Friday, October 3, 2014

Giáo dục thời rúc rào (#3): Tư duy cải cách


Bạn kể, được giao biên soạn chương trình môn học ở bậc đại học, nằm trong chương trình cải cách toàn diện giáo dục mà ông Luận bộ trưởng bộ Học đang quyết tâm thực hiện khi đã nắm chắc trong tay “triết lý giáo dục” là “cây đũa thần” Nghị quyết 29/NQ-TW.
Cũng có lẽ vì tự tin vào cái triết lý “dở người” này, nên khi bị cả dư luận lẫn nhiều quan chức giáo dục ở địa phương cho rằng cải cách giáo dục đang đem học sinh ra làm chuột bạch thí nghiệm. Ông Luận hùng hồn tuyên bố rằng: “Tôi ở tuổi 60 còn không mang ra thí nghiệm thì không thể mang học sinh ra làm thí nghiệm được. Vì đó là danh dự, trách nhiệm của cá nhân tôi và của Bộ”.
Không hiểu não ông Luận có vấn đề gì khi phát ngôn câu trên? Bởi lẽ chỉ còn hơn năm nữa là ông ta nghỉ hưu, và không biết “ai” có ý tưởng mang một ông “giáo sư tiến sĩ bộ trưởng” đã hơn 60 tuổi ra làm "thí nghiệm" cải cách giáo dục? Lại thêm một phát ngôn ấn tượng trong bộ sưu tập "những phát ngôn ấn tượng" của ông Luận.
Quay lại vụ biên soạn chương trình của bạn. Sau khi hoàn thành gửi lên Bộ thì bị trả lại. Quan chức cao cấp của Bộ phê rằng: Chẳng có tý nào cải cách cả. Phải làm lại, phải làm sao cho đúng tiêu chí “cải cách toàn diện và triệt để”.
Bạn hì hục sửa và giải trình. Lôi hết từ Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn ra để đánh giá, so sánh và bảo vệ nội dung biên soạn. Nhưng quan chức Bộ vẫn cương quyết cho là như thế chưa thực sự cải cách. Cuối cùng, không thể làm được nữa, bạn nói rằng các ông muốn thay đổi như thế nào thì cứ nói, tôi sẽ làm theo, chứ cứ như thế này thì tôi chả biết đường nào mà lần.
Thế là quan chức chém: “Nếu cậu hỏi tôi như thế từ đầu có phải xong lâu rồi không? Làm gì phải mất công sửa đi sửa lại như thế. Cậu phải biết rằng cải cách toàn diện và triệt để là phải thay đổi toàn bộ, nghĩa là phải bỏ cái tên cũ đi, nghe chưa. Tên môn học cũ là ‘Vật lý chất rắn’ và “Tiếng Anh chuyên ngành’, thế mà khi biên soạn cho chương trình cải cách cậu vẫn để nguyên tên như thế thì cải cách cái gì? Nội dung bên trong cậu viết như thế nào tôi không quan tâm, nhưng cái tên là phải thay đổi, không thể sử dụng tên cũ. Cải cách là phải như vậy, hiểu chưa?”.
Và thế là sau một hồi bàn bạc của cả các “” lẫn “” hàng đầu của khoa, bộ môn và các quan chức của bộ Học. Môn “Vật lý chất rắn” được đổi thành “Vật lý đông đặc”, và môn “Tiếng Anh chuyên ngành” được đổi thành “Tiếng Anh cho ngành Vật lý”.
Kể xong, bạn bình luận rằng mấy quan chức cao cấp của bộ Học nói trên còn ngu quá nông dân, chả hiểu sao lại leo lên làm quan to được. Chờ bạn nói xong, tôi mới thủng thẳng rằng: “Ông đừng so sánh trí tuệ của mấy cha quan chức đó với nông dân. Như thế mà sỉ nhục đến trí tuệ của người nông dân đấy”.

© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet.
* Lưu ý: Tên môn học chỉ có tính chất minh họa cho bài viết, nhưng không nhất thiết phải khác sự thật. Một vài nội dung nhỏ trong bài viết không nhất thiết phải chính xác như lời bạn kể (phải bịa do quên hehe).

Bài cùng chủ đề:
- Giáo dục thời rúc rào (#1): Ông bộ trưởng và triết lý giáo dục
- Giáo dục thời rúc rào (#2): Mỵ Châu là ai?
-----------------------------

Đọc thêm:
Thích và đồng quan điểm với Stt này trên Facebook của nick Mai Lâm khi bình luận về bài báo: Sinh con gái một bề sẽ được hỗ trợ tiền mặt:
Xã hội Việt Nam bị lạc hậu bởi những kẻ não rỗng cai trị! Nhìn đất nước suy ra ngay lãnh đạo. Đất nước cai trị tồi nên nghèo nàn là điều không có gì đáng hổ thẹn, đất nước cai trị tốt nghèo đói mới đáng hổ thẹn. Dân Việt Nam dù nghèo nhưng cũng không thấy gì thẹn bằng bị cái đám bại não này "lãi nhãi" suốt chuyện tào lao!”.

2 comments:

  1. Rất đúng. Cám ơn Baron Trịnh đã nói hộ cho chúng tôi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn, nhưng tôi cũng nói cho tôi đấy chứ.

      Delete

Đề nghị nhận xét bằng tiếng Việt có dấu. Cảm ơn!