Sunday, September 28, 2014
Saturday, September 27, 2014
Trang web công ty AIC hoạt động trở lại và bài báo "có thể đã bị xóa"
Vụ lùm xùm liên quan đến Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” - "Một đề án sặc mùi tiền, thiếu tính người" và có nhiều nghi vấn liên quan đến Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc Tế (AIC) sau vụ phát hiện máy tính bảng AIC Group Smart Education có nguồn gốc từ Đài Loan nhập với giá 900.000 đồng.
Ngày 27/8/2014, "Trang web của AIC không hoạt động?"
Hôm nay, vào mạng thấy trang web của công ty đã hoạt động trở lại. Link trang web: http://aicvn.com/ và hình ảnh copy:
Tuy nhiên, không thể truy cập vào các trang nội dung, như thế này:
Cách đây 4 ngày, báo An ninh thủ đô đăng bài "Xử lý ô nhiễm môi trường sai quy trình, dân hoang mang kêu cứu" có nhắc đến Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc Tế (AIC).
Nhưng khi truy cập vào thì nhận được thông báo: "Tài liệu bạn đang tìm có thể đã bị xoá hoặc thay đổi địa chỉ.".
Bài báo được trang Hà Tĩnh 24h (hatinh24h.org.vn) đăng tại lại tại đây: Hà Tĩnh: Xử lý ô nhiễm môi trường sai quy trình, dân hoang mang kêu cứu
Dưới đây là nội dung bài báo kèm hình ảnh minh họa (có dấu logo của An ninh thủ đô):
Hà Tĩnh: Xử lý ô nhiễm môi trường sai quy trình, dân hoang mang kêu cứu
Hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, đang được triển khai theo chương trình Môi trường quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015, với tổng mức đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý, do sự tắc trách của những người thực hiện, xử lý sai quy trình, sai thiết kế đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng và mối nguy hại cho hàng nghìn người dân nơi đây…
Ô nhiễm nghiêm trọng ngay tại điểm xử lý
Nhận được phản ánh của người dân, chúng tôi có mặt tại xóm 8, xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên. Đi sâu vào một con hẻm nhỏ trên đường liên xã khoảng 50m, mùi hôi hoá chất bốc lên nồng nặc. Khu vực này vốn là kho chứa thuốc bảo vệ thực vật đã được đào thành một hố to và sâu, sau những cơn mưa nước đã ngấp nghe bờ, chỉ chực tràn ra ngoài.
Quan sát cho thấy, phía trên hố không có bất kì vật gì che đậy, còn xung quanh cũng không được che chắn một cách chắc chắn. Bởi vậy, khi trời mưa to, nước dâng lên sẽ tràn ra ngoài môi trường đem theo hoá chất độc hại.
Các bao Jumbo tại bể và trên bờ bể bị rách hở, rơi vãi đất, không đảm bảo quy trình xử lý
Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị N ở xóm 8 bức xúc nói: “Tôi sống ở đây đã bao nhiêu năm nay, nhưng chưa bao giờ thấy ngột ngạt, hôi thối như thế này. Người dân xóm tôi bây giờ đến một bữa ăn cũng không được ngon, khi mà mùi hôi thối nồng nặc khắp nhà. Trong làng, từ trẻ con đến người lớn cứ hễ đi đâu là phải bịt khẩu trang, không bịt là không thể chịu được. Người dân chúng tôi sợ lắm. Người lớn đã đành nhưng sợ ảnh hưởng đến trẻ con…”.
Nằm cách điểm bị nhiễm hoá chất tồn lưu bảo vệ thực vật khoảng 300m là hiện trường hố xử lý được xây với diện tích 1.200m2. Tại đây, chúng tôi bắt gặp 2 chiếc xe tải nhỏ vận chuyển chất thải đến hố xử lý làm rơi vãi dọc trên tuyến đường.
