Wednesday, September 30, 2020

NGỒI BUỒN TỈA TÓT TIỀN NHÂN #2

 

Cụ Tố Như viết Truyện Kiều 

Cái hay cụ nói toàn điều hiển nhiên 

Lại lồng câu chữ rất duyên 

Cộng thêm điển tích khắp miền mọi nơi 

 

Nói chung Kiều để đọc chơi 

Nhưng mà bình luận lại hơi dài dòng

Bởi vì điển tích không thông

Để hiểu thì phải mất công tra tìm 

 

Thời xưa học chữ thánh hiền

Quanh đi quẩn lại mấy nghìn chữ thôi

Tất nhiên là chữ Tàu rồi

Rất ít người học vì hơi tốn tiền

Lại thêm mục đích đầu tiên

Học xong thi đỗ bổ liền làm quan

Còn ai bị trượt không oan

Về làng dạy chữ mỏi mòn kiếm cơm 

 

Truyện Kiều biên bằng chữ Nôm

Nhưng phần điển tích toàn chôm bên Tàu

Thế nên chữ đọc không sâu

Thì không rõ nghĩa mới sầu mới bi 

 

Bần dân mù chữ nghĩ suy

Kiều là kiệt tác rất chi lòng vòng

Bởi vì đọc thuộc lòng lòng

Vậy mà không hiểu từ trong ra ngoài

Thế là tranh cãi nhau hoài

Ông nào cũng đúng cũng đòi đỉnh cao 

 

Cụ Tố thành đại thi hào

Truyện Kiều từ đó liệt vào quốc thơ

Dể cho dân chúng ngu ngơ

Hơn hai thế kỷ vừa mơ vừa màng

*

***

Lời quê chắp nhặt làng nhàng

Chả vui cũng chả được tràng vỗ tay 

 

© 2020 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

 

Cùng chủ đề:

NGỒI BUỒN TỈA TÓT TIỀN NHÂN #1




Monday, August 3, 2020

An-nam đặc tính cần-lao #9: Mê tín dị đoan #1


đông-lào bộ-lạc không có quốc-giáo, thế nên cũng chả có đức-tin (nót niềm-tin). đấy là bi kịch của xứ sở.

thời thiên đàng, sau một thời gian "bài tín trừ phong" đập đền phá chùa phân biệt lương giáo thì tín ngưỡng và tôn giáo được hưng phát trở lại, đặc biệt là phật-giáo.

zờ, cần-lao nghiễm nhiên coi phật-giáo như quốc-giáo, nhà nhà thờ phật, người người mở mồm ra nói triết lý nhà phật. nhưng xét một cách toàn diện, những người am hiểu về phật-pháp và những người là phật-tử chính thống lại cực ít.

phần lớn cần-lao bi-bô về những triết lý nhà phật ở mấy quyển sách bán vỉa hè. phần lớn người ta mặc đồ nâu sồng ngày lễ đến chùa và tự xưng là theo đạo phật. nhưng đám này chẳng hiểu gì về phật-pháp cả, thậm chí không phân biệt nổi di-lặc với a-di-đà, chả cần biết phật gì, cứ thấy tượng là chắp tay vái như bổ củi và bi-bô "a-di-đà-phật". lại là bi kịch của xứ sở khi đám này chiếm đại đa số trong xã hội.

sự ngu dốt đến mức chúng không phân biệt được tôn giáo, tín ngưỡng, triết lý, dị đoan. tui suýt sặc nước tắc tử vì đọc trên fb của một ngài theo đạo thiên-chúa, một fan của ngài vào comment đại loại như này: "a-di-đà-phật, cầu chúa sẽ che chở cho anh".

thấy phê-cê-bốc đang ồn ào vụ có gái hóa trang quán-thế-âm-bồ-tát mặc áo cưới với vụ mấy anh sư xài rolls-royce phantom limousine dài chục mét rước cây bồ-đề. tui thì thấy chuyện đó bình thường, chả có gì đáng nói cả. bởi lâu nay đọc báo lá ngón biên về đám sư dổm có mà đầy chuyện, thịt chó, rượu, gái gú, vơ vét tiền bạc, kiếm bằng cấp dổm, xây lâu đài biệt phủ đủ cả.

có hóa trang mặc bikini đóng giả bồ-tát với đám sư mặc quần soóc cởi trần ngồi rolls-royce cũng chả có gì lạ cả. nói gì mặc áo dài cưới với vẫn bận cà-sa.



© 2018 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.


Cùng chủ đề:

Đọc thêm:

Monday, July 27, 2020

phòng trà đà-lạt


có một thời tui lang thang ở đà-lạt, mục đích đi tìm động hoa vàng cho khỏi bẽ bàng nhân thế. nhưng hỡi ôi chuyện đời thì không như mơ để cho gã ngu ngơ ôm sầu một khối. may mà nó tan chảy ra được chứ không giờ tay nhặt lá chân đá ống bơ chứ chả đùa.

nói thế để biết là tui rành đà-lạt phết, chả đến mức như dân bản địa nhưng ngóc ngách nào cũng khám phá, nhất là đối với một gã si tình lại biết linh tinh đủ các ngón nghề thơ nhạc họa.

dĩ nhiên các phòng trà cũng đã lượn khắp, từ thủa thời leo lét ánh đèn với tiếng lèng xèng của ghita gỗ. dần dần nó không còn chất đà-lạt nữa, mà chuyển sang kinh doanh một cách thuần túy. lần cuối tui ngồi phòng trà cách đây 6 năm cùng mỹ nhân xứ núi bà-đen.

đã kinh doanh thì mục tiêu phải là lợi nhuận, vào phòng trà là để thưởng thức âm nhạc, thế nên giá nó hẳn là cao hơn quán cafe thông thường là lẽ tất yếu. còn cao thấp như nào thì tui hổng quan tâm.

có điều, như tui đã từng biên trên fb rằng, có đến hơn 90% cần lao xứ này mù âm nhạc. cũng là tất yếu mà thôi vì đến lịch sử nó còn méo mó nói tró gì đến âm nhạc với các thể loại từ máu me chém giết đến dung tục thô thiển thủa kim tiền. từ ngáp lệch cả quai hàm trong lúc nghe nhạc thính phòng ở thượng tầng đến khoe khoang đêm nhạc rất hay nhưng hay nhất là anh đánh trống vì đánh phát nào cũng trúng và trúng phát nào cũng kêu của đám trọc phú bán đất hay bố làm to.

thế nên tui cho rằng hơn 90% khách du lịch vào phòng trà ở đà-lạt với mục đích khoe và chụp ảnh tự sướng, rằng ta cũng đã từng đến phòng trà, chứ đàn gảy tay trâu, biết thưởng thức âm nhạc đếch đâu mà nghe. nhớ có một lần vào quán chị giang khùng, có một đoàn khách vào cực ồn ào náo nhiệt một cách thô thiển đến mức chủ quán chán không thèm hát nữa.

thế nên có cầu ắt có cung, có đám trọc phú học làm sang thì khắc có đám kinh doanh sự tự sướng thiểu học và rẻ tiền này. nên cũng là sự bình thường trong một xã hội kim tiền và suy thoái trầm trọng đạo đức. đến sân khấu hài cấp cuốc da 6 tháng một lần còn vô số sự thiểu năng và thiếu tự trọng, nói gì cần lao thối tai khai bẹn giàu lên từ sự bất công bằng xã hội.

