Saturday, August 30, 2014

Café sáng thứ 7 (#38): An-nam thời mạt giáo


1. Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” với kinh phí thực hiện là khoảng 4.000 tỉ đồng và áp dụng cho 327.127 học sinh đang gây nhiều tranh cãi lẫn bức xúc trong dư luận.
Tranh cãi không phải vì đổi mới hay đổi cũ, cải tiến hay cải lùi, cũng như cần-lao An-nam đã quá quen với những chính sách trên trời hay sặc mùi lợi ích nhóm trong ngành giáo dục. Mà là vì không hiểu tại sao Tp.HCM lại chọn và quyết liệt áp dụng cho toàn bộ các cháu học sinh từ lớp 1 đến lớp 3. Trong khi vấn đề này còn chưa rõ ràng về tính hiệu quả lẫn tác hại của nó, kể cả ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ.
Mạng xã hội và báo chí gần như vỡ tung khi một Facebooker đưa tin về một loại máy tính bảng có thương hiệu AIC Group - Smart Education được nhập về từ Đài Loan với giá 900.000 đồng bởi Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc Tế (AIC) - một đơn vị tư vấn cho Đề án trên. Dư luận nghi ngờ rằng, đây chính là loại máy tính bảng được đề xuất trong Đề án “sặc mùi tiền, thiếu tình người” nêu trên với giá đề xuất tận… 3 triệu đồng.

Monday, August 25, 2014

Sunday, August 24, 2014

Giáo dục thời rúc rào (#1): Ông bộ trưởng và triết lý giáo dục


Một nhà báo lão thành bình luận trên FB: “Lấy cái mốc từ Bộ trưởng Tạ Quang Bửu thì trình độ các bộ trưởng ngày càng kém”. Các bộ trưởng ở đây là của ngành giáo dục.
Không biết có phải nhận thức được điều này, hoặc đã kinh qua một nhiệm kỳ làm phó cho ông Nguyễn Thiện Nhân (một bộ trưởng giáo dục có thừa thành công ở việc hô hào xây dựng các phong trào cải cách trong giáo dục nhưng lại cũng có thừa thất bại vì không một phong trào nào thành công cả), mà ông Phạm Vũ Luận khi ngồi ở ghế Bộ trưởng bộ GD&ĐT đã trải lòng: “Tôi không tạo dấu ấn cá nhân”[1].
Dĩ nhiên phát ngôn ấn tượng này của ông Luận bị dư luận ném đá. Bởi lẽ, ai cũng hiểu rằng, nếu ông ngồi ghế bộ trưởng cho tròn vai thì không khác gì một công chức mẫn cán. Điều mà không ai mong muốn có ở một tư lệnh ngành. Nhất là trong thời điểm nghành giáo dục ngày càng suy đồi và tha hóa theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Friday, August 22, 2014

Góc ảnh độc (#9): Diên-ráng áo dài



Thursday, August 21, 2014

NGHÈ DỞM


Chỉ vì ngu dốt phải lông bông
Bổ túc vài lần hết phổ thông
Cậy bố làm quan, buôn chính trị
Sẵn máu du côn, bỏ nghề nông

Wednesday, August 20, 2014

Ngắn... ngắn #13


Một xã hội vẫn còn trạng thái mông muội và man di mọi rợ là khi những giá trị xã hội được đo đếm bằng cảm tính cá nhân chứ không phải bằng những thước tấc của pháp luật và những giá trị vật chất tầm thường được đem ra để so sánh với những giá trị tri thức.

© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Tuesday, August 19, 2014

Monday, August 18, 2014

Xếp hạng đại học 2014 và vị trí của Việt Nam


1. Bảng xếp hạng các trường ĐH trong top 500 của thế giới của ARWU (Academic Ranking of World Universities) năm 2014:


Stt

Top 10 thế giới

Top 10 châu Á

Top 10 Đông Nam Á

1

Harvard University

The University of Tokyo (21)

National University of Singapore (117)

2

Stanford University

Kyoto University (29)

Nanyang Technological University (159)

3

Massachusetts Institute of Technology

The Hebrew University of Jerusalem (70)

University of Malaya (375)

4

University of California-Berkeley

Osaka University (78)

University of Science, Malaysia (487)

5

University of Cambridge

Technion-Israel Institute of Technology (78)

-

6

Princeton University

Hokkaido University (107)

-

7

California Institute of Technology

Nagoya University (115)

-

8

Columbia University

National Taiwan University (116)

-

9

University of Chicago

National University of Singapore (117)

-

10

University of Oxford

Peking University (118)

-


Trong Top 500 ĐH hàng đầu thế giới theo xếp hạng của ARWU, không có trường ĐH nào của Việt Nam.