Bao Jumbo chứa đất nhiễm hóa chất độc hại bị vỡ, rơi vãi khắp đường
Một số người dân làm đồng bức xúc nói: “Xe chạy từ kho thuốc bảo vệ thực vật xóm 8 ra, dẫn đường là chiếc xe bán tải màu đen BKS 38H-8697 trên xe có 4-5 người, còn xe chở hóa chất chạy không đóng bửng làm mấy bao phía sau rơi vãi khắp đường. Mấy ngày mưa dông, nước chảy lênh láng khắp nơi. Người dân chúng tôi lo sợ lắm nhưng không biết kêu ai?!.”
Cũng tại hiện trường, một nhân viên tự xưng là kỹ thuật thi công cho CTCP Tư vấn và Xây dựng Á Châu (có địa chỉ tại 162, Hà Huy Tập) cho biết: “CYCP Tiến bộ Quốc tế AIC nhận thầu chính, công ty em chỉ thầu phụ thôi…”.
Quy trình một đường thực hiện một nẻo
Căn cứ theo Quyết định số 799/QĐ-UBND ngày 29/3/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt Dự án xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật tại xóm 8, xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên, và Công văn số 2285/CV-BQLDA của Ban quản lý dự án gửi công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường (đóng tại TP Vinh, Nghệ An) thì: “Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài Nguyên và Môi trường được Sở Tài Nguyên và Môi trường chỉ định thực hiện giám sát thi công và giám sát xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu… Quy trình xử lý đất ô nhiễm theo đúng thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt; quá trình bốc xúc, phối trộn hóa chất, vận chuyển đất ô nhiễm không được để rơi vương vãi ra bên ngoài, sử dụng bao phải được lót bạt, che chắn tránh rơi vãi; công nhân phải mặc trang phục bảo hộ lao động phòng độc; thực hiện vệ sinh môi trường sạch sẽ…”.
Xe chở đất nhiểm hóa chất độc hại, không đóng kín, hai bao Jumbo phía sau ngã, đổ khắp đường
Thế nhưng, theo chứng kiến tại bể xử lý hóa chất tồn lưu tại xóm 5, xã Cẩm Thăng, thì quy trình tại đây đang đi ngược lại với chỉ thị của Chủ đầu tư. Cụ thể, xe chở các bao hóa chất không đậy bửng làm các bao chứa đất hóa chất rơi vãi dọc đường, các bao Jumbo bị rách, một số bao Jumbo bị vỡ dẫn đến quá trình yếm khí chưa đạt, bể xử lý chưa được che mưa, việc bảo quản hóa chất percol chưa đúng quy trình (một số thùng tập kết ngoài trời không thực hiện che chắn), công nhân không mặc trang phục bảo hộ lao động phòng độc…
Trao đổi với ông Nguyễn Hùng Mạnh – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng ban quản lý dự án, cho biết: “Điểm xử lý ô nhiễm ở xã Cẩm Thăng, hiện đang là mục tiêu quốc gia, quy trình công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và theo công nghệ BIOSOIL.
Tại điểm bị nhiễm hóa chất BVTV , các công nhân vẫn mặc bảo hộ lao động phòng độc, nhưng tại điểm xử lý ô nhiểm thì ngược lại
Quy trình xử lý ô nhiễm gồm có 3 công đoạn: Công đoạn thứ nhất là yếm khí khoảng 45 ngày, công đoạn thứ 2 là hiếu khí khoảng 60-90 ngày, sau công đoạn hiếu khí, nếu đạt tỷ lệ rồi đến công đoạn trồng cỏ để xử lý ô nhiễm”.
“Xe vận chuyển phải là xe chuyên dụng, có quản lý của cơ quan thẩm quyền và chuyên môn môi trường thẩm định. Đất ô nhiễm sau khi múc lên sẽ có nước mạch, nước đó phải được thu gom xử lý ngay trong hố đó. Tất cả các bao Jumbo không được phép vỡ, bao phải được chống thấm…”, ông Mạnh cho biết thêm.
Được biết, đơn vị thi công được chỉ định là CTCP Tiến bộ quốc tế (AIC, đóng tại TP Hà Nội), thế nhưng công ty này lại bán gói thầu cho CTCP Tư vấn và Xây dựng Á Châu thi công. Không biết liệu công ty này có đủ năng lực về xử lý môi trường hay không?