đơn giản nó là như vậy thôi!




© 2020 baron-trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet

Friday, July 17, 2020

em phải đến hà-giang thi tốt nghiệp [update 22.7]


[chuyện 2 năm trước, lưu lại trên fb]

#1. hà-giang

toán từ 1 điểm thành 9 điểm, lý từ 1 điểm thành 8,75 điểm, hóa từ 0,75 điểm thành 9,5 điểm, tiếng-anh từ 1,2 điểm thành 9 điểm.

tiêu cực trong giáo dục, tui tin rằng tỉnh thành nào cũng có. nhưng "hoành tráng" như hà-giang nói trên có lẽ hơi hiếm, đi way-tàu phi vào khách sạn 5 sao thì đúng là coi zời bằng vung.

hình như máu liều nó có căn gốc của nó. nhớ xưa sầm-đức-xương đòi tụt quần chứng minh trym bị liệt trước tòa, rùi đến cả "cây phả hệ" quan chức của họ triệu đúng quy trình.

xứ này có cổng trời quản-bạ, quả là một bước lên zời hehe

xứ thổ đu nghìn năm vật lộn còn móc trym đứng giữa phố đái bậy, nên xứ riệu-ngô thêm tý điểm cho con em nó đi học trường nhớn có gì mà to tát. miễn các cháu í sau cứ về hà-giang gây dựng cơ đồ, đừng mon men bờ hồ [hoàn-kiếm] là được hố hố...



#2. em phải đến hà-giang thi tốt nghiệp

như tui đã từng nói trên fb, là trong thời đại anh-tẹc-néc, những chuyện ở gậm giường cũng có thể lôi ra được.

ăn theo vụ hà-giang, bắt đầu có những thông tin về kết quả kỳ thi tốt nghiệp thpt quốc-gia tại các địa phương khác có dấu hiệu bất thường, tỷ dụ như ở sơn-la đang có mấy trường hợp. cứ đà này, có khi vài chục tỉnh thành dính trấu.

về lý thuyết mà nói, việc sửa điểm trắc nghiệm là việc làm không đơn giản tý nào cả, bởi lẽ trong quá trình lưu bài thi, chấm và công bố điểm luôn có một hội đồng để thực hiện, giám sát, kiểm tra và bảo vệ. việc mới phát hiện một cá nhân trong vụ hà-giang mới là cái ngòi.

thực chất, những việc như vậy điều tra khá dễ. đơn giản nhất là xét thân nhân của các cháu học sinh "được" sửa điểm. tỷ dụ như cha của một cháu học sinh được "sửa" điểm là phó sở dục tỉnh này chẳng hạn.

nhưng nói lý thuyết là thế, còn thực tế thì cực nhì nhằng. ngay có mỗi vụ nhỏ như con thỏ là anh dáo-xư gì có tên vần ồn đạo văn mà điều tra mãi chả được, bởi nghe đâu anh í dọa sẽ tung hê lên tất cả và anh dáo-xư vần êm cũng chả thoát tên khỏi họ đạo, thế nên zờ đang tạm hòa cả làng.

là có muốn làm hay không thôi, chứ làm thì cái tổ con tò vò sẽ lộ hết. như anh phó phòng khảo thí sửa điểm này, ít nhất phạm 3 tội: nhận hối lộ [nếu điều tra có nhận tiền sửa điểm], lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả rất nghiêm trọng, phạm tội có tổ chức [nếu điều tra ra có đồng phạm]. 3 tội này có thể cộng án từ 20 đến 25 năm. khẳng định luôn là truy tố và quy án phát là sẽ khai ra cả ổ, cấm cãi.

nhưng đôi khi vì một cái gì đó người ta lại cho là nhỏ, và đôi khi một con ngựa tạm đau để cả tàu không bỏ cỏ. ngày xưa anh tô thương tích đầy mình với vài cái ảnh khỏa thân mà nghe đâu liên quan đến anh xương trym liệt, nhưng hết lình xình là anh lại về vui thú điền viên ở nơi mang tên biệt phủ.

cả nhà đều vui, là thế. chỉ tội hơn trăm cháu bị hạ điểm thì phần lớn lại được ở nhà chơi thêm năm nữa, năm sau bố mẹ tính tiếp.



#3. chấm bài thi trắc nghiệm như thế nào?

về nguyên tắc, bài thi từng môn sau khi thi xong sẽ được kiểm và niêm phong [theo từng phòng thi], ngoài bì đựng bài thi có 5 chữ ký, 2 chữ ký của giám thị coi thi, 1 chữ ký của thư ký nhận túi bài thi, 1 chữ ký của phó trưởng điểm thi và 1 chữ ký của trưởng điểm thi. quy trình cực chặt chẽ.

các túi bài thi của buổi thi đó tiếp tục được bỏ vào rương sắt và niêm phong. sau đó chuyển về hội đồng thi của tỉnh/thành phố. quá trình vận chuyển và giao nhận có đủ thành viên được phân công của hội đồng thi, thanh tra, công an,... với 9 môn thi thì số lượng bài thi cực lớn, có bỏ chung nhiều môn vào rương sắt [như buổi thi môn tổ hợp] cũng phải vài chục rương là ít.

sau khi kết thúc kỳ thi, các hội đồng thi sẽ tiến hành quét file ảnh các bài thi trắc nghiệm. hội đồng thi [người chỉ đạo thường sẽ là phó chủ tịch thường trực hội đồng] sẽ cho mở niêm phong rương đựng bài thi, lấy từng túi bài thi cắt mép [không cho rách rời khỏi túi]. sau đó lấy phiếu trả lời trắc nghiệm ra, đánh dấu thí sinh vắng mặt, tiến hành scan rồi bỏ lại vào túi bài thi và niêm phong trở lại.

toàn bộ dữ liệu ảnh quét bài làm của thí sinh sẽ được nhận dạng thành các file ảnh, file text theo định dạng chương trình của bộ giáo dục, sau đó ghi vào 3 đĩa cd, niêm phong và gửi chuyển phát nhanh ra bộ.

sau khi nhận được đầy đủ dữ liệu quét kết quả trả lời trắc nghiệm của thí sinh từ các địa phương, bộ giáo dục mới gửi đáp án cho các hội đồng thi. người nhận phải là chủ tịch hội đồng hoặc phó chủ tịch thường trực hội đồng. sau khi có đáp án, các địa phương mới ráp đáp án vào kết quả trả lời trắc nghiệm của thí sinh và ra kết quả thi.

trong quá trình quét phiếu trả lời trắc nghiệm, ghi cd, ráp đáp án, lên điểm,... ngoài các thành phần của hội đồng như nói ở trên, còn có thể có thanh tra của bộ giáo dục giám sát.

thế nên không đơn giản một cá nhân nào đó trong hội đồng chấm thi có thể thay đổi được điểm của 114 thí sinh.