Saturday, August 16, 2014

Bộ trưởng Luận: Đừng lo súng chĩa vào mình


Tại Hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 15/8/2014. Ông bộ trưởng Phạm Vũ Luận có một đoạn phát biểu cực kỳ ấn tượng:

"Cần phải có lòng tin vào đội ngũ. Ai cũng có thể nói không tin được vào kỳ thi phổ thông, nhưng tôi đề nghị chúng ta không nói thế. Tư lệnh phải tin vào chiến sĩ của mình đang chĩa súng vào địch để giữ trận địa. Chứ cứ lo chiến sĩ chĩa súng vào mình, không lo chỉ đạo tấn công thì thua là chắc".


Nguồn nội dung và hình ảnh: Cắt từ báo Tuổi trẻ;
Title bài viết: Lấy theo title của VietnamNet.

Đọc thêm:
Bộ trưởng Luận và những phát ngôn ấn tượng.

Café sáng thứ 7 (#37): Tháng bảy cô hồn


1. Tháng bảy là tháng cô hồn. Cần-lao An-nam vẫn luôn tâm niệm vậy.
Không biết có phải ma xui quỷ khiến trong tháng cô hồn, mà nhiều vụ giết/chết người đã xảy ra với tính chất chung là rất nghiêm trọng và man rợ, mặc dù nguyên nhân thì khác nhau.
Chỉ mấy ngày đầu tuần, rất nhiều vụ giết người và những cái chết bất thường được báo chí đăng tải. Ngay gần trụ sở của Bộ công an (đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), một người đàn ông ngồi trong ôtô bị đâm thủng tim và chết. Ở Thanh Hà (Hải Dương), một ác tử nhẫn tâm giết 4 người trong gia đình và đã tự tử trong… trại giam. Một thanh niên ở Đình Bảng (Bắc Ninh) bị chết ở tư thế cổ nằm ngửa, nghe nói trước đó có nhặt được 2 bao tải tiền. Một cặp vợ chồng chủ cửa hàng ắc-quy chết bất thường trong nhà ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Một người đàn ông chết trong tư thế quỳ gối ở Yên Viên (Hà Nội). Xác một phụ nữ đang phân hủy trong phòng trọ ở Cà Mau chưa rõ nguyên nhân. Nạn nhân thứ 3 trong vụ cuồng sát người nhà vợ ở Tiền Giang cũng đã chết trong bệnh viện. Một xe ôm ở bệnh viện Chợ Rẫy (Tp.HCM) bị cắt cổ chết ở một bãi đất trống. Ở Đà Nẵng một nam thanh niên nhảy cầu Thuận Phước tự tử. 3 học sinh tiểu học bị chết đuối ở biển Quỳnh Lưu (Nghệ An). Ở Tuyên Quang, một người vi phạm giao thông tử vong (chưa rõ bị CSGT đánh hay tự ngã?).

Góc ảnh độc (#7): Chuẩn hông cần chỉnh



Thursday, August 14, 2014

Wednesday, August 13, 2014

Nói một đàng, làm một nẻo (hay trọng bệnh của giáo dục đại học An-nam)


Trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng bài phỏng vấn ông PGS.TS Nguyễn Văn Nhã - nguyên Trưởng Ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi với title cực kỳ ấn tượng: “Giáo dục Việt Nam hiện nay như đang đào tạo Voi, Hổ, Bò tót…”.
Trong bài phỏng vấn, ông Nhã có nêu mấy vấn đề như sau:

