Sunday, November 30, 2014

Ngắn... ngắn #16


Lỗ hổng chết người trong cơ chế quản lý nhà nước của An-nam là quyết định của tập thể thì bắt buộc tất cả các thành viên của tập thể đó phải tuân thủ.
Tuy nhiên, quyết định tập thể này lại chỉ được xây dựng và thông qua bởi thiểu số những người nắm quyền lãnh đạo tập thể. Và dĩ nhiên, không ai điên đến mức tự giơ tay tát vào mặt mình cả.

© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Monday, November 24, 2014

Vụ "Nhặt xương cho thầy" - đôi điều cần nói thêm


Liên quan đến câu chuyện "Nhặt xương cho thầy" được chiếu trên VTV3 và bị dư luận ném đá dữ dội đến mức bộ 4T phải phạt nhà đài 30 triệu cho hành vi này. Chuyện phạt có đúng thẩm quyền hay không được các diễn đàn báo chí bàn luận thì tôi không quan tâm, stt này là nói về dư luận xã hội cho clip này.
Cá nhân tôi thấy clip này là bình thường. Bởi lẽ, theo quan điểm của tôi, giá trị của người thầy, người cô là do chính học trò của họ đánh giá. Cùng một người thầy thì sự đánh giá của học trò xấu tốt đều có cả. Và ở một xã hội mà truyền thống "tôn sư trọng đạo" đã bị tầm thường hóa (do cả nguyên nhân từ người thầy, từ học trò, từ cơ quan quản lý giáo dục và từ xã hội) thì những chuyện như thế không có gì là lạ.

Saturday, November 22, 2014

Bộ trưởng Luận và lá thư kinh dị


Bác Luận bộ Dục có biên một cái thư chúc mừng ngày 20/11. Tôi cũng là đối tượng được bác í chúc mừng nên cảm ơn cái thịnh tình của bác í.
Nhưng đọc bức thư của bác í, thấy hãm quá. Không biết là bác í tự biên hay thư ký biên hộ. Nhưng câu cú, văn vẻ, ngữ nghĩa, xưng hô và thông điệp truyền tải, thậm chí ngữ pháp cơ bản,... thì không khác gì văn phong của anh cán bộ văn hóa xã có trình độ trung cấp và học trung bình yếu môn văn ở phổ thông, viết hộ ông chủ tịch xã đọc trong buổi mít tinh chào mừng 20-11 của trường mẫu giáo.
Đường đường bác í là bộ trưởng, là tư lệnh ngành, thế mà lại biên là thay mặt cán sự đảng với lãnh đạo bộ mà thấy thương quá. Cứ như vị trí bộ trưởng Giáo dục là bù nhìn, được người ta đặt ngồi ở đó cho vui.
Bác í chuyển giọng gọi thầy giáo, cô giáo là đồng chí. Không biết bác í có bị ngẫn hay cuồng từ "đồng chí", bởi lẽ, trong gần 1 triệu giảng viên, giáo viên, công nhân viên của ngành giáo dục, phải có đến hơn 80% không phải là đảng viên, và những người này chưa bao giờ là "đồng chí" với bác í cả.

Friday, November 21, 2014

10 phát ngôn ấn tượng từ nghị trường


Mặc dù còn 1 tuần nữa mới kết thúc kỳ họp thứ 8 - QH khóa XIII. Nhưng có lẽ cần-lao An-nam cũng không cần nghe thêm nhiều hơn nữa những câu nói ấn tượng (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, cả tiêu cực lẫn tích cực) của các ông bà nghị và các "tư lệnh ngành" bị chất vấn trước nghị trường hay thảo luận tổ.
Tôi tổng kết và lựa chọn sớm 10 phát ngôn ấn tượng từ nghị trường của kỳ họp này.
(Lưu ý vị trí tôi sắp xếp có sự sắp đặt theo tính chất bắc cầu hehe).
----------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Ông Trương Trọng Nghĩa (ĐBQH đoàn Tp.Hồ Chí Minh): Những gì dính đến vốn nhà nước như một cây khế ngọt qua lại và cứ trèo hái như vậy.