ảnh dưới đây là kết quả thẩm tra của hà-giang đang được chia sẻ trên mạng, mới có của 36/114 thí sinh. từ 7-9 điểm mà tăng lên đến 27-29 điểm thì các thí sinh khác có học đến 200 năm cũng không lại mấy cháu này.

vấn đề là các cháu này có là con của đồng chí nào không?



#4. chỉ nâng 26,5 điểm thôi mà

hồi còn đào tạo niên chế, sinh viên được thi đến 3 lần, khi coi thi lần đầu tui cực khắt khe, đến mức sinh viên không thể trao đổi chứ đừng nói đến quay cóp.

nhiều người hỏi tui sao phải gắt thế, tui nói kết quả thi lần đầu liên quan đến điểm xét học bổng, liên quan đến điểm xét thành tích học tập. không thể để những sv không chịu học lại quay cóp được điểm cao, còn sv học thật thì điểm thấp được.

hồi các trường còn tổ chức thi tuyển đầu vào đại học, ai cũng biết chỉ cần chênh nhau 0,5 điểm thì kết quả đã khác nhau thế nào. sẽ có cháu vui mừng bước chân vào giảng đường đại học, sẽ có cháu ngậm ngùi ôn thi tiếp. càng mức điểm cao thì việc có thêm 0,5 điểm là cực khó.

nói thế để thấy việc nâng đến 26,5 điểm nó khủng khiếp thế nào, nó sẽ cướp đi công sức và cơ hội của bao nhiêu cháu học sinh khác. đó là tội ác đối với tương lai của đất nước chứ không đơn thuần chỉ là sự dối trá trong giáo dục.

thiết nghĩ, bộ giáo dục nên chấm lại toàn bộ bài thi tốt nghiệp thpt năm nay. có khoảng gần 5 triệu bài, chấm chả quá 3 ngày là xong. kết quả chấm này sẽ trả lời dư luận về địa phương nào trung thực, địa phương nào dối trá và xem xét có nên hồi kiểm các kết quả thi của mấy năm trước.

dĩ nhiên là tui biên cho vui thôi, vì tui biết bộ dục chả bao giờ dám làm, bởi có hàng núi sức ép. đến tên đám học sinh "được" nâng điểm ở hà-giang còn chả dám công khai, nói gì kiểm cả nước.

với lại, niềm tin đang là một thứ quá xa xỉ của xứ sở này. mỗi hà-giang đã làm rúng động xã hội, thêm vài chục tỉnh thành nữa chắc chả ai còn chút niềm tin nào nữa.

#5. sáng mắt sáng lòng

về cơ bản cần-lao đông-lào nên cảm ơn hà-giang nói chung và me-xừ lương nói riêng.

bởi cái tỉnh riệu-ngô này và con người này đã cho cần-lao thực sự sáng mắt, sáng lòng trong một kỳ thi đặc biệt nhẹ nhàng của bộ dục. 


#6. xưng hùng trong hang đá

hôm nay kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ngài nelson-mandela. sinh thời ngài có câu nói nổi tiếng về giáo dục, là:

"Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới/ Education is the most powerful weapon which you can use to change the world".

đông-lào xứ sở thần thánh, lấy sự học làm trọng, thờ khổng-khâu xứ tàu. nhưng sự học của xứ này không làm thay đổi thế giới, không làm thay đổi xứ sở, mà học ra để làm quan, có nghĩa là chỉ thay đổi bản thân, zời ạ.

thế nên trong thời đại hỗn mang, chúng nó sẵn sàng bán cả lương tri và chổng mông vào sự phát triển của đất nước để làm đảo lộn tất cả các giá trị của giáo dục, tạo ra những bộ não bò khoác trên mình đầy bằng cấp và thành tích học tập dổm rít.

hà-giang vừa qua là một ví dụ rất điển hình.


#7. cùng có tắc biến?

chúng ta phải thành thật thừa nhận với nhau rằng, tiêu cực trong giáo dục đã tồn tại hàng chục năm nay. bắt đầu từ bao giờ thì tui không rõ, nhưng từ những năm đầu của thập niên 80 tôi đã nhìn thấy những chuyện con thầy, con cô, xin điểm, ném bài, làm bài hộ trong trường học và các kỳ thi.

tui nhớ có một thầy giáo dạy từ thời 5x kể rằng, trong một hội đồng thi tốt nghiệp ở trường thầy ấy dạy có một thí sinh đặc biệt, là lãnh đạo cao nhất của địa phương. trước buổi thi, lãnh đạo bé hơn đến gặp thầy hiệu trưởng và trình bày rằng lãnh đạo kia trăm công nghìn việc, việc thi chỉ là hoàn thiện bằng tốt nghiệp bổ túc nên trường tạo điều kiện. có lẽ xuất phát của sự tiêu cực trong giáo dục từ những vụ việc như thế này chăng?

thế nên chúng ta nên nhìn nhận thẳng thắn rằng, tiêu cực trong giáo dục là chuyện rất bình thường như cân đường hộp sữa trong xã hội thôi, chả có gì mà phải xoắn.

có điều, ngày xưa người ta tiêu cực nhưng còn tý tự trọng. người ta còn trân trọng giáo dục, còn tôn trọng thầy cô, còn có chút liêm sĩ trong tiêu cực. ví dụ người ta có thể xin điểm/phúc khảo điểm ở mức gần đỗ trở thành điểm đỗ, từ gần đủ điểm đi nước ngoài thành đủ điểm đi nước ngoài,... còn nếu thực sự điểm thấp, học lực chưa đủ thì đành chấp nhận và ngậm ngùi hạ cấp học của con cái họ.

