Wednesday, June 25, 2014

Hòn vọng phu - Lê Thương


Tên nhạc phẩm:   Hòn vọng phu (1, 2, 3)
Tác giả:                Nhạc sĩ Lê Thương (1914 -1996)
Ca sĩ thể hiện:      Thái Thanh



Nhạc sĩ Lê Thương (1914-1996) là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất trong thời kỳ Tân nhạc.
Ông tên thật là Ngô Đình Hộ, là một người làm nghề dạy học. Ông là một trong những người tiên phong viết Tân nhạc, trước cả thời điểm Nguyễn Văn Tuyên ra Bắc giới thiệu Tân nhạc.
Ông cũng chính là người sáng lập ra nhóm nhạc Đồng Vọng (nhóm Hải Phòng) cùng với Hoàng Quý, Hoàng Phú, Phạm Ngữ, Canh Thân.
Bên cạnh việc sáng tác, ông cũng là người phổ nhạc cho rất nhiều bài thơ hay của các nhà thơ Xuân Diệu, Thế Lữ, Huy Cận, Lưu Trọng Lư,...
Những tác phẩm nổi tiếng của ông như Bản đàn xuân, Một ngày xanh, Trên sông Dương Tử, Lời vũ nữ, Tiếng thùy dương,...Đặc biệt là loạt bài khi ông chuyển vào miền Nam sinh sống và dạy học, trong đó có 3 nhạc phẩm bất hủ là Hòn vọng phu.
Giới thiệu 3 nhạc phẩm Hòn vọng phu của Lê Thương, qua tiếng hát của danh ca Thái Thanh (bản pre 1975).

Nguồn: YouTube

Tuesday, June 24, 2014

Biệt ly - Dzoãn Mẫn


Tên nhạc phẩm:   Biệt ly
Tác giả:                Nhạc sĩ Dzoãn Mẫn (1919 -2007)
Ca sĩ thể hiện:      Thái Thanh



Nhạc sĩ Dzoãn Mẫn (1919 - 2007) là một trong những nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng trong làng Tân nhạc An-nam. Ông cùng hai nhạc sĩ Văn Chung và Lê Yên thành lập nên nhóm nhạc Tricéa (cùng thời với nhóm Myosotis của các nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh,...).
Nhắc đến nhạc sĩ Dzoãn Mẫn, người ta nhớ ngay đến nhạc phẩm Biệt ly. Khi nghe Biệt ly, người ta nhớ đến danh ca Thái Thanh. Biệt ly và Thái Thanh nổi tiếng đến mức được nhắc đến trong bản Giọt buồn không tên của nhạc sĩ Tô Giang: "Phòng trà nghỉ chân (Mỹ Trân?) nghe Thái Thanh ca Biệt ly".
Dzoãn Mẫn để lại khoảng 50 nhạc phẩm. Trong đó có những nhạc phậm nổi tiếng như: Hương cố nhân, Biệt ly, Một buổi chiều mơ, Bến yêu đương, Cô lái thuyền,...

Monday, June 23, 2014

Cô hàng hoa - Thẩm Oánh


Tên nhạc phẩm:   Cô hàng hoa
Tác giả:                Nhạc sĩ Thẩm Oánh (1916 -1996)
Ca sĩ thể hiện:      Mai Hương



Nhạc sĩ Thẩm Oánh (1916 -1996) là người sáng lập ra nhóm nhạc MYOSOTIS (Hoa Lưu ly) vào năm 1937 cùng với các nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Vũ Khánh, Trần Dư, Phạm Văn Nhường. Tên đầy đủ của ông là Thẩm Ngọc Oánh.
Ngoài viết nhạc và dạy nhạc, ông còn viết kịch. Ông từng giữ chức Giám đốc trường Ca-vũ-nhạc phổ thông Sài Gòn (1955). Các nhạc phẩm tiêu biểu của ông như Cô hàng hoa, Xuân về, Tôi bán đường tơ, Chiều tưởng nhớ,...
Giới thiệu nhạc phẩm Cô hàng hoa qua giọng hát của ca sĩ Mai Hương.