(1). Chất lượng đào tạo yếu kém: “Vấn đề cấp bách hiện nay là phải nghiêm túc xem xét lại công tác đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng… nơi trực tiếp cung cấp sản phẩm ra xã hội”.
(2). Dẫn đến tốt nghiệp ĐH thất nghiệp quay sang học nghề: “Vẫn xảy ra tình trạng ùn ùn kéo nhau vào đại học, sau đó thất nghiệp lại quay sang học nghề, vừa tốn kém cho các gia đình, xã hội cũng có thêm gánh nặng”.
(3). Lý do là thiếu đội ngũ giảng viên: “Đổi mới mà lực lượng người thầy chưa đủ đáp ứng được thì chúng ta chắc chắn thất bại”.

Monday, August 11, 2014

Góc ảnh độc (#5): Văn hóa... đái bậy


 Truyền thông... đái bậy!

Sunday, August 10, 2014

Người xin lỗi đáng ra phải là ông Thực!


Trên báo mạng Một thế giới đăng bài của ông nhạc sĩ Tuấn Khanh với tựa để: "Bài toán con cừu và ông thuyền trưởng - Lời xin lỗi dù muộn màng".
Vụ việc này xảy ra đã hơn tháng, tưởng chìm vào quá khứ lại được ông nhạc sĩ này lôi lên. Nếu mà lôi lên đúng thì không sao, đằng này lại sến xẩm cải lương xin lỗi xin leo ông giáo Thực, người đưa bài toán này vào sách giáo khoa lớp 2. Đành phải nói mấy câu vậy:


- Thứ nhất: Người xin lỗi đáng ra phải là ông Thực. Bởi vì: (1) ông Thực lấy bài toán (nguyên bản) của Pháp mà không ghi nguồn, có thể coi là đạo văn. (2) ông Thực ngụy biện trong lý do đưa bài toán này vào SGK với đáp án "Bài toán sai nên không giải được". (3) một bài toán dạng test tư duy cho học sinh tiểu học bị ông Thực đưa cứng vào chương trình sách giáo khoa.
Vì thế, đáng lẽ ông này phải xin lỗi các phụ huynh, các giáo viên tiểu học lẫn nền giáo dục An-nam vì đưa những thông tin ông chằng bà chuộc một cách phi lô-gic vào SGK.

Thursday, August 7, 2014

Bị hành hung, bác sĩ gánh hết trách nhiệm?


Tuần Việt Nam: Trong vấn nạn hành hung bác sĩ, bất an ở các BV, các bác sĩ là nạn nhân của chính họ và những yếu kém có hệ thống của ngành y.
Nhiều ý kiến đã mổ xẻ câu chuyện bạo hành bệnh viện, với việc quy trách nhiệm cho cả hai phía (áp lực xã hội và y đức bác sĩ). Nhưng, liệu quản lý Nhà nước của ngành y có vô can?

Yếu kém và thiếu đồng bộ
Ngoài những BV Trung ương và một số BV lớn tuyến thành phố, hầu hết các BV cấp tỉnh, huyện đều trong trạng thái thiếu hụt trang thiết bị.
Theo thống kê ngân sách quốc gia năm 2012, tổng chi ngân sách của ngành y tế là 5.168.710 triệu đồng, nhưng chi đầu tư xây dựng cơ bản chỉ chiếm khoảng 21,5%. Mức chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi cho đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế còn rất thấp.
Trong khi đó, hầu hết, các bác sĩ giỏi đều tập trung ở các BV trung ương và các bệnh viện lớn của tỉnh thành, nơi được đầu tư trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại. Còn tại các BV tuyến huyện/thị, chất lượng chuyên môn của các y bác sĩ không cao, phần lớn được đào tạo theo hình thức chuyên tu hoặc tại chức. Và ở những cơ sở y tế này, thiết bị luôn thiếu thốn, cũ kỹ và lạc hậu. Mà ngay cả được đào tạo bài bản, thì một đặc điểm của ngành y, môi trường làm việc thiếu các thiết bị kỹ thuật tiên tiến, và đồng nghiệp giỏi, sẽ hạn chế bước tiến tay nghề.

