Saturday, October 11, 2014

Chiều tím - Đan Thọ


Tên nhạc phẩm:     Chiều tím
Tác giả:                  Nhạc sĩ Đan Thọ (1924)
Ca sĩ thể hiện:       Lệ Thu



Nhạc sĩ Đan Thọ (Đan Đình Thọ), sinh năm 1924 tại Nam Định. Ông theo học chữ và học nhạc tại trường Saint Thomas D’Aquin. Đến năm 1942, ông bắt đầu theo học về hòa âm và sáng tác với các giáo sư Tạ Phước và Vũ Đình Dự. Ông từng là Trưởng Ban nhạc nhẹ Đài phát phanh Quân Đội của VNCH từ năm 56 đến năm 65.
Nhạc sĩ Đan Thọ sáng tác rất ít, nhưng những sáng tác của ông luôn được giới âm nhạc đánh giá rất cao. Những nhạc phẩm của ông luôn tạo ra những nét quyến rũ bằng âm thanh và giai điệu.
Năm 1956, nhạc sĩ Đan Thọ trở nên nổi tiếng khi ông phổ nhạc một thi phẩm của thi sĩ Đinh Hùng mang tựa đề “Chiều tím”. Nhạc phẩm này đã được rất nhiều ca sĩ thuộc nhiều thế hệ trình bày và cũng là nhạc phẩm đã gắn liền với tên tuổi của ông.
Với âm điệu du dương và tình tứ, Chiều tím đã làm say mê bất cứ ai có dịp thưởng thức. Đây cũng là một trong những nhạc phẩm đặc sắc của nền Tân nhạc Việt Nam.

Nguồn: YouTube
--------------------------------

LỜI CA KHÚC

Chiều tím chiều nhớ thương ai, người em tóc dài
Sầu trên phím đàn, tình vương không gian
Mây bay quan san, có hay?

Đàn nhớ từng cánh hoa bay, vầng trăng viễn hoài
Màu xanh ước thề, dòng sông trôi đi
Lúc chia tay còn nhớ chăng?

Ai nhớ… mắt xanh năm nào
Chiều thu soi bóng, nắng chưa phai màu
Kề hai mái đầu nhìn mây tím… nhớ nhau…

Chiều tím chiều nhớ thương ai, còn thương nhớ hoài
Đàn ơi nhắn dùm người đi phương nao
Nếp chinh bào biếc ánh sao…

Từ đấy đàn nhớ thanh âm chùng dây vỹ cầm
Người xa vắng rồi chiều sang em ơi!
Thương ai hoa rơi lá rơi…

Người ấy lòng hướng trăng sao, hồn say chiến bào
Tìm trong tiếng đàn… mùi hương chưa phai
Ý giao hòa người nhớ chăng?

Mây gió… bốn phương giăng hàng
Mùa thu thêu áo nét hoa mơ màng
Và em với chàng kề vai áo… vấn vương

Chiều hỡi! Đàn nhớ mong nhau, tình thương bắc cầu
Người đi hướng nào ? Tìm trong chiêm bao
Tóc bay dài, gió viễn khơi…



0 comments:

Post a Comment

Đề nghị nhận xét bằng tiếng Việt có dấu. Cảm ơn!