Ông Đặng Bá Lục – Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, Phó trưởng ban phụ trách công tác ký thuật và giám sát thi công nói: “Hà Tĩnh có 11 điểm nằm trong Chương trình Quốc gia do Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó có 8 điểm nằm trong gia đoạn 2012-2015 và điểm xã Cẩm Thăng là ứng dụng thí điểm với mức đầu tư là 26 tỷ đồng. Dự án hiện tại đã múc được 1.100/3600 bao, Về quy trình thì đất ô nhiễm được múc lên trộn với chế phẩm rồi đóng bao Jumbo vận chuyển ra bể xử lý. Bao Jumbo chứa đất ô nhiễm về nguyên tắc thì không được biết về nơi sản xuất mà chỉ yêu cầu về kỹ thuật là phải kín, chống thấm để không khí không vào được. Còn về các bao Jumbo bị vỡ làm rơi vãi, chúng tôi sẽ xuống kiểm tra và xử lý…”.
Thiết nghĩ, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước. Vấn đề này ngày càng trầm trọng hơn là đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững, sự tồn tại và phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Vì vậy, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để xử lý nghiêm, khắc phục nhưng sai phạm trong việc xử lý ô nhiểm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Cẩm Thăng để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này.
Theo kết quả điều tra sơ bộ, trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 112 điểm, trong đó có 11 điểm ô nhiễm nặng. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình MTQG về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015. Với vai trò là đơn vị thường trực, Sở Tài nguyên Môi trường phải tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương giải quyết, xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm.
Bùi Trung - Khánh Trình
Lưu hình ảnh trang web này:
Trước đây, liên quan đến vụ công ty AIC nhập 150 lò đốt rác thải sinh hoạt với giá trị hơn 300 tỷ đồng về sử dụng để đốt rác thải y tế cho bệnh viện tuyến huyện. Cũng có một số báo viết bài về vấn đề này. Nhưng các bài báo đều bị gỡ bỏ. Có thể đọc các bài báo này ở phần đọc thêm tại đây.
Và đọc thêm những bài viết về vụ Đề án SGK điện tử 4.000 tỷ đồng của Tp.HCM và những nghi vấn xung quanh máy tính bảng AIC Group Smart Education:
- Vụ SGK điện tử (#1): Một đề án sặc mùi tiền, thiếu tính người
- Vụ SGK điện tử (#2): Đây có phải là sách giáo khoa điện tử?
- Vụ SGK điện tử (#3): Ai đứng sau đề án bắt học sinh mua máy tính bảng sặc mùi tiền?
- Vụ SGK điện tử (#4): Máy tính bảng sặc mùi tiền: AIC làm tư vấn, giới thiệu đối tác bán máy
- Vụ SGK điện tử (#5): Người trong cuộc nói gì?
- Vụ SGK điện tử (#6): Trang web của AIC không hoạt động?
- Vụ SGK điện tử (#7): NXB Giáo dục VN nói về hợp đồng kí với AIC
- Vụ SGK điện tử (#8): Bất ngờ với SGK điện tử trên máy tính bảng giáo dục AIC
- Vụ SGK điện tử (#9): AIC bắt học viên xác nhận "máy tính bảng rất hữu dụng"
- Vụ SGK điện tử (#1): Một đề án sặc mùi tiền, thiếu tính người
- Vụ SGK điện tử (#2): Đây có phải là sách giáo khoa điện tử?
- Vụ SGK điện tử (#3): Ai đứng sau đề án bắt học sinh mua máy tính bảng sặc mùi tiền?
- Vụ SGK điện tử (#4): Máy tính bảng sặc mùi tiền: AIC làm tư vấn, giới thiệu đối tác bán máy
- Vụ SGK điện tử (#5): Người trong cuộc nói gì?
- Vụ SGK điện tử (#6): Trang web của AIC không hoạt động?