2. Ông Nguyễn Bá Thuyền (ĐBQH đoàn Lâm Đồng): Toàn là Đảng viên, cán bộ giữ tài sản sao mất nhiều thế?

Wednesday, November 19, 2014

Ngắn... ngắn #15


Đặc tính dễ nhận thấy của cần-lao An-nam là luôn ỷ mạnh hiếp yếu, nhưng lại luôn khiếp sợ trước kẻ mạnh hơn. Điều này thể hiện một tính cách hèn mọn, yếu đuối, dối trá và ti tiện của đại đồng cần-lao.
Cùng là hai thằng ăn vụng miếng thịt ở đình làng. Nhưng thằng mõ bị (hầu hết) cả làng hổ báo nhảy vào bới móc, chửi mắng, xỉa xói, miệt thị,… đến mức phải tự tử hoặc bỏ làng đi mới yên thân.
Thế nhưng thằng lý trưởng ăn vụng thì (hầu hết) cả làng, từ thằng to đến thằng bé, từ thằng già đến thằng trẻ,… nhắm mắt làm ngơ như không biết, và chỉ dám chửi thầm trong bụng!

© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Monday, November 17, 2014

Lại chuyện cử nhân thất nghiệp


Theo báo VnEconomy, tại báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền gửi đến Quốc hội, trước thềm phiên trả lời chất vấn trực tiếp vào sáng 19/11 về tình hình lao động - việc làm. Trong đó có nêu: tính đến hết quý 3/2104, cả nước có 174 ngàn lao động có trình độ đại học thất nghiệp, chiếm 16,8% tổng số người thất nghiệp.
Câu chuyện cử nhân, thậm chí thạc sĩ thất nghiệp đã được nói quá nhiều, từ nghị trường đến dư luận xã hội. Các nguyên nhân, giải pháp cũng đã được mổ xẻ dưới nhiều khía cạnh bởi các nhà quản lý, chuyên gia, báo chí,... Tôi cũng đã có vài bài đăng báo nói về nguyên nhân của tình trạng này. Thế nên, không đề cập thêm nữa.
Nhân việc có số liệu mới nhất như trên, kể lại câu chuyện nhỏ,nhưng có thể xem như một ví dụ thực tiễn giải thích tại sao nhiều cử nhân thất nghiệp đến thế.

Sunday, November 16, 2014

Góc ảnh độc (#21): Vẫn khùng,... là zai!

Vẫn là câu chuyện vua Hùng
Sinh ra một lũ vừa khùng vừa điên 

Này cu, quần thiếu thắt lưng
Dạo cắt vào dái thì đừng khóc la

Saturday, November 15, 2014

Café sáng thứ 7 (#41): Cường quốc thơ và nỗi buồn giáo dục


1. Đầu tuần, giới viết lách An-nam trên mạng xã hội Facebook nhộn nhịp hẳn lên khi bài thơ “Mưa Hội An” của tác giả Nguyễn Công Khế được đăng trên báo Thanh Niên, cả báo giấy lẫn báo online. Những người thạo tin cho rằng, tác giả chính là ông Khế - cựu Tổng biên tập của Thanh Niên.
Có nhiều tiêu chí để đánh giá một bài thơ hay. Có thể hay về cảm xúc, hay về hình tượng, hay về ngữ nghĩa, hay về vần điệu, thậm chí hay về cách chơi chữ,… Và dĩ nhiên, không thể tìm thấy điều này trong bài “Mưa Hội An” của ông Khế.
Bài thơ ông Khế nói về nỗi nhớ quê, nhớ mẹ trong một đêm mưa. Chuyện tâm tư, cảm xúc riêng của ông thì chắc ai cũng tôn trọng, hay dở là việc của ông, và thiên hạ cũng chẳng nhàm đàm nếu bài này không đăng chình ình trên mặt báo, lại là tờ báo lớn. Thế nên mới có chuyện dân tình ỉa đái vào thơ ông, thậm chí xúc phạm đến cả cảm xúc về mẹ của ông.
Báo Thanh Niên, ngoài “nhiệm vụ chính trị” của “báo chí cách mạng” thì mục tiêu tối thượng là phục vụ độc giả. Bởi lẽ, độc giả là người bỏ tiền ra mua báo giấy, bỏ thời gian vào đọc báo online. Và độc giả là người “nuôi” tờ báo sống, cũng như là nguồn động viên về tinh thần đối với người làm báo.