Nguồn: YouTube

Sunday, June 22, 2014

Tiếng xưa - Dương Thiệu Tước


Tên nhạc phẩm:   Tiếng xưa
Tác giả:                Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (1915 -1995)
Ca sĩ thể hiện:      Hà Thanh (Trần Thị Lục Hà)



Nhạc sỹ Dương Thiệu Tước (1915 -1995) là một một nhạc sỹ nổi tiếng và tiên phong của dòng Tân nhạc. Ông cùng các nhạc sỹ Thẩm Oánh, Vũ Khánh, Trần Dư, Phạm Văn Nhường lập nên một trong những nhóm Tân nhạc đầu tiên của An-nam - nhóm MYOSOTIS (Hoa Lưu ly) vào năm 1937.
Ông cũng là một trong những đệ nhất Guitar của Hà Thành thời đó. Những nhạc phẩm nổi tiếng của Dương Thiệu Tước thường gắn với mùa thu, sử dụng cả cả hai âm giai ngũ cung Á đông và âm giai thất cung Tây phương. Có thể kể như: Chiều, Đêm tàn bến Ngự, Ngọc lan,Tiếng xưa, Bóng chiều xưa, Cánh bằng lướt gió, Trời xanh thẳm, Khúc nhạc dưới trăng, Sóng lòng,

Nguồn: You Tube 

Saturday, June 21, 2014

Kiếp hoa - Nguyễn Văn Tuyên


Tên nhạc phẩm:   Kiếp hoa (1938)
Tác giả:                Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên (1909 - 2009)
Ca sĩ thể hiện:      Hương Lan



Nhạc phẩm "Kiếp hoa" (phổ thơ Nguyễn Văn Cổn) được coi là bản tân nhạc đầu tiên của An-nam (Mặc dù trước đó, đã có nhiều bản nhạc và nhóm nhạc theo nhạc lý Tây phương).
Ông cũng là tác giả của các nhạc phẩm nổi tiếng khác như Bông cúc vàng, Anh hùng ca.

Nguồn: You Tube

Café sáng thứ 7 (#33): Đứa con đi hoang và tinh thần “yêu nước sâu sắc”


1. An-nam là một dân tộc hãnh tiến cá nhân, lấy công danh làm thước đo cho sự thành đạt của đời người. Vì thế người người đi học, nhà nhà bắt con đi học với mục đích được làm quan. Chủ nghĩa duy chức hằn sâu vào tâm thức từ cần-lao thối tai khai bẹn đến đám em-chã-hưởng-xái thượng tầng.
Ở An-nam, làm quan không khó cũng không dễ. Không khó bởi vì không nhất thiết phải giỏi mới làm được quan. Còn không dễ thì ngược lại, là có giỏi cũng chưa chắc đã được bổ nhiệm làm quan.
An-nam bổ nhiệm quan chức theo chủ nghĩa lý lịch. Tuần tự là: Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, và cuối cùng mới là trí tuệ. Dĩ nhiên thằng quan dốt thì không muốn/dám nhận cấp dưới giỏi hơn, và cái cuối cùng (trí tuệ) đưa vào cho vui, chứ hầu như không có cửa làm quan.
Để duy trì và đảm bảo cơ chế đặc quyền đặc lợi của nhóm lợi ích. Điều tất yếu là những tiêu chuẩn bổ nhiệm quan chức phải được xây dựng phù hợp với chủ nghĩa lý lịch. Tỷ dụ 2 tiêu chuẩn không thể thay thế là phải nằm trong quy hoạch cán bộ nguồn và phải là đảng viên. Ngay cả các nghị viên được bầu bởi cần-lao để tham gia nghị trường cũng không ngoại lệ. Việc ông nghị Nghĩa (đoàn Đà Nẵng) đề xuất xóa bỏ cơ chế đảng cử dân bầu chả khác gì quả bom nổ giữa nghị trường và làm cho khối quan trẻ đang được quy hoạch và cơ cấu tiếp thót tim vì sợ.

Tuesday, June 17, 2014

HỎI HỌ DƯƠNG


       Này ông họ Dương tên Trì
Ông sang nước Việt làm gì hở ông
       Hoàng Sa Tàu cộng chiếm xong
Trường Sa tám tám máu hồng Gạc Ma
       Bể Đông đâu phải ao nhà
Lưỡi bò chín đoạn... mả cha giặc Tàu
       Giàn khoan có phải mồi câu
Láng giềng mà cứ đâm nhau thế à
       Ông sang hợp tác hay là
Giở bài mua chuộc chiếm nhà nước Nam?