- Vụ SGK điện tử (#7): NXB Giáo dục VN nói về hợp đồng kí với AIC
- Vụ SGK điện tử (#8): Bất ngờ với SGK điện tử trên máy tính bảng giáo dục AIC
- Vụ SGK điện tử (#9): AIC bắt học viên xác nhận "máy tính bảng rất hữu dụng"
Gửi gió cho mây ngàn bay - Đoàn Chuẩn
Tên nhạc phẩm: Gửi gió cho mây ngàn bay
Tác giả: Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (1924 - 2001)
Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly
Nguồn: YouTube
--------------------------
LỜI CA KHÚC
Với bao tà áo xanh đây mùa thu
Hoa lá tàn, hàng cây đứng thẫn thờ
Lá vàng từng cánh rơi từng cánh
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa
Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi bướm muôn màu về hoa
Gửi thêm ánh trăng
Màu xanh lá thư
Về đây với thu trần gian
Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi phím tơ đồng tìm duyên
Gửi thêm lá thư, màu xanh ái ân
Về đôi mắt như hồ thu
Thấy hối tiếc nhiều, thuyền đã sang bờ
Ðường về không lối, dòng đời trôi đã về chiều
Mà lòng thấy mệt nhiều, đập gương xưa tìm bóng
Nhưng thôi tiếc mà chi, chim rồi bay, anh rồi đi
Ðường trần quên lối cũ, người đời xa cách mãi
Tình trần khôn, hàn gắn thương lòng
Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi bướm đa tình về hoa
Gửi thêm ánh trăng
Màu xanh lá thư
Về đây với thu trần gian
Cùng một tác giả:
- Lá đổ muôn chiều - Đoàn Chuẩn
Friday, September 26, 2014
THU LẠNH
Giao mùa
Dắt heo may dạo phố
Ghé vườn xưa ve vuốt nụ hoàng lan
Vén nắng hè mở toang ô cửa nhỏ
Phố cổ cựa mình ngơ ngác
Đã đến rồi - mùa thu.
Nắng vàng đâu mà chỉ thấy mây mù
Ném từng búi mưa xuống phố
Mái rêu oằn mình níu lại mảng thời gian hoài cổ
Gốc sấu già, run rẩy khóc mùa sang
Thursday, September 25, 2014
MỘT THỜI HOA SỮA
Lại thêm một mùa hoa sữa
Dĩ vãng xa xưa dội về
Ngọt ngào nụ hôn thương nhớ
Một thời sống trong say mê.
Tóc em vương hương hoa sữa
Níu chân anh quên lối về
Mắt em, hồn thu mở cửa
Đón anh vào trong đam mê
Wednesday, September 24, 2014
Thu vàng - Cung Tiến
Tên nhạc phẩm: Thu vàng
Tác giả: Nhạc sĩ Cung Tiến (sinh năm 1938)
Ca sĩ thể hiện: Thanh Lan
Tuesday, September 23, 2014
Bảng xếp hạng các trường ĐH của QS World
Bảng xếp hạng 800 ĐH hàng đầu thế giới năm nay do tổ chức QS World đánh giá và xếp hạng vừa được công bố.
Trong danh sách của QS World năm nay có 864 trường ĐH, nghĩa là tăng thêm 30 trường ĐH trong hạng 701+ so với bảng xếp hạng 2013/2014. Ngoài ra còn có 27 trường có trong danh sách nhưng không xếp hạng (NA).
Top 10 thế giới không mấy thay đổi, gồm 6 ĐH Hoa Kỳ và 4 ĐH Anh quốc. MIT leo lên dẫn đầu bảng xếp hạng, ĐH Chicago rớt Top 10 và thay bằng ĐH Princeton.
Top 10 châu Á cũng không có sự thay đổi đáng kể. ĐHQG Singapore vẫn dẫn đầu danh sách và xếp thứ 22 thế giới (tăng 2 bậc so với năm ngoái).
Trong khu vực Đông Nam Á, có 29 trường ĐH nằm trong danh sách xếp hạng (Singapore 2 trường; Malaysia 7 trường; Thái Lan và Indonesia mỗi nước 8 trường; và Philippines 4 trường) và 01 trường có trong danh sách như không xếp hạng (ĐH quản lý Singapore). ĐH Malaya vẫn nằm trong Top 200 thế giới và còn tăng thêm 16 bậc. Hai trường ĐH của Singapore vẫn trong Top 50 của thế giới và đều tăng 2 bậc so với năm ngoái.