Monday, November 10, 2014

"Nỗi lòng người đi" hay "Tôi xa Hà Nội"?


Baron Trịnh: Đang có một nghi vấn về tác giả thật của nhạc phẩm Nỗi lòng người đi mà lâu nay vẫn được biết đến với tác giả là nhạc sĩ Anh Bằng.
Có lẽ vụ việc này sẽ còn tốn nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu âm nhạc, các nhạc sĩ và những người liên quan. Tôi copy các bài viết về đây để lưu giữ những thông tin về một nhạc phẩm mà tôi vẫn yêu thích.
Trước khi đến với các bài viết liên quan đến tác giả của nhạc phẩm, mời bạn đọc thưởng thức Nỗi lòng người đi qua giọng ca tuyệt tác của ca sĩ Vũ Khanh và hình ảnh về lời của bài hát vẫn ghi tên tác giả là nhạc sĩ Anh Bằng.

Nguồn: YouTube

Khế... mưa!


       Ngồi buồn đọc được bài thơ
Của ông tên Khế viết về trời mưa
       Mưa đêm, không phải mưa trưa
Ông nằm phố Hội, nhớ xưa Thăng Bình
       Rằng mưa rơi rất thình lình
Mái tôn mái lá quê mình hứng mưa
       Hội An cũng đất quê xưa
Ông nhớ đến mẹ, đêm mưa dãi dầu
       Dĩ nhiên chuyện đã hơi lâu
Nhưng ông vẫn nhớ, mặc dầu đang (ở) quê
       Nhớ nhiều có thể ông phê
Nên câu với cú lê thê dài dòng

Sunday, November 9, 2014

Góc ảnh độc (#20): Gái khùng!


Chung quy cũng tại vua Hùng
Sinh ra một lũ vừa khùng vừa điên

Chân dài, da trắng mắt nâu
Nhưng không có óc trong đầu, phỏng em?

Thursday, November 6, 2014

Thu nhập giảng viên An-nam (2) - Dạy thêm được bao nhiêu?


Vẫn chủ đề về thu nhập của giảng viên An-nam, vì các bạn ngẫn ấy có đề cập là tiền dạy thêm (hay mỹ miều là thỉnh giảng) cũng tương đối, góp phần kiếm tỷ bạc/năm của các giảng viên, nên tôi lại phải khai sáng cho các bạn người zời ấy. Toàn chém chuyện trên mây, khổ!

1. Thứ nhất phải rành mạch rằng, chuyện đi dạy thêm của giảng viên đại học khác mấy cô giáo tiểu học luyện bài lẫn mấy thầy phổ thông luyện đại học. Bởi vì nhiều người nói, mấy thầy cô phổ thông dạy thêm nhiều tiền thế thì dạy đại học nhiều phải biêt.
Ở phổ thông và tiểu học, các thầy cô lùa đám học sinh ngẫn đến, ra dăm bài tập, giảng giải một tý rồi thu mỗi đứa mỗi buổi từ vài chục đến hơn trăm nghìn, tính lìu tìu tuần 3 buổi với khoảng 50 học sinh thì cũng được khoảng 30-50 triệu/tháng. Những đấy chỉ là phần thiểu số, dăm cô giáo ở các thành phố lớn, mấy thầy luyện thi có tý tiếng tăm. Còn cơ bản ở nông thôn và miền núi, mời bọn trẻ đi học còn khó, nói gì tiền.
Giảng viên đại học dạy nó khác, để có thể chém được 5 tiết, mất khối công sức. Tất nhiên trừ đám thợ dạy lìu tìu, cầm bài giảng hay chiếu PowerPoint để đọc, khi mất điện thì ngẫn ngơ như bò con lạc mẹ. Còn thợ dạy là như thế nào thì mời đọc loạt bài "Thầy dạy hay thợ dạy" của tôi biên trên Tuần Việt Nam.