còn bây giờ giáo dục như một nồi lẩu mắm thập cẩm, đụng chỗ nào cũng thối. người ta không còn trân trọng giáo dục, không còn tôn trọng thầy cô, không còn liêm sĩ trong việc làm sai, làm trái. giáo dục bây giờ như một món hàng hóa, có tiền là mua được. thế nên mới có chuyện như hà-giang, một thí sinh thi được có 3,15 điểm mà nâng lên đến 29,5 điểm. khoác một cái danh thủ khoa lên một bộ óc bò thì những kẻ liên quan đến vụ việc này không có một chút liêm sĩ nào nữa.

tuy nhiên cũng đừng lấy điều đó làm buồn, mà phải mừng mới đúng. bởi cái gì cũng có giới hạn của nó. nếu tất cả các tỉnh thành giống như hà-giang thì yên tâm rằng, ngày "tận thế" của nền giáo dục lấy nghị quyết làm triết lý sẽ rất gần. khi đó giáo dục sẽ trở về với những giá trị nhân bản, tinh hoa và không có chỗ cho đám xư xĩ giả cày lẫn lũ làm thày dốt nát tác oai tác quái trên nỗi đau của xã hội về nền giáo dục này được.

cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu. là thế.



#8. xứ sở lên đồng

hoan hô anh triệu-tài-vinh
tỉnh anh làm cả nước mình xôn xao
nhà anh cả họ quan cao
sao hà-giang vẫn lao đao vì nghèo?
con anh không phải trèo đèo
trường chuyên thẳng tiến vèo vèo ba năm
có đâu phải học nhọc nhằn
còn ăn gian điểm để làm cái chi?
hết con đến cháu tức thì
thêm con lãnh đạo thứ nhì hà-giang
rồi thì đếm dọc đếm ngang
thêm dăm chục cháu đều hàng con quan
thế mà anh lại kêu oan
rằng ai nâng điểm để buồn cho anh
chỉ thương cho đám dân lành
rõ ràng oan ức mà đành ở im
*
***
tiên sư ku lương bị điên
định tròng lãnh đạo vì nguyên nhân gì?
cho dù có cháu mày thi
sao nỡ sửa điểm tức thì hơn trăm
tội mày tù mấy chục năm
còn thằng đầu sỏ nằm cười haha
*
***
hà-giang đích thị hàng da
tô, xương choén gái quan bà một đôi
hà-giang nay đã khác dồi
gái là thứ yếu, thi thời ưu tiên
chung quy tại lũ khùng điên
sinh từ một bọc trứng tiên lai rồng
để cả xứ sở lên đồng…


#9. vĩ thanh

như tui đã từng nhận định ở mấy stt trước rằng vụ gian lận trong thi cử rồi sẽ đâu vào đó. phát ngôn của ông nhạ và kết quả thanh tra ở lạng-sơn đã minh chứng điều đó, cho dù một loạt tỉnh thành khác đều có "nghi vấn" và ai cũng biết cái nghi vấn đó không phải là nghi vấn.

tui cũng đã từng nói khi ông trọng gom củi đốt lò rằng, một trong những bó củi cần đốt là giáo dục. không chấn hưng giáo dục, không thể phát triển. ba cái cái tiến cải cách nên vứt vào sọt rác, vì nó không thể giải quyết được căn nguyên của vấn đề.

dĩ nhiên, củi của ngành giáo dục không phải những vụ án đình đám trọng điểm như thời gian qua của các bộ ngành tỉnh thành. mà là cái cơ chế, là cái bệnh thành tích và triết lý giáo dục rởm rít. phải đốt nó đi, phải trả nó về với chân giá trị thì mới thay đổi được.

trong cái xã hội giả dối và suy đồi này thì giáo dục có "công" lớn. bởi sự dối trá nó được hình thành ngay trong quá trình dạy dỗ và hình thành nhân cách của con người. không phải là tất cả, nhưng phần lớn là thế và nó lan tỏa ra toàn xã hội. sự dối trá đơn giản từ việc tuyển dụng giáo viên, thi đua, thành tích,...

đến mức học sinh lớp 5 không đánh vần được người ta vẫn nhắm mắt làm ngơ dù năm nào tỷ lệ lên lớp cũng 100%. đến mức giáo viên thấy sách giáo khoa lỗi/sai cũng nhắm mắt làm ngơ dù năm nào cũng tập huấn cũng dạy khá dạy giỏi các cấp.

thế nên vụ hà-giang hay hành động của ông nhạ chỉ là cái ngọn. chả hà giang thì cũng lạng-sơn bạc-liêu, chả ông nhạ thì ông a ông b cũng như vậy mà thôi.

nhưng rõ ràng vụ hà-giang là một cơ hội cơ hội cực tốt, là liều thuốc dẫn để tiêu diệt được các tế bào ung thu trong cái thân hình ốm đau quặt quẹo nhưng vẫn khoác lên mình bộ quần áo diêm dúa. nó là củi cần phải đốt để giữ nhiệt cho lò, để gây dựng lại niềm tin đang mong manh đến mức cạn kiệt.

nhưng người ta đã không làm!

tui không chủ quan phân tích lý do tại sao? mặc dù có thể hiểu được các lý do đó. nó cũng như cái lò lúc nóng lúc lạnh không theo một quy luật nào cả. không biết có phải đây là thử thách hay kiếp nạn của xứ sở hình con giun này.

kết thúc vụ hà-giang ở đây, dù xã hội vẫn nhẫn nhục lên đồng sự bức xúc và việc điều tra thủ phạm mới bắt đầu. bởi chả còn gì để mà nói nữa.


© 2018 baron-trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet

Sunday, July 12, 2020

chung cư ông thản "điếu cày"


hôm rồi thấy báo chí đưa tin ông lê-thanh-thản - chủ tịch tập đoàn mường-thanh bị khởi tố [xem bài báo ở đây]
lại thấy facebook nhắc 1 năm trước có biên một stt về chuyện chung cư ông thản. khi đó mạng xã hội râm ran ông này bị khởi tố và mãi đến bây giờ chuyện đó mới thành sự thật.
bốt lại bài biên cũ:
--------------

cách đây mấy năm, ông anh rủ đến nhậu bbq tại vinhomes-central-park tân-cảng, thấy mê tít và nghĩ nơi đáng sống ở sài-gòn là đây chứ đâu. thế nên đặt mục tiêu mua 1 căn hộ ở đó.

cũng đi tìm, đi xem, so sánh vị trí và giá các đơn vị sale, tính toán khoản vay... mất khối thời gian. cứ tưởng sẽ mua thì tui dừng lại.

lý do là tuyến đường tui đi làm qua đó, thế nên chiều nào về cũng dừng lại trên cầu sài-gòn khoảng chục phút ngắm nghía. lúc đầu thấy cực hợp lý, sau các tòa landmark và central mọc lên thì thấy choáng, vì nó dày đặc và đông đúc.

