Quay lại Trung Nam Hải sau một thời gian dài bị lưu đày ở Giang Tây. Họ Đặng được khôi phục các chức vụ và đưa ra chương trình "Bốn hiện đại hóa" để khôi phục cả kinh tế lẫn các giá trị xã hội đã bị suy thoái đến tột cùng sau cuộc "Đại nhảy vọt kinh tế" của họ Mao và "Cách mạng văn hóa" của bè lũ 4 tên.
Có thể nói, việc giữ lại họ Đặng là một trong 3 công lớn nhất của họ Mao đối với xứ Tàu (họ Mao được đánh giá là 3 công 7 tội). Họ Đặng đã từng bước đưa xứ này phát triển vượt bậc với tham vọng làm bá chủ thế giới.
Một trong những mục tiêu lâu dài mà họ Đặng đưa ra là xây dựng một chiến lược để Tàu+ trở thành một "Great China" vào năm 2030. Chiến lược của họ Đặng đã được hậu nhân thực hiện khá tốt khi năm 2010 đã leo lên siêu cường kinh tế thứ 2 thế giới.
Ngoài ra Tàu+ cũng rất thành công khi phát triển sức mạnh quân sự để tạo ra sự cân bằng trong trục Mỹ - Nga - Trung và vươn tay ra khắp thế giới, đặc biệt là thâu tóm châu Phi và sáng lập ra Ngân hàng AIIB để đối trọng với WB và ADB.
Có điều khi họ Tập lên cầm quyền, Tàu+ đã và đang rơi vào sự suy thoái nghiêm trọng do tha hóa và tham nhũng trong giới quan lại từ trung ương đến địa phương; sự phát triển nóng dẫn đến cạn kiệt về tài nguyên và ô nhiễm môi trường; sự trỗi dậy đòi độc lập của các tộc người phía Tây và Tây Bắc.
Chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của họ Tập không những thiếu hiệu quả mà lại gây ra sự mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ lãnh đạo cao cấp khiến họ Tập nếu không cẩn thận sẽ bị phản đòn từ các đối thủ chính trị dày dạn kinh nghiệm.
Sự tháo chạy khỏi Tàu của các nhà đầu tư nước ngoài lẫn các tư bản đỏ trong nước đã khiến Tàu+ đối mặt với sự suy thoái kinh tế khi "đại công xưởng" của thế giới có khả năng trở thành nhà xưởng trống với hàng trăm triệu lao động thất nghiệp. Trong khi đó sự khủng khoảng thị trường tài chính từ cuối năm 2015 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Mặc dù chính quyền Tàu+ có nguồn dự trữ rất lớn và là chủ nợ của nhiều quốc gia lớn, trong đó có Hoa-kỳ. Nhưng đồng nhân dân tệ chưa trở thành một loại tiền tệ mạnh để chi phối. Điều đó dẫn đến khả năng xử lý khủng khoảng tài chính và tiền tệ sẽ khó khăn hơn nhiều so với Mỹ hoặc EU.
Sự xâm chiếm quyết liệt của Tàu+ trên biển Đông là tất yếu, bởi lẽ đây là hướng vươn ra thế giới duy nhất còn lại sau khi vươn tay thành công đến châu Phi để có thể hoàn thành chiến lược Great China. Tuy nhiên Tàu+ đang vấp phải sự phản đối và chống trả quyết liệt từ các nước có quyền lợi như Nhật, Hàn, Phi,... (ngoại trừ An-nam chỉ cực lực phản đối).
Nếu khủng hoảng về kinh tế xảy ra, phương thuốc tốt nhất mà Tàu+ sử dụng để xử lý khủng hoảng sẽ là chiến tranh, và biển Đông sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.
Cuộc chiến này nếu có xảy ra cũng chỉ là hình thức theo kịch bản của họ Tập chứ không thể phát triển sâu rộng thành cuộc chiến thực sự kiểu WW3 được.
Nếu cuộc chiến xảy ra và lợi thế thuộc về Tàu khựa, sự bá chủ sẽ được thiết lập trong khu vực. Ngược lại, có thể xứ Tàu bây giờ sẽ bị tan đàn xẻ nghé.
Với sự quyết tâm của Nhật, Hàn và sự xoay trục của Hoa-kỳ sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thì lợi thế cho chính quyền Tàu+ là khá mong manh. Điều này cho thấy Tàu+ khó mà chiếm được lợi thế. Khi không sử dụng được con bài chiến tranh để xử lý khủng hoảng kinh tế thì sự tan rã của nhà nước Tàu+ hoàn toàn có nguy cơ xảy ra.
Nếu họ Tập không đủ sức lèo lái con thuyền Tàu+ đang trong tình thế "thù trong giặc ngoài" này thì khả năng không quá 3 năm sẽ sụp đổ. Khi đó giấc mơ Great China của họ Đặng nói riêng và chính quyền Tàu+ nói chung sẽ tan thành bọt nước.
Khởi tạo là Bình, nếu không vượt qua thì kết thúc cũng là Bình. 40 năm là quá đủ cho một giấc mơ được hoạch định thành công sau 50 năm.
Nếu hậu Bình mà đủ bản lĩnh và trí tuệ để đưa Tàu+ vượt qua khủng hoảng như tiền Bình đã từng làm được, Tàu+ chắc chắn sẽ trở thành bá chủ thế giới.
Hãy chờ xem lịch sử sẽ đặt vào tay hậu Bình điều gì? Sẽ trở thành vĩ nhân hay tội đồ của thể chế Tàu+?
-----
P/S: Chém-zó vu vơ nhân lướt mấy bài phân tích về sự khủng hoảng tiền tệ của Tàu+. Tôi không có chuyên môn về các lĩnh vực này, chỉ biên dựa trên những gì đã đọc nên chỉ là cảm nhận cá nhân chứ không phải một bài phân tích.
© 2016 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.
0 comments:
Post a Comment
Đề nghị nhận xét bằng tiếng Việt có dấu. Cảm ơn!