Wednesday, November 5, 2014

Thu nhập giảng viên An-nam (1) - Thực sự là bao nhiêu?


Là thế này, có bạn Tag mình bài báo trên VNN của bạn hiệu trưởng trẻ trường FPT rằng: Thu nhập giảng viên (An-nam) cao nhất hơn 1 tỷ/năm. Chuyện thiên hạ, chả muốn chém zó, nhưng thấy mấy bạn liếm láp bơ sữa ở Khoai Tây một thời gian, về nước cứ như người zời, toàn nói chuyện trên mây, y như mấy hội thảo cải cách giáo dục đại học cách đây mấy tháng, nên cũng nên nói cho các bạn í hiểu, để lần sau bớt bi-bô những điều tối nghĩa đi. Đối tượng nói trong stt này là giảng viên, từ to đến bé, không nói đến các đối tượng ngành nghề khác trong xã hội.

1. Đầu tiên phải xác định cái từ "tỷ", nghe có vẻ rất to, nhưng lại cũng rất bé. Dĩ nhiên là nói về tiền ông Cụ, chứ tiền ông Ô-ba-ma thì chả có ai (sở hữu tỷ Ô-ba-ma) điên và thừa thời gian đi chém zó mấy cái vớ vẩn, lìu tìu của xứ An-nam cả.
Đại loại những ông mà trả tiền cho buổi chén anh chén chú dăm người 5-7 triệu thì tỷ bạc là chuyện bình thường. Còn mấy ông mua được cái đầu cá tươi chợ chiều về nấu nồi canh chua để vợ chồng con cái xúm xít vào sụp soạp thì trăm triệu đã là to lắm, nói gì đến tỷ.

Monday, November 3, 2014

Đeo chuông cho mèo


Sáng đầu tuần, điểm tin như thường lệ, thấy báo chí mạng An-nam đua nhau giật tít nhời của chị nghị Khá (đoàn Trà Vinh) phát biểu hôm 1/11 tại nghị trường rằng, để tái cơ cấu kinh tế thì “cần phải mạnh dạn cắt đi “cái đuôi” của nhóm lợi ích”.
Nhời của chị nghị này quả là hay, là sáng suốt, thế nên báo chí An-nam đua nhau giựt tít, cần-lao thối tai khai bẹn hồ hởi hồ hởi. Cứ như ngày mai các ông bà nghị - đại diện cho đám cần-lao vung yêu đao, tham đao chặt “cái đuôi” của "nhóm lợi ích" như dùng dao phay chặt chuối.
Từ “nhóm lợi ích” hay "lợi ích nhóm" không mới, trên thế giới có lẽ đã quen dùng cả vài trăm năm rồi. Còn ở An-nam có từ bao giờ thì chả biết, chỉ biết sau bài phát biểu của cụ Tổng trong diễn văn bế mạc hội nghị Trung ương V khóa XI rằng: “Công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, phân cấp đầu tư chưa phù hợp, có nơi, có lúc còn bị chi phối bởi tư tưởng cục bộ, lợi ích nhóm”. Thì thấy nhóm từ này ngày một được dùng rộng rãi trên báo chí và từ miệng của quan chức từ thượng tầng tủ lạnh đến hạ tầng bần nông vừa mới thoát cảnh lông bông lội bùn cào đất hehe