một sáng có việc qua đó, tui phát hoảng với mật độ người tuôn ra từ các tòa park, và hình dung khi tất cả các tòa hoạt động thì nó sẽ như thế nào. thế là quyết định dừng.

thế nên tui không hiểu sao ông thản lại có thể xây được 12 tòa nhà trên diện tích 3hecta đất được. thử hình dung gần 30.000 người chen chúc nhau trong 3 hecta. chỉ cần họ đồng loạt đái cùng một lúc chắc khoảng trống giữa 12 tòa nhà ngập nước đái lên tận nóc.

nhưng đại gia như ông thản chắc chẳng hề hấn gì nhiều cho dù đã có lệnh khởi tố. bởi lẽ ở một xứ sở mà người ta nâng hàng chục điểm thi/người cho hàng trăm con cái quan chức, thương nhân mà kết luận điều tra là không có động cơ tiền bạc thì như dân gian vẫn nói, công lý chỉ là diễn viên hài. cũng như câu nói của ông trùm xã hội đen, đại khái rằng ở xứ này cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua bằng rất nhiều tiền.

có lẽ vì thế nên giữa thủ đô nghìn năm vật lộn [à quên, là văn vật] với hàng chục cơ quan từ thiết kế, thẩm định, thanh tra, giám sát, kiểm toán hoạt động xây dựng từ cấp bộ đến cấp phường để cho nó tồn tại đến tận bây giờ mới công bố là sai phạm, trong khi chỉ cần một bần thị trổ cái cửa ra hẻm sai phép thì ngay tức khắc có vài đoàn từ quận đến phường xuống hỏi thăm.

như có một câu của ai đó rằng: “tại sao đồng tiền của họ lại lớn hơn tiếng nói của chúng ta?” và ngài balzac ví von rất đểu rằng: "luật pháp là cái mạng nhện mà những con ruồi to thì chui lọt còn những con ruồi nhỏ thì mắc lưới". thế nên nếu xét về trách nhiệm xã hội như một stt tui biên trước, nếu tội ông thản là một thì những kẻ để công trình ông ta mọc lên tội gấp mười lần.

bi kịch của xứ sở này là bần dân lại hoan hỉ ăn nhậu trên mạng ảo khi thấy con ruồi to vì đen mà dính mạng nhện [dù nó sẽ chẳng chết] và [giả vờ] như không biết gì về những kẻ tạo ra cái mạng nhện để đến một ngày đẹp zời nào đó, họ sẽ bị dính mạng nhện dù họ chỉ bé như mắt muỗi.

cơ-khổ!



© 2019 baron-trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet

Saturday, July 11, 2020

giàu tây - giàu ta



cách đây vài năm, giáo sư plante của đại học santa-clara có bài viết nhan đề: "the super rich and social responsibility: what say you?".

dĩ nhiên một bài viết dạng mở của plante chẳng có ý nghĩa gì nhiều, bởi nó chẳng phải là một nghiên cứu để đề xuất một quan điểm, hay nhận định một vấn đề mang tính phổ quát cho xã hội.

đồng thời ở một xứ sở như hoa-kỳ, nơi các tỷ phú dollar làm từ thiện cũng bằng tiền tỷ dollar như bill-gate, warren-buffett, michael-bloomberg, george-soros,... thì vấn đề plante nêu ra có vẻ thừa.

tuy nhiên, cái thừa ở xứ người ta lại là cái thiếu ở đông-lào mặt dù về bản chất sự so sánh này là khập khiễng bởi một tỷ phú kiếm tiền bằng giá trị gia tăng của trí tuệ khác với một tỷ phú kiếm tiền bằng giá trị gia tăng của đất và tài nguyên [mà lại thuộc sở hữu toàn dân]. cũng như là khập khiễng khi so sánh việc đầu tư xây dựng một bệnh viện để chữa bệnh miễn phí cho người nghèo với đầu tư xây một cái chùa để thu phí của bần dân đói rách nhưng mê tín.

nhưng tôi vẫn dẫn bài viết của plante để biên stt này, vì ở xứ sở hình con giun, với tâm thức đói khát triền miên quá độ lên tâm thức kim tiền thì họ không thể nhìn nhận bất cứ một giá trị nào của văn hóa, của lịch sử, của xã hội cao hơn nhìn nhận về tiền bạc.

người ta ca ngợi cái hào nhoáng bên trong một khu đô thị 5 sao, nhưng người ta lại quên đi nhiều người chủ đất này đang phải cầu bất cầu bơ. người ta ca ngợi những chung cư cao tầng san sát nhau sẽ giải quyết được rất nhiều chỗ ở nhưng người ta lại quên đi việc xâm thực văn hóa làng quê vào văn minh đô thị,...

balzac nói rằng: "đằng sau mọi tài sản kếch xù là tội ác". vấn đề là cái đằng sau của các tội ác đó là gì? đó là cuộc sống của những người bị mất tài sản, đó là sự suy thoái về văn hóa xã hội, đó là sự mất mát các giá trị lịch sử-tôn giáo, đó là sự suy đồi về giáo dục, đó là sự sa đọa về đạo đức,...

đó, chính là sự vô trách nhiệm xã hội. không phải chỉ dành cho những người siêu giàu có, mà cả những người trong chánh quyền đồng tình và cổ súy cho việc đó [dù hưởng lợi hoặc không hưởng lợi].


© 2019 baron-trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet

Thursday, July 2, 2020

triết học và học triết


thấy trên mạng xã hội có đề thi tú tài môn triết năm 2019 ở xứ gô-loa, 4 đề thi cho 4 ban đề cập đến các triết gia: hegel, leibniz [nhận xét về nguyên lý của descartes], freud, montaigne.

nhiều người so sánh với mấy món đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở ta [việt-nam], cao hơn là so sánh với kiến thức triết học ở ta thì tui cho đó là một sự so sánh khập khiễng. bởi bản chất triết học ở ta nó khác thế giới, zời ạ.

tui hay trích dẫn triết [thế giới] trên fb, cũng chỉ là đưa những câu nói, những ý niệm gần như chân lý để người đọc tiếp cận đơn giản nhất. cơ mà thấy chả mấy ai quan tâm, thế mới cơ khổ.

còn dân cả học lẫn dạy triết xứ này thì như một lần tui đã biên trên fb, phải tới 85% chả hiểu tý gì về triết [thế giới] cả. và dĩ nhiên đã không biết thì dạy với học theo kiểu "triết ta" trong lũy tre làng với nhau mà thôi. đảm bảo không nhờ google thì đám này không hề biết leibniz, freud, montaigne là ai, còn descartes chỉ là nhà toán học nếu tên này được phiên âm tiếng việt hehe

cái gì cũng có gốc gác của nó. muốn đọc triết, học triết một cách thấu đáo và toàn diện, việc đầu tiên là phải có tâm thức của người muốn tiếp cận và khai phá triết học đã. có nghĩa đầu tiên bạn phải có lòng dũng cảm, phải tôn trọng sự thật và phải có thái độ hoài nghi thì bạn mới có thể tiếp cận triết học như các triết gia hegel và diderot từng nói (*).