Monday, August 4, 2014

Sunday, August 3, 2014

Cải cách giáo dục đại học - Sao cứ phải đao to búa lớn?


I. Sau cuộc gặp với Thủ tướng, nhóm Đối thoại giáo dục (một nhóm tự nguyện gồm 8 trí thức Việt Kiều) do GS Ngô Bảo Châu dẫn đầu đã tham gia Hội thảo “Đối thoại giáo dục Việt Nam: Cải cách giáo dục đại học” do Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM tổ chức.
Hội thảo đã thu hút gần 200 đại biểu đến từ các trường ĐH trong và ngoài nước, trong đó có các quan chức cao cấp như Bộ trưởng bộ KH&CN Nguyễn Quân và Thứ trưởng bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga.
Trong hội thảo, với vai trò là người chủ trì, anh Châu đã thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu kém của giáo dục đại học VN như: Chất lượng thấp, giảng viên không đạt yêu cầu, bổ nhiệm GS tù mù,… dẫn đến GDĐH của VN đang tụt hậu và đi ngược lại với quy trình của các nước tiên tiến.
Vẫn biết anh Châu và các nhà khoa học Việt kiều đang rất tâm huyết trong việc cải tổ nền GDĐH, mong muốn đưa GDĐH của VN tiệm cận dần với các nước tiên tiến. Tuy nhiên, những gì anh nói thì ai cũng biết, và đã nói ra rả trên khắp các hội nghị, hội thảo giáo dục, chất vấn trong nghị trường và đăng tải thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tôi không có “diễm phúc” được cùng các nhà “khoa học nhớn” trong nước tham dự hội thảo để nghe cho hết các ý kiến tranh luận. Tuy nhiên đọc các phát biểu của dăm vị được báo chí trích dẫn thì thấy tư duy, nội dung và cách nhìn nhận về vấn đề không khác gì 10-20 năm về trước. Vẫn bài quen thuộc là đổ lỗi cho cơ chế, đổ lỗi cho các trường ĐH không tự chủ, không chịu đổi mới,… Rồi thiếu đấu tranh, thiếu dân chủ, thiếu sáng tạo,… Đại loại là những vấn đề mà đến trẻ con cũng biết và ngày nào cũng được nói trên báo đài vô tuyến. Thà như anh Châu và các nhà khoa học Việt kiều không có thực tế nên nói thế thì còn nghe được, đàng này các vị ngày nào cũng nghe, ngày nào cũng bàn mà vẫn ra rả cái điệp khúc đó thì chỉ có thể là quan liêu, xa rời thực tế hoặc hèn nên không dám nói thẳng.
Giá trị nhất, thực tiễn nhất của 2 ngày hội thảo chính là câu nói của bộ trưởng Quân: “Với cơ chế hiện nay, đơn giản chỉ riêng vấn đề lương cho GS Ngô Bảo Châu mà Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ như tôi cũng không quyết được thì cơ chế tài chính còn rất gian nan”.
Đến 2 bộ trưởng mà không quyết được lương cho một nhà khoa học thì tốt nhất nên dẹp hết đề án này hay đối thoại nọ, cải cách thế “lọ” hay đổi mới thế “chai” đi, thậm chí dẹp cả cái “quyết tâm chính trị”của cả hệ thống và “cây đũa thần” Nghị quyết 29/NQ-TW mà bộ trưởng Luận đang hô hào với một “trận đánh lớn”. Bởi vì cái nhỏ nhất này còn không làm được thì “mèo lại hoàn mèo” mà thôi.


Friday, August 1, 2014

Góc ảnh độc (#2): Nghịch lý


Đạp đi, kẻo đói

HỎI NẮNG


(Tặng Lavender)

Cho anh về xứ Quảng không em?
Miền đất cằn khô chưa mưa đã nắng
Nơi gió hát ru trên triền cát trắng
Ngất ngây say trong men rượu Hồng Đào.

Cho anh về nghe biển hát lao xao
Khúc hát tình yêu biển - bờ muôn thủa
Vọng cố hương chan chứa đầy nỗi nhớ
Điệu Nam Bình, tiễn bước Huyền Trân.