Saturday, June 14, 2014

Café sáng thứ 7 (#32): Miệng quan, trôn trẻ


1. Trả lời phỏng vấn báo Đất Việt, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho rằng “Hoa quả Trung Quốc nhiễm độc... vẫn an toàn”. Theo ông Hồng, dư lượng hóa chất độc hại sử dụng để bảo quản hoa quả cao hơn quy định 2÷3 lần vẫn “cực kỳ an toàn” và “nên ăn” vì “chưa ảnh hưởng đến sức khỏe”(?).
Đây không phải là lần đầu tiên ông Hồng phát ngôn như thế. Năm ngoái ông này cũng có những phát ngôn gây sốc để “bảo vệ” các loại rau củ quả nhập từ Trung Quốc với mức dư lượng hóa chất bảo quản độc hại cao hơn hàng chục lần so với quy định.
Đối với người dân, họ không cần biết chất độc như thế nào. Họ tin vào sự khuyến cáo của quan quản lý, của các chuyên gia, nên khi thấy khuyến cáo mức độc nằm trong ngưỡng an toàn thì phần lớn họ yên tâm và… ăn.
Nhưng một người đứng đầu một cục chuyên về bảo vệ và kiểm định thực vật như ông Hồng thì không thể không biết rằng, các chất độc sử dụng trong bảo quản rau củ quả khi thâm nhập vào cơ thể thông qua đường thức ăn sẽ tích tụ tại trong các mô mỡ, mô máu. Và khi lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây ra nhiễm độc mãn tính đối với cơ thể người.

Wednesday, June 11, 2014

Bộ trưởng Luận và những phát ngôn ấn tượng


Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là một trong các thành viên Chính phủ tham gia trả lời chất vấn từ các đại biểu Quốc hội. TM & CN tổng hợp lại 10 phát ngôn ấn tượng của ông Luận trong phiên trả lời chất vấn.

1. Liên quan đến việc không quy định ngoại ngữ (tiếng Anh) là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, ông Luận nói: “Không bắt buộc thi ngoại ngữ là khâu đột phá trong cải cách giáo dục”.

2. Cũng liên quan đến tình hình dạy ngoại ngữ ở trường học, ông Luận nói: “Cách dạy ngoại ngữ tại trường học của chúng ta hiện nay không giống ai”.

3. Liên quan đến việc không rút ngắn chương trình đào tạo phổ thông, ông Luận chỉ cho đại biểu: “Nói như vậy để đại biểu biết trên thế giới có nhiều xu hướng giáo dục khác nhau”.

4. Liên quan đến thực tế đào tạo ở các trường ĐH - CĐ, ông Luận nói: “Chất lượng chưa tương xứng với văn bằng”.

Thursday, June 5, 2014

Làm ăn kiểu vậy, bôi trơn là tất yếu


(tiếp theo bài trước: Vì sao giới nghiên cứu ngày càng "ốm o"?)

Tuần Việt Nam: Với những khó khăn, bất cập và rào cản cơ chế đã nêu trên, cơ hội nào cho các giảng viên làm NCKH?

Để trả lời câu hỏi trên trong khuôn khổ một bài viết ngắn, người viết sẽ nêu ra những nhóm nguyên nhân chính và không đi sâu vào phân tích đầy đủ kèm theo những minh chứng cụ thể.

Cơ chế tài chính rối rắm, phức tạp
Đầu tiên là cơ hội tiếp cận.
Trong vài năm gần đây, cơ hội tiếp cận thông tin và được tham gia đấu thầu công khai các đề tài KH đang ngày một nhiều hơn nhưng con đường để một nghiên cứu viên trẻ giành được đề tài không hề dễ dàng.
Việc chia nhau “thị phần” trong chiếc bánh kinh phí NCKH vẫn xảy ra, một phần là do những người có “quan hệ” tranh đề tài về cho cá nhân và tổ chức của họ. Một phần do các bộ ngành phải phân bổ kinh phí để duy trì các cơ sở nghiên cứu yếu kém. Điều này đã dẫn đến hiện tượng xin cho và “chạy” đề tài nghiên cứu. Vì thế việc đấu thầu công khai nhiều nơi mang tính hình thức và khó có cơ hội cho các giảng viên ĐH.
Cơ hội được tiếp cận thông tin về việc tuyển chọn đề tài KH vẫn còn ít ỏi. Những thông tin được công khai trên các trang thông tin của cơ quan quản lý đề tài KH thường được cập nhật rất muộn. Những giảng viên ĐH là những nhà KH trẻ, những nhà nghiên cứu độc lập... nên hầu như không có cơ hội tiếp cận nếu không có những mối quan hệ theo kiểu “truyền thống”.
Ngay cả Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia được coi là công khai, minh bạch và tất cả các nhà KH đều có thể tiếp cận thì cơ chế và các điều kiện thực hiện đề tài lại quá khắt khe.