3 vấn đề trên thì xứ ta hơi hiếm, bởi phần lớn cần lao có não trạng niềm tin, tư duy đường thẳng và tâm thức nô lệ [như tui đã từng biên về đặc tính cần lao xứ này], thế nên tiếp cận triết học thực thụ là điều rất khó.

như nietzsche từng nói rằng có hai loại người khác nhau trên thế giới, người muốn biết, và người muốn tin. khi người ta đã muốn tin thì không thể muốn biết, và sự khai sáng là vô nghĩa.
.....................

(*): hegel nói: "lòng dũng cảm với sự thật là điều kiện đầu tiên cho nghiên cứu triết học"; còn diderot nói: "thái độ hoài nghi là bước đầu tiên trên con đường dẫn tới triết học".

p/s: có mấy bạn phê bình tui hay bốt mấy ảnh đàn bà hở hang. thực ra phải minh định với các bạn, là triết đấy! bởi 3 đặc tính ban đầu nói trên có cả trong một người đàn bà đến mức kierkegaard phải than: "làm đàn bà là chuyện kỳ lạ, khó hiểu và phức tạp tới mức chỉ họ mới chịu đựng nổi", voltaire thì nghiến răng: "tôi căm ghét đàn bà vì lúc nào họ cũng biết mọi thứ ở đâu", hubbard đành thỏa hiệp rằng: "một người đàn bà sẽ nghi ngờ tất cả những gì bạn nói, trừ phi đó là lời ca ngợi nàng", còn nietzsche thì đưa ra luận điểm không thể sâu sắc hơn, rằng: "người ta nói đàn bà sâu sắc, bởi vì không đến được chỗ sâu nhất của họ".

khám phá được họ là bạn đã tiếp cận được triết hị hị...


© 2019 baron-trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.


Đọc thêm:

- An-nam đặc tính cần-lao #6: Tư duy đường thẳng
- An-nam đặc tính cần-lao #5: Não trạng duy tình
- An-nam đặc tính cần-lao #4 - Não trạng niềm tin
- An-nam đặc tính cần-lao #1 - Não trạng hướng dương

Monday, June 22, 2020

top-down & bottom-up


trong nghiên cứu khoa học theo hướng tìm ra một đáp số hoặc một mục tiêu, người ta thường tiếp cận để giải quyết một vấn đề theo 2 phương pháp cơ bản là top-down và bottom-up.
top-down thường dựa trên một cái đã có (đáp số hoặc mục tiêu), sau đó chia nhỏ thành các nội dung và cứ thế để đi đến những đối tượng ban đầu để cấu thành đáp số hoặc mục tiêu đó.
bottom-up thì ngược lại, từ các đối tượng ban đầu, người ta tổng hợp và quy nạp chúng để xây dựng các nội dung và hợp thành đáp số hoặc mục tiêu.
tôi chỉ nêu một cách đại khái như thế, ông bà nào muốn hiểu rõ hơn thì chịu khó mà tìm hiểu.

từ thời la-mã cổ đại, khi xây dựng thể chế cộng hòa, người ta đã áp dụng cả 2 phương pháp này để tạo sự cân bằng và cơ chế kiểm soát lẫn nhau, có thể tìm đọc machiavelli để hiểu thêm về cơ chế này.
top-down là việc phân bổ quyền lực từ giới cai trị cho các vị trí lãnh đạo cao nhất ở cấp trung ương hoặc cấp bang. sự phân chia quyền lực này do giới cai trị tự thỏa thuận với nhau.
bottom-up là việc hình thành quyền lực từ bần dân, hay nói một cách văn vẻ là cử tri. cử tri sẽ bầu ra những người đại diện để thực hiện và tuân thủ ý chí của của họ. những người đại diện sẽ bỏ phiếu để thông qua các đạo luật với mục tiêu cân bằng quyền lợi giữa cử tri của họ và giới cai trị theo các khế ước xã hội mà cả hai bên đồng thuận về mặt lý thuyết.
các ông bà muốn hiểu sâu về vấn đề này nên tìm đọc các tác phẩm triết học về nhà nước, về pháp luật và về các khế ước xã hội của các tác giả như plato, aristote, kant, hegel, montesquieu, rousseau, machiavelli, etc.

là nói chuyện thế giới để ngó nghiêng tý chuyện sau lũy tre làng. đông-lào bộ lạc về hình thức vẫn có đủ top-down lẫn bottom-up, cơ mà nó lại chả giống ai nên không thể có cái gọi là “checks and balances” như chủ thuyết của machiavelli.
về cơ bản cơ cấu từ top-down không thay đổi, nó chỉ khác là không có sự cạnh tranh tự do giữa các ứng viên một cách công khai theo nghĩa vận động tự do mà được quy hoạch bởi một tổ chức duy nhất. có nghĩa những tuyệt đại đa số phải đồng thuận theo tổ chức cho dù có sự thỏa thuận phân chia quyền lực.
về phía bottom-up nó lại cũng chả giống ai. mặc dù vẫn có quá trình bầu ra những đại diện cho cử tri, nhưng những người đại diện này lại được quy hoạch và hiệp thương từ thượng tầng của top-down. hơn nữa, những đại diện này lại cũng thuộc về tổ chức từ top-down và không hề có cơ chế để giám sát tạo ra sự công bằng như của machiavelli nói trên.
chính vì cái dở ông dở thằng chả giống ai nên mới sinh ra nhiều chuyện cười ra nước mắt, như kiểu chống tham nhũng là tự ta đánh ta í.

về lý thuyết thì đang mặc áo dài mà làm tình là bình thường, hoặc làm tình xong mặc lại áo dài cũng chả có gì để nói.
cơ mà mặc áo dài để tạo dáng với ghế tình yêu mà đìu hiu chuyện làm tình thì quả là rất mất nết.
hehe có phỏng?



© 2019 baron-trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Saturday, June 20, 2020

Ngắn... ngắn #26


#1
người ta thường nói "thêm bạn bớt thù". thế nên một người tốt sẽ có nhiều bạn bè và có ít có kẻ thù.
ngược lại, những người nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch thì nên xem lại cách ăn ở.

