Trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng bài phỏng vấn ông PGS.TS Nguyễn Văn Nhã - nguyên Trưởng Ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi với title cực kỳ ấn tượng: “Giáo dục Việt Nam hiện nay như đang đào tạo Voi, Hổ, Bò tót…”.
Trong bài phỏng vấn, ông Nhã có nêu mấy vấn đề như sau:
(1). Chất lượng đào tạo yếu kém: “Vấn đề cấp bách hiện nay là phải nghiêm túc xem xét lại công tác đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng… nơi trực tiếp cung cấp sản phẩm ra xã hội”.
(2). Dẫn đến tốt nghiệp ĐH thất nghiệp quay sang học nghề: “Vẫn xảy ra tình trạng ùn ùn kéo nhau vào đại học, sau đó thất nghiệp lại quay sang học nghề, vừa tốn kém cho các gia đình, xã hội cũng có thêm gánh nặng”.
(3). Lý do là thiếu đội ngũ giảng viên: “Đổi mới mà lực lượng người thầy chưa đủ đáp ứng được thì chúng ta chắc chắn thất bại”.
(4). Ủng hộ tuyển sinh đầu vào ĐH liên tục: “Chúng ta có thể tổ chức thi đại học quanh năm, tại sao cứ dồn vào một năm?”.
(5). Công nhận nhiều trường ĐH không đào tạo đạt yêu cầu dẫn đến sinh viên thất nghiệp: “Nhiều trường không đảm bảo điều kiện đào tạo nhưng vẫn tồn tại, tuyển sinh, rồi phát bằng thì thất nghiệp là điều không tránh khỏi”.
(6). Và rút ra kết luận: “Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là vì “không có triết lý giáo dục” rõ ràng, mà đây là điều tối kỵ trong khoa học”.
(7). Không đồng tình với việc tiếp cận nhiều chương trình đào tạo trên thế giới: “Chương trình đào tạo của mỗi quốc gia có một triết lý đào tạo khác nhau, một thiết kế logic chặt chẽ khác nhau. Chúng ta không thể ghép cơ học để ra một chương trình hợp lưu mà chương đầu là voi, chương 2 là đại bàng, chương 3 là bò tót! Như thế là lại làm hỏng sự nghiệp đào tạo một cách hồn nhiên”.
(8). Phê phán yếu kém ngoại ngữ: “Hầu hết cử nhân đều "mù tịt" ngoại ngữ” và nếu so sánh thì “thậm chí chúng ta còn thua cả Lào” vì ở ĐH Quốc gia Lào: “từ lãnh đạo nhà trường cho tới các nhân viên mọi phòng ban đều nói tiếng Anh, tiếng Việt rất tốt. Nhưng điều khiến tôi bất ngờ hơn cả là một nhân viên bảo vệ và một cán bộ phụ trách ký túc xá cũng nói tiếng Việt và tiếng Anh rất tốt”.
Giờ hãy xem trường ĐH Nguyễn Trãi mà ông Nhã làm hiệu trưởng thực sự như thế nào? Và có triết lý giáo dục là gì?
(1). Trụ sở chính ở một tòa nhà nho nhỏ thuộc Viện Cơ học (không rõ có bao nhiêu phòng?):
(2). Hiện nay có thêm khu nhà kho của Công ty TNHH Công Nghệ (ATI-VN) Việt-Mỹ trước đây (người viết không rõ là mua hay thuê?) trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội). Và đây là địa điểm giao dịch về tuyển sinh của nhà trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.
(3). Phải thuê thêm phòng học là khu vực phòng xem thi đấu tại khu T2, khán đài B của sân vận động Mỹ Đình (Ngoài ra không tìm thấy thông tin trên mạng internet về khu vực giảng đường chính hay địa điểm của dự án xây dựng nhà trường tập trung).
(4). Trang web chính thức của trường ĐH Nguyễn Trãi trên mạng là: ntu.vn không thể truy cập được vì báo virus.
(5). Không thể tìm thấy thông tin về giảng viên, chương trình đào tạo và các công trình khoa học đã công bố của trường ĐH Nguyễn Trãi trên mạng internet (trừ thông tin từ trang web của trường không thể truy cập vì virus nói trên).
