ra xung đột khi mà chánh quyền trung cộng đã nhồi nhét vào đầu bần dân trung-hoa rằng đường lưỡi bò là của trung-quốc và láng giềng cực lực phản đối bằng con đường đấu tranh ngoại giao theo nhiều nghĩa. một mũi tên trúng liền hai đích.

bãi tư-chính của việt-nam sẽ khó mà yên ả được!


© 2019 Baron Trịnh

Tuesday, August 6, 2019

Vì sao Trung Quốc bành trướng trên biển Đông?

Bài cũ, biên từ 5 năm trước. Nhân vụ bãi Tư Chính, kéo lên vì thấy những nhận định của tôi vẫn đúng tại thời điểm này về Trung Quốc, biển Đông và nhiều thứ.

------------------------------


Vụ việc Trung Quốc tuyên bố đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra thăm dò dầu mỏ tại vị trí 15-29,58 độ vĩ bắc và 111-120,6 độ kinh đông trong vòng ba tháng (tức từ ngày 4-5 đến 15-8-2014) đã làm dư luận xã hội nóng lên từng giờ. Bởi lẽ, vị trí này nằm hoàn toàn trong lô 143 thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Cũng lâu lắm mới thấy sự đồng thuận cao độ của cả chính phủ và người dân, của truyền thông nhà nước và dư luận xã hội. Cũng bởi lẽ, tất cả những con dân đất Việt đều không thể làm ngơ trước sự xâm lấn lãnh thổ nước Việt.
Có thể thấy, dã tâm thôn tính biển Đông của Trung Quốc đã được thực hiện từ rất lâu. Từ việc chiếm quần đảo Hoàng Sa, một số đảo trên quần đảo Trường Sa đến việc công bố đường lưỡi bò phi lý.
Vậy tại sao Trung Quốc lại cứ “cố đấm”, mặc dù họ cũng chưa biết có kiếm được một mâm cỗ thịnh soạn hay lại chỉ mang về một cục xôi hẩm? Phải chăng đây là lộ trình trong kế hoạch hình thành Đại Trung hoa (Great china) của Đặng Tiểu Bình?

Saturday, July 20, 2019

phí chia tay & lu chống ngập


1. kỳ họp nghị trường tháng 6, có anh nghị đề xuất "phí chia tay". khi bị gạch đá từ dư luận thì nghị thanh minh thanh nga là học ở nhựt bổn.
nhưng cái ở nhựt là phí đối với du khách nước ngoài khi rời nhựt chứ hổng phải phí chia tay của cần lao trong nước.
hoặc cố tình để lái dư luận, hoặc đọc chữ tác hiểu chữ tộ.

2. đang kỳ họp hội đồng thành phố có đuôi con rùa [chắc đầu nằm tít thổ đu hehe], có chị hội đồng đề xuất lấy lu đựng nước mưa giảm ngập. khi bị gạch đá thì cũng thanh minh thanh nga học từ nhựt bổn.
nhựt là cuốc da cực khan hiếm tài nguyên nước. chính sách tái sử dụng nước mưa đã có hơn 2 thập kỷ. việc họ có đề nghị tham khảo cũng là nhẽ dễ hiểu bởi họ cần nước, với lại họ chứa vào những hầm nước có tổng dung tích lên đến hàng chục triệu khối. nên nghe hay không thì phải biết chắt lọc, chứ chả lẽ khoai tây bảo dân tao chỉ ăn bánh mỳ thì cũng bắt chước đề xuất vàng vẩu mõm vuông khởi nguyên từ nền văn minh lúa nước bỏ cơm ăn bánh mỳ?
thế mới nói nghị này chém thì cũng chả sai, nhưng rất phi thực tế. thành phố này có khoảng 1,8 triệu hộ nội thành [19 quận trừ 5 huyện] với diện tích tự nhiên hơn 49,5 nghìn hecta. giả sử mỗi hộ có 1 cái chum 0,5 khối; lại giả sử có cơn mưa nhơn nhớn độ 200mm thì 1,8 triệu cái chum đó chỉ chứa được khoảng 0,9% tổng lượng nước mưa đổ xuống thôi, chống ngập vào mắt í.
dân tộc học thì nên bi bô về dân tộc, biết gì mà quàng xiên sang cả cấp thoát nước?

3. đông-lào hiện nay, các nhà khoa học & chuyên gia thực sự giỏi thấy cực ít phát ngôn, còn các thể loại giả cày giả cáo thì lại rất thích bi bô, nhưng chỉ tồ lô những điều như trẻ nít.


© 2019 Baron Trịnh

Friday, May 24, 2019

Người Việt: Rượu bia là đầu câu chuyện?

Thấy nghị trường đang cãi nhau như mổ bò về liên quan đến rượu bia. Lại nhớ bài viết cũ cách đây mấy năm khi dự thảo Luật này vừa được xây dựng. Nản với cả Luật.
-----------------


Tuần Việt Nam: Trước đây người Việt thường có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Giờ, vị trí miếng trầu được thay bằng bia rượu.