#2
một người đàng hoàng và làm những việc tốt thì người ta không cần nói về bản thân cũng như những việc họ làm, vì điều đó là thừa.
ngược lại, những kẻ không đàng hoàng và làm những việc khuất tất thì luôn tự ca ngợi bản thân và tô vẽ việc làm của chúng. những việc làm dối trá lại được xảo ngôn và ngụy biện theo hướng tốt đẹp.
trong một xã hội mông muội và não trạng hướng dương thì những thông tin được lặp đi lặp lại sẽ trở thành một việc hiển nhiên đúng. đó chính là triết lý của câu chuyện tăng-sâm xứ tàu-khựa.


© 2018 baron-trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Saturday, June 6, 2020

Ngắn... ngắn #25


#1
sự sợ hãi có sẵn trong tiềm thức của con người. nó là cảm xúc tiêu cực xuất hiện từ việc nhận thức các mối đe dọa.

khi sự sợ hãi đã trở thành mãn tính, có nghĩa là người ta thường trực sự sợ hãi và không dám phản kháng đối với một mối đe dọa nào đó thì họ đã hoàn toàn trở thành nô lệ của mối đe dọa đó.

#2
con người sinh ra vốn chưa biết sợ hãi. tác động của ngoại cảnh và phương thức giáo dục sẽ hình thành phản xạ và ý thức sợ hãi.

trong môi trường giáo dục nặng về phương thức đe dọa, áp đặt và o bế thì sẽ tạo ra tâm thức sợ hãi. tâm thức sợ hãi sẽ hình thành nên não trạng nô lệ.


© 2018 baron-trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Sunday, May 24, 2020

giáo dục thời rúc rào 2020


định biên một bài nghiêm túc về vụ cháu bé lớp 1 bị đứng dưới nắng ở thành phố hoa-phượng-đỏ, sau khi tham khảo thông tin của một số bạn bè và đọc một mớ thông tin trên truyền thông và mạng xã hội thì thôi, bởi xứ này kền kền mõm khắm thích xác chết để rỉa rói hơn là thích khai mở dân trí.
tuy nhiên cũng note lại mấy ý như này:

#1.
tôi đã biên trên fb này, rằng: cờ đỏ/sao đỏ là sự quái thai của nền giáo dục mà triết lý là nghị quyết. còn tại sao người ta vẫn duy trì cái quái thai này thì hỏi ông zời í.

#2.
ngoài một bộ phận nhỏ các thày cô giáo thuộc loại chủ nghĩa hướng dương, chủ nghĩa kim tiền, tư duy nô lệ, bản chất dối trá, thậm chí đầu óc dốt nát... mà tui đã biên cực nhiều trên fb này thì còn lại phần lớn các thầy cô có cái tâm, cái tự trọng trong nghề nghiệp cả. đừng vơ đũa cả nắm ném đá họ.

ở xứ sở thiên đàng này, nghề giáo là một nghề mạt nhất, bởi cả xã hội này khoác cho họ một cái áo diêm dúa gọi là "nghề cao quý", nhưng lại trả cho họ mấy đồng lương chết đói.

người ta nói "có thực mới vực được đạo", các thầy cô vừa giữ được đạo vừa duy trì được nồi cơm khó lắm. cái quan niệm giấy rách phải giữ lấy lề xuất phát từ bọn nho rởm xứ tàu-khựa nó không đúng ở trong thiên đàng kiếm miếng ăn rất khó khăn này.

số lượng các thày cô giáo có thu nhập cao do dạy thêm ở thành phố, các thày cô có sẵn điều kiện kinh tế từ gia đình, các thày cô giáo làm quản lý kiếm chác được tý từ mấy chuyện hoa hồng hoa heo hay quà cáp không nhiều lắm so với tổng số giáo viên. thế nên đừng lấy vài trường hợp đại diện và quy nạp cho tất cả, nó không công bằng với các thày cô đang đánh vật giữa trách nhiệm nghề nghiệp và nồi cơm trong gia đình.

thế nên đừng bắt họ phải đói cho sạch trong khi cái xứ sở đói ăn kinh niên này thấy miếng ăn là hau háu lao vào tranh cướp, nó tởm lợm và đạo đức giả lắm.

sẽ có người nói là nếu không sống tử tế được với nghề thì bỏ đi làm nghề khác. tôi khẳng định luôn rằng 100 kẻ chém gió điều này thì 95 đứa không tử tế thậm chí còn đói thối mồm, còn 5 đứa cũng chẳng tử tế lắm nhưng chúng nó kiếm tiền được bằng cái nghề của chúng, kể cả là nghề dắt gái. người tử tế không ai nói với các thày cô như thế cả.

nếu phần lớn các thày cô tử tế mà không có cái tâm rồi bỏ đi làm nghề khác để cuộc sống tốt hơn thì cái xã hội này sẽ không bao giờ tử tế lên được, cho dù chả có thày này thì sẽ có thày khác. thế nên trong cái hỗn mang của xã hội này, vẫn còn có rất nhiều những giá trị tốt đẹp thì chắc chắn có một phần công sức của các thày cô tử tế, chứ đếch phải do học tập đạo đức đạo đeo gì đó.

vậy tại sao đang chuyện cháu bé đứng nắng mà tôi lại liên thiên về cơm áo gạo tiền của các thày cô? bởi nhẽ cơm áo gạo tiền nó liên quan đến cuộc sống, mà cuộc sống nó liên quan đến suy nghĩ, rồi suy nghĩ nó trở thành hành động, triết đấy.

về tổng thể thì suy nghĩ và hành động là tích cực, nhưng trong một khoảnh khắc nào đó, nó sẽ tác động vào tâm lý khiến có những thày cô không giữ được mình và có những hành động không đúng với vai trò thày cô trong môi trường giáo dục.

hãy nhìn những áp lực của các thày cô ở trường mới thấy họ vất vả thế nào. trường nào càng mà khó khăn so với mặt bằng khu vực, trường nào mà quản lý kiểu hành chính và lấy đoàn thể làm công cụ, trường nào mà lãnh đạo đã tham lại còn bẩn… thì các thày cô giáo càng nhiều áp lực. cấp càng thấp và lãnh đạo càng dốt thì khổ trăm bề.

thế nên thay bằng ném đá các thày cô nói chung mà không xem xét thấu đáo một vấn đề thì hãy làm một việc gì đó tử tế để các thày cô tử tế dạy dỗ con cái của mình thành tử tế. tỷ dụ hãy tham gia vào các hoạt động xã hội, các hoạt động giám sát chính quyền theo đúng quyền đã được hiến định và luật định để làm xã hội này tốt đẹp hơn thay bằng vục mặt vào ăn với uống và lên mạng làm anh hùng bàn phím.