Điều đáng buồn, là vẫn không có một trường ĐH nào của Việt Nam lọt vào danh sách 891 trường ĐH được QS World xếp hạng.
Sunday, September 21, 2014
Buồn tàn thu - Văn Cao
Tên nhạc phẩm: Buồn tàn thu
Tác giả: Nhạc sĩ Văn Cao (1923 -1995)
Ca sĩ thể hiện: Thái Thanh
Saturday, September 20, 2014
Café sáng thứ 7 (#40): Tham nhũng, tâm thần và bạch hóa
1. Vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng đã làm nóng phiên họp toàn thể lần thứ 14 về công tác phòng chống tham nhũng năm 2014 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội. Một trong những vấn đề mà dư luận quan tâm là báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho biết, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn rất thấp, chỉ trên 10%. Có nghĩa, gần 90% tài sản tham nhũng “lọt lưới”.
Dĩ nhiên, đối với quan chức thì sự việc “rất là nghiêm trọng”. Hàng loạt lý-do-lý-trấu được nêu ra lẫn bô-lô-ba-la các giải pháp. Có điều, nói cho tròn vai rồi đâu lại vào đấy, dù cũng có vài đại biểu tâm huyết thực sự muốn nói, nhưng có vẻ sợ há miệng thì mắc quai.
Friday, September 19, 2014
Góc ảnh độc (#14): Đùa với tử thần
Mạng người mà cứ như đùa
Vì cơm, vì chức chả chừa lòng nhân!
Áo vàng hổ báo bám cần
Tài điên cố trốn, tử thần chào thua.
Áo vàng hổ báo bám cần
Tài điên cố trốn, tử thần chào thua.
Wednesday, September 17, 2014
Người Việt chúng mày có suy nghĩ thật quái dị
Hồi trước có anh bạn già hàng xóm, thủa thiếu thời học đại học ở Đức. Mỗi lần tụ tập rượu chè rất hay kể lại câu chuyện về tinh thần cống hiến xã hội của người Đức.
Chuyện là có một hôm cuối tuần, anh được một người bạn Đức học cùng rủ về một nhà người quen ở vùng nông thôn chơi. Chủ nhà là một ông già hơn 60 tuổi, sống độc thân và còn rất mạnh khỏe. Ông luôn làm việc cật lực từ sáng đến tối trên trang trại của mình.
Đại loại là sáng sớm ông già đã dậy lùa đàn gia súc ra đồng cỏ, rồi đi thu hoạch hoa màu, rồi về cho đám gia cầm ăn, rồi đi nhặt trứng, rồi đi phun thuốc trừ sâu trên đồng,…
Giáo dục thời rúc rào (#2): Mỵ Châu là ai?
Gái iu chạy sang phòng, nhờ vả: - Ba, giảng cho con thế nào là trước công nguyên (TCN).
Mở sách ra xem, thì ra gái iu đang học môn lịch sử, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Sau khi giảng giải khái niệm CN, TCN và cách tính khoảng thời gian từ một thời điểm TCN đến một thời điểm bất kỳ sau này, liền áp dụng vào bài học lịch sử. Hỏi:
- Kể từ năm 179 TCN đến năm 40 Hai Bà Trưng dành lại độc lập, nước ta bị đô hộ bao nhiêu năm?
- 219 năm.
- Trước năm 179 TCN là triều đại nào trong lịch sử?
- Là triều đại của An Dương Vương.
- Tại sao triều đại An Dương Vương lại mất?
- Vì con rể của An Dương Vương là Trọng Thủy ăn trộm nỏ thần.
- Trọng Thủy là chồng của ai? Vì sao lại ăn trộm nỏ thần?
- Con không biết.
- Sao lại không biết?
- Vì sách có nói điều này đâu.