(6). Điểm tuyển sinh năm nay (2014)của ĐH Nguyễn Trãi được đăng tải trên trang: truongkienthuc.vn. Cụ thể như sau (điểm chuẩn, chưa tính điểm ưu tiên):
- Khối V (thi Toán, Lý, Vẽ) lấy 13 điểm (môn Toán nhân hệ số 1,5; môn vẽ nhân hệ số 2) cho 4 ngành học: Kiến trúc, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất và Kỹ thuật công trình xây dựng. Tính trung bình điểm trúng tuyển là 2,9 điểm/môn. Như vậy, nếu xét trung bình một thí sinh ở KV2, thuộc nhóm ưu tiên 2 thì chỉ cần trung bình 3 môn được 7,5 điểm là đủ điểm vào trường này.
- Khối H (thi Văn, bố cục màu, vẽ chì đen trắng) lấy 14 điểm (các môn vẽ nhân hệ số 2) cho 3 ngành học: Kiến trúc, thiết kế đồ họa và thiết kế nội thất. Tính trung bình điểm trúng tuyển là 2,8 điểm/môn.
- Khối A1 (thi Toán, Lý, Ngoại ngữ) lấy 15 điểm (nhân đôi hệ số môn ngoại ngữ) cho 6 ngành học: Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Chuyên ngành quản trị kinh doanh du lịch, Kế toán, Kỹ thuật môi trường và Kỹ thuật công trình xây dựng. Tính trung bình điểm trúng tuyển là 3,75 điểm/môn.
- Khối D (thi Toán, Văn, Ngoại ngữ) lấy 15 điểm (nhân đôi hệ số môn ngoại ngữ) cho 5 ngành học: Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Chuyên ngành quản trị kinh doanh du lịch, Kế toán và Quan hệ công chúng. Tính trung bình điểm trúng tuyển là 3,75 điểm/môn.
Năm 2014, trường ĐH Nguyễn Trãi xét tuyển là 500 chỉ tiêu ĐH. Ngoài ra còn có thêm 200 chỉ tiêu hệ cao đẳng. Mức học phí nhập học: 1.320.000đ/ tháng.
(7). Slogan của trường ĐH Nguyễn Trãi là “Trung thực và nhân văn”. Không biết đây có phải là triết lý của ông Nhã và lãnh đạo trường hay không? Và nếu đúng thì sự “trung thực” là ở chỗ nào?
Đây là địa chỉ Facebook của ĐH Nguyễn Trãi, có duy nhất 1 trang thông tin về nhà trường với vài dòng nội dung (còn lại là những hình ảnh về hoạt động chủ yếu là của sinh viên) trong thời đại internet và giáo dục toàn cầu: https://www.facebook.com/dhnguyentrai/info
(8). Không hiểu với cơ sở hạ tầng như thế, chất lượng khoa học như thế, đội ngũ giảng viên như thế, đầu vào sinh viên như thế,… thì trường ĐH Nguyễn Trãi này đào tạo ra sản phẩm như thế nào đây?
*
***
Thế mới thấy, các nhà giáo, nhà khoa học “nhớn” của chúng ta nói một đàng, làm một nẻo. Lên báo chí chém "dzậy" nhưng không phải là như "dzậy".
Thế này mà nền giáo dục ĐH An-nam không thành nồi lẩu thập cẩm hay là trường phổ thông cấp 4 mới là lạ.
Điều này các nhà lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục, những chuyên gia giáo dục và những người “làm” giáo dục có biết không?
Cá nhân tôi cho rằng, họ biết, thậm chí biết rất rõ!
© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.
Phát hiện của Baron, xem ra, đắng cay !
ReplyDeletePhần lớn các trường ĐH dân lập và tư thục có tuổi thọ dưới 10 năm đều trong trạng thái này bác Giao ạ. Tỷ dụ như trường Phan Châu Trinh của ông Nguyên Ngọc mỗi năm tuyển sinh được 3-4 lớp, chưa đến 200 SV thì dạy với dỗ cái gì? Các trường công nâng cấp cũng tương tự, nhưng đỡ hơn vì kiếm được chút sữa từ bầu vú ngân sách/.
DeleteVẫn biết có cung ắt có cầu. Và vẫn biết nền giáo dục của An-nam đã quá thối nát, có thêm một chút cũng như ném sỏi xuống ao bèo mà thôi. Nhưng nhà em cực ghét loại đạo đức giả, cứ nói một đàng, làm một nẻo, lại ra vẻ cao đạo và lương thiện.
Thà cứ nói rằng tôi biết là phải thế, nhưng xã hội như thế nên tôi đành phải làm thế, thì nhà em chả nói làm gì.
Phổ cập đại học rồi
ReplyDelete