#3.
ở xứ thiên đàng, phụ huynh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc học tập của con cái. quan trọng không phải là phối hợp với nhà trường và các thày cô giáo để dạy dỗ con cái họ, mà quan trọng là phải kiếm đủ tiền cho con đi học. vụ cháu bé lớp 1 này thấy cũng có đoạn liên quan là gia đình không đủ tiền cho cháu học bán trú chẳng hạn.

chính vì các sự quan trọng này, nên có một bộ phận phụ huynh có suy nghĩ rằng, mình đã cực vất vả để kiếm tiền cho con đi học, và nhà trường cũng như các thày cô hưởng lợi từ những đóng góp của họ nên họ đòi hỏi con cái họ phải được hưởng những gì tốt nhất theo họ nghĩ.

dĩ nhiên những suy nghĩ đó không đúng đắn, bởi lẽ việc họ phải cày tiền để lo cho con cái đi học chẳng liên quan gì đến các thày cô cả, muốn đòi hỏi thì lên sở lên bộ thậm chí lên trung ương mà đòi nhé. vì chí ít họ cũng nên so sánh những gì họ “phải” đóng góp với những chính sách, những quy định pháp luật liên quan đến giáo dục. những cái này chả liên quan gì đến các thày cô cả, kể cả việc có mấy đứa thày cô bắt con họ đi học thêm, nếu không đi thì trù dập thì chỉ là những thiểu số, không đại diện cho tất cả các thày cô tử tế.

xứ sở này âm tính và tôi đã chém nhiều về vấn đề này nên không giải thích thêm. chính vì sự âm tính đó mà đối với họ con cái là vàng là ngọc ngoài xã hội, nhất là ở trên mạng xã hội trong thời đại anh-tẹc-nét. mặc dù ở nhà vừa tát cho phát vêu mõm vì tội cãi bướng hoặc nghịch dại nhưng trên mạng xã hội thì con tôi phải cưng như cưng trứng hứng như hứng hoa nhé. hoặc vừa bị túm vì tụ tập hít keo chó hay nhớn tý thì đua xe hoặc thác loạn tập thể nhưng vẫn huhu rằng ở nhà cháu nó ngoan lắm, nghe lời cha mẹ lắm.

chính cái sự bao bọc nuông chiều âm tính này và dưới tác động của đám 7 nghiệp hoặc loser vô công rồi nghề mõm khắm trên mạng xã hội mà nhiều phụ huynh ảo tưởng rằng con mình đáng thương lắm, các thày cô quá quắt lắm… và bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực về các thày cô.

mặc dù các đối tượng phụ huynh này không nhiều, nhưng khốn nạn là nó lại phát sinh trong thời đại anh-tẹc-nét, và một vài hiện tượng sẽ là món ăn “tinh thần” đầy hứng khởi cho đám mõm khắm nói trên và lũ báo chí truyền thông bẩn tưởi. thay bằng góp ý chia sẻ các vấn đề mạng tính tích cực, thay vì phân tính đánh giá hợp tình hợp lý, thay vì đưa thông tin đầy đủ và chính xác để mọi người có cái nhìn khách quan thì chúng nó lại ào ào lao vào ném đá theo một cách a dua bầy đàn và thiểu năng tư duy mà thiếu các thông tin xác đáng. vụ việc cháu bé ở hải-phòng và hàng trăm, hàng nghìn các vụ việc khác đã minh chứng điều này.

ở mức độ phổ quát, các xứ sở văn minh và dân trí cao thì người ta dạy con cái phát huy tính tự lập để đứa trẻ hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh, lòng nhân ái và tri thức. ở xứ thiên đàng thì người ta dạy con những điều ích kỷ, những trò dối trá lừa lọc, những tâm thức nô tài và tự mãn trọc phú. tỷ dụ vụ việc một đám phụ huynh mua điểm cho con trong kỳ thi tốt nghiệp thpt quốc gia năm 2019 là ví dụ rất điển hình. thế mà khi ai đó nói dân trí thấp là lại nhảy sồn sồn lên như lol gặp lá han, hãm thế không biết.

thế nên khi xảy ra bất cứ vấn đề gì, thay bằng gặp mặt trực tiếp để giải quyết vấn đề thấu đáo và hài hòa thì họ lại lấy mạng xã hội để đòi công lý. mặc dù ở trong môi trường giáo dục và còn rất rất nhiều các thày cô tử tế như tôi đã nói trong mục 2, và chính họ đã làm sự việc trở nên rối rắm hơn và đẩy xa sự kết nối đầy thân thiện và tình cảm giữa học sinh – thày cô – phụ huynh cũng như gia đình – nhà trường. và dĩ nhiên, tổn thương nhất, thiệt thòi nhất, đau khổ nhất vẫn là học sinh – là chính con cái của họ.

#4.
có nghĩa, muốn con của bạn đi học thì bạn phải kiếm tiền để đảm bảo cho việc học đó, từ bữa ăn, viên thuốc [như tất yếu của cuộc sống nếu con bạn không đi học vẫn phải có] đến học phí, đồng phục, mua sách giáo khoa, mua dụng cụ học tập, mua bảo hiểm, đóng tiền học thêm, đóng tiền xây dựng trường,… nếu bạn không đảm bảo được điều đó thì chỉ có nước cho con nghỉ học.

các thày cô tử tế cũng có con cái đi học, cũng có những vất vả của cuộc sống, họ thấu hiểu và chia sẻ nhiều hoàn cảnh khó khăn. tuy nhiên chỉ được một số nào đó chứ không thể toàn diện được.

còn các phụ huynh học sinh đã làm gì? kể cả đám mõm khắm ném đá trên mạng xã hội đã làm gì? thay bằng lên mạng ảo thủ dâm tinh thần, sao họ không làm một chút gì đó tử tế để con em họ có một chỗ ngồi dưới bóng mát trong lúc chờ vào trường, họ có một chỗ đứng dưới bóng mát trong lúc chờ đón con và cùng các thày cô tử tế dạy dỗ con em họ trở nên tử tế và có ích cho xã hội.

hay họ chỉ biết mải miết cắm mặt xuống đất để kiếm miếng ăn, để lo cho con học và để khi bất công xảy ra lại ngoạc mồm trên mạng xã hội để rồi chẳng giải quyết được gì và con cái họ sẽ là người bị tổn thương nhất?

#5.
định biên về đám quan lại liên quan đến lĩnh vực giáo dục như kiểu vụ cái văn bản đang lùm xùm í. nhưng thôi, cái này biên mãi rồi, nên giờ chán.



© 2020 baron-trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet

Liên quan:
- Ngắn... ngắn #6