Wednesday, June 4, 2014

Vì sao giới nghiên cứu ngày càng "ốm o"?


Tuần Việt Nam: Các trường đại học là nơi làm việc của những người có học hàm, học vị nhiều nhất trong cả nước. Và NCKH là một phần tất yếu trong hoạt động chuyên môn của họ. Nhưng như đã nêu ở trên, số lượng giảng viên thực sự tham gia NCKH rất ít.
Diễn đàn về các nhà khoa học Việt Nam đã gợi mở nhiều điều đáng suy ngẫm về nội tình trong giới làm nghiên cứu. Nhằm cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc, chúng tôi xin đưa thêm góc tiếp cận mới để hiểu vì sao, nghiên cứu khoa học nước nhà chưa phát huy được hết tiềm năng.

Đổi giờ giảng dạy sang giờ nghiên cứu
Ở Việt Nam, có 03 lĩnh vực cung cấp nhân lực NCKH chủ yếu, bao gồm: (1) Các viện chuyên ngành thuộc 02 Viện hàn lâm khoa học quốc gia và các bộ ngành; (2) Các trường đại học- cao đẳng; (3) Các trung tâm, viện trực thuộc các tỉnh, thành phố.
Xét về số lượng nhân lực tham gia NCKH, các trường đại học phải chiếm tới 2/3 số người tham gia NCKH. Bởi lẽ, giảng viên đại học ngoài công tác giảng dạy phải thực hiện NCKH để phục vụ giảng dạy.
Theo quy định tại Quyết định 64/2008/QĐ-BGDĐT về việc Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên. Mỗi giảng viên tối thiểu phải có 500 giờ NCKH (Phó GS: 600 giờ, GS: 700 giờ), quy đổi tương đương khoảng 150 giờ chuẩn giảng dạy.
Khối lượng giờ NCKH được xác định qua các hoạt động khoa học như viết giáo trình, viết sách tham khảo, viết báo, chủ trì và tham gia đề tài các cấp, tham gia các hội thảo KH, hướng dẫn sinh viên trong các hoạt động KH…
Cứ tưởng rằng đây là hoạt động chuyên môn thuần túy, và không khó khăn gì để đạt được. Vì chỉ cần có một bài báo đăng trên tạp chí KH chuyên ngành hoặc hội thảo KH trong nước là đã có khoảng 300 ÷ 700 giờ NCKH (tương đương với khoảng 100 ÷ 200 giờ chuẩn giảng dạy). Thế nhưng điều này ngược lại hoàn toàn.

Sunday, June 1, 2014

Năm loại sâu mọt


Theo Hàn Phi (thiên XLIX, quyển XIX), nước loạn thường có 5 loại sâu mọt (ngũ đố). Và những loại này sẽ làm mất nước (từ cũ, mới phải dùng từ mất chế độ). Cụ thể:

1. Bọn học giả điếm chữ: Bọn này thường đem cái tài biện luận ra để tô vẽ những điều không còn giá trị thực tiễn. Làm cho người ta ngờ vực giữa cái hiện tại và quá khứ, dẫn đến nghi ngờ pháp luật và chính sách hiện tại.


2. Bọn tuyên truyền cực đoan: Bọn này là cái loa cho để cho các đối tượng có mục đích lợi dụng. Chúng bày ra những chuyện dối trá, lấp liếm ngụy biện cái sai để đánh lừa sự nhìn nhận của dư luận. Chúng tô hồng và đánh bóng các chủ thuyết của nhóm lợi dụng mặc dù biết điều đó là sai trái.