Monday, September 15, 2014
Lá đổ muôn chiều - Đoàn Chuẩn
Tên nhạc phẩm: Lá đổ muôn chiều
Tác giả: Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (1924 - 2001)
Ca sĩ thể hiện: Vũ Khanh
Đã sida còn xông pha hiến máu
Trên báo điện tử Đất Việt có bài viết: “600 người cho 13km đường sắt, chuyện đùa đấy ạ?” của tác giả Mi An. Dựa vào phát biểu của ông Hùng - quyền TGĐ BQL dự án đường sắt (Bộ GTVT) rằng tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) Cát Linh - Hà Đông cần sử dụng 600 lao động. Tác giả này tính toán ngay bằng cách tính của học sinh cấp 1 rằng, cứ mỗi km có gần 60 lao động và đặt ra câu hỏi: “Họ sẽ làm gì ở đó nhỉ?” và chụp mũ một cách nguy hiểm rằng: “Ai sẽ phải đứng ra trả lời và chịu trách nhiệm trước người dân về những vấn đề này?”.
Bài báo này đã được sự đồng tình rất lớn của dư luận. Ngoài những comment dưới bài báo, còn được chia sẻ rất nhiều trên các mạng xã hội, đặc biệt là trên Facebook. Hầu hết những đồng tình a dua bầy đàn tung hô bài viết này và phê phán chính quyền lẫn các cơ quan quản lý chuyên môn mà không hiểu một chút gì về dự án, y như những câu hỏi của tác giả bài viết nêu trên.
Saturday, September 13, 2014
Wednesday, September 10, 2014
Những đứa con của Cơ Chế (#3): Những đứa con thất đức
Nhà Cơ Chế hôm nay có chuyện, hai anh em đánh nhau. Lý do là tranh miếng đất sau vườn để làm nhà cho con mình.
Theo thời gian, con cái Cơ Chế lớn lên, rồi tiếp tục lập gia đình, sinh con đẻ cái. Chúng nó tản đi làm đủ các nghề, ở đủ các vùng miền trên cái bản đồ hình chữ S. Có đứa còn được đi học, đi xuất khẩu lao động ở những xứ xa mù không nói tiếng giống những người ở làng Cơ Chế.
Chuyện đánh nhau của anh em trong nhà cũng chả có gì đáng nói nhiều và tất nhiên là không tốt, nhưng dân làng bàn tán xôn xao, xôn xao…
Chả là trong lúc chửi mắng nhau, thằng anh bảo thằng em không cùng họ, không được hưởng đất của tổ tiên. Thằng em nói lại là mẹ tao cũng có phần, nên tao cũng được chia.
Bà cụ nằm trong nhà rên lên từng tiếng: “Ối giời ơi… ông giời có mắt… quả báo… quả báo…”.
Chuyện này xuất phát từ mấy mươi năm về trước, được những người cao tuổi trong làng kể lại, có thể bị tam sao thất bản.
Chuyện này xuất phát từ mấy mươi năm về trước, được những người cao tuổi trong làng kể lại, có thể bị tam sao thất bản.
Con thuyền không bến - Đặng Thế Phong
Tên nhạc phẩm: Con thuyền không bến
Tác giả: Nhạc sĩ Đặng Thế Phong (1918 -1942)
Ca sĩ thể hiện: Thanh Thúy (pre 1975)
Tuesday, September 9, 2014
Monday, September 8, 2014
AIC vườn không nhà trống - Ai sẽ giải các bài toán lớn cho đất nước cùng VNU?
Chỉ hơn 2 tuần, Đề án SGK điện tử “sặc mùi tiền, thiếu tình người” và nghi vấn máy tính bảng sử dụng trong Đề án này để cài đặt SGK điện tử có phải là loại máy tính bảng AIC Group Smart Education của Công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc tế (AIC) được nhập từ Đài Loan với giá 900.000 đồng không(?) đã rơi vào quên lãng như chưa từng xảy ra.
Trong một bài viết cách đây 10 ngày, chủ blog đã phát hiện trang web của công ty AIC đã bị gỡ xuống (địa chỉ trang web: http://aicvn.com). Mọi thông tin về hoạt động của công ty này trên trang web đã biến mất như chưa từng có mặt, trong đó có nhiều thông tin liên quan đến các dự án giáo dục mà AIC triển khai đã được đăng tải.