Rượu bia là… đầu câu chuyện
Từ khi đổi mới, cuộc sống ngày một khấm khá hơn, và văn hóa rượu bia của người Việt cũng chuyển biến, nhưng theo hướng… tiêu cực.
Người Việt uống rượu bia bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Từ nhà hàng sang trọng đến quán cơm bình dân. Trước đây người Việt thường có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Giờ, vị trí miếng trầu được thay bằng bia rượu. Quan niệm “Nam vô tửu như kỳ vô phong” như được chắp thêm cánh, góp phần vào thú vui uống rượu bia của đàn ông VN.
Không biết từ đâu, văn hóa “dzô…dzô” khi uống rượu bia lại được sử dụng nhiều đến như thế. Đi ngang các quán nhậu, chúng ta lúc nào cũng được nghe miễn phí những tràng đồng thanh: "Một…hai…ba…dzô”. Những câu quen thuộc trên mâm rượu, bàn bia như “cao bằng”, “bắc cạn”, “trăm phần trăm” cùng với những tiếng lóng, tiếng đệm,… tạo nên một bản sắc rất huyên náo và hài hước.
Cũng không biết từ đâu, xu hướng ký hợp đồng kinh tế trên bàn rượu bia lại thịnh hành đến như vậy. Người ta giới thiệu làm quen nhau là phải trên bàn rượu, người ta đàm phán các điều khoản hợp đồng cũng phải trên bàn rượu. Và thậm chí, người ta bàn thảo những việc chia chác phần trăm, bổ nhiệm quy hoạch lãnh đạo… cũng trên bàn rượu.

Monday, March 25, 2019

An-nam đặc tính cần-lao #8: Dân tộc thần thánh


An-nam là một dân tộc thần thánh như nhời ai đó đã nói. Nhưng thần thánh ở đây là những ước vọng hão huyền để che lấp sự yếu đuối, lười nhác và hèn nhát.
Thánh thần được tạo ra một cách khiên cưỡng để che đậy và thủ dâm tinh thần cho tâm thức tiểu nhược của xứ sở.

Từ những thần Kim Quy, Thánh Gióng trong đánh giặc ngoại xâm đến ông bụt cứu vớt những cuộc đời "bất hạnh" như chị Tấm, anh Khoai,... Từ những giấc mơ giàu sang của Chử Đồng Tử đến ước vọng no đủ của nồi cơm Thạch Sanh,...
Từ những giấc mộng hão huyền trở thành những ông vua, những hoàng hậu của những anh tiều phu, chị mò ốc,...
Những giấc mộng hoang đường với những thần thánh hoang đường!

Friday, March 22, 2019

Vì sao An-nam mê tín dị đoan?


1. An-nam là một dân tộc tin vào thần thánh.
Trong 2 cuộc Nam tiến và Tây tiến vĩ đại để hình thành nên An-nam-quốc-gia cong cong hình chữ S của ngày nay, tín ngưỡng thờ cúng được duy trì ở cả tầm quốc gia, dân gian và gia đình.
Ở tầm quốc gia, người ta thờ cúng các thần linh là những người có công hay các anh hùng dân tộc, chẳng hạn như đức Thánh Trần hay bà chúa Liễu Hạnh. Ở mức độ dân gian, người ta thờ cúng Thành hoàng của làng/xã. Thành hoàng có thể là người sáng lập ra làng, có thể là người làng có công với quốc gia, có thể là người khởi tạo nên nghề nghiệp cho làng,… và được triều đình phong kiến sắc phong. Ở mức độ gia đình, người ta thờ cúng tổ tiên và các vị thần theo truyền thuyết như tôn thần, thổ địa, thần tài, táo quân,…
Đây là một nét văn hóa đặc sắc, duy trì được đức tin và tín ngưỡng của cần-lao trước khi những tôn giáo chính thống như Phật giáo được giới thống trị truyền bá đan xen thờ cúng cùng tín ngưỡng truyền thống nói trên.

2. Có những hiện tượng huyền bí, tâm linh vẫn hiển hiện trong đời sống con người từ xa xưa đến tận ngày nay. Mặc dù khoa học đã và đang dần dần giải mã những hiện tượng đó nhưng đã xác định được những trường sinh học kết nối giữa người đã chết với người sống, hay việc một số người có khả năng ngoại cảm, khả năng nhìn thấy trước tương lai,…
Chính vì vậy, các nhà khoa học trên thế giới không bài xích những vấn đề duy tâm, đặc biệt là những bí ẩn trong các nền văn hóa lớn như Trung hoa, Ấn Độ, Ai cập,…
Có nghĩa, vẫn tồn tại những sự huyền bí của tự nhiên, được con người tìm đến như một đức tin trong cuộc sống, tạo ra sự tâm linh trong tâm trí của họ.