Giọt mưa thu - Đặng Thế Phong
Tên nhạc phẩm: Giọt mưa thu
Tác giả: Nhạc sĩ Đặng Thế Phong (1918 -1942)
Ca sĩ thể hiện: Thái Thanh
Saturday, September 6, 2014
Café sáng thứ 7 (#39): Đu dây, giữ trinh và nỗi buồn giáo dục
1. Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp nghĩ lễ dài ngày thì nhu cầu đi lại của cần-lao nhiều hơn, đồng thời tai nạn giao thông (TNGT) cũng nhiều hơn.
Bốn ngày nghỉ lễ nhân dịp quốc khánh (30/8-2/9), cả nước đã xảy ra 186 vụ TNGT, làm chết 114 người, bị thương 145 người. Số liệu này không có gì đáng nói, thậm chí số vụ TNGT và số người bị thương còn thấp hơn trung bình của năm 2013 (trung bình mỗi ngày có 80 vụ TNGT, làm chết 26 người và bị thương 81 người). Điều khiến dư luận quan tâm vì liên quan đến vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng khi một xe khách giường nằm chở 53 người lao xuống vực sâu 200m và vụ TNGT trên QL5 khiến một trung tướng công an tử nạn.
Thursday, September 4, 2014
Có phải thêm một tấm bằng Đại học phản cảm?
Lâu nay, nhiều trường ĐH bị phát hiện có những sai sót trên tấm bằng ĐH. Chủ yếu là những lỗi dịch thuật và lỗi chính tả của tiếng Anh, đôi khi cả lỗi chính tả tiếng Việt.
Chủ blog vừa được các em sinh viên gửi cho một tấm bằng ĐH của trường ĐH Xây dựng. Tấm bằng không sai về chính tả, không sai về dịch thuật tiếng Anh (vì phần này copy nguyên mẫu dịch của Bộ GD&ĐT). Nhưng buồn cười, thậm chí đến mức phản cảm là ngành đào tạo ở bên phần tiếng Anh lại được ghi bằng tiếng Việt.
Không biết đây có phải là hình ảnh bị photoshop hay thực sự là lỗi soạn thảo và in ấn của trường ĐH Xây dựng? Và nếu đây là bằng thật thì thực sự rất ngờ nghệch và phản cảm.
Hình ảnh của tấm bằng này ở đây:
Tuesday, September 2, 2014
Hồi ức (#6): Mừng quốc khánh
Thời bao cấp khó khăn về vật chất, nhưng lại rất giàu về tinh thần, đặc biệt là các ngày lễ tết.
Quê tôi có 2 dịp mà từ trẻ em đến cụ già, từ làng trên đến xóm dưới hân hoan hồ hởi đón nhận. Đó là dịp Tết nguyên đán và ngày quốc khánh (hay còn gọi là Tết độc lập). Đây là những ngày mà người dân được nghỉ ngơi, vui chơi, được ăn no nê và bữa ăn có thịt lợn. Đấy là nói chung chung như thế, chứ những nhà khá giả thì tháng được đôi lần ăn thịt cũng là chuyện thường, dù thời đó chả mấy ai dám khoe giàu.
Quê tôi thời đó, mừng quốc khánh to lắm.
Làng trên xóm dưới tưng bừng mổ lợn để chia cho bà con ăn lễ. Mỗi xóm là một đơn vị chia thịt. Tôi chả nhớ họ thịt bao nhiêu con lợn, vì nhà tôi không thuộc thành phần “gốc kách mệnh” như một tác phẩm nổi tiếng của vĩ nhân để được nhận thịt.
Lợn được ngả ra, người ta chia theo đầu hộ. Mỡ, thịt, xương, chân giò được chia đều lắm, cho dù có những thứ chỉ có một mẩu bé tý. Chuyện chia đều các phần thịt chả khác gì kỹ nghệ chia cỗ của thằng mõ làng trong truyện của cụ Ngô Tất Tố.
Monday, September 1, 2014
Subscribe to:
Posts (Atom)