Tuesday, July 29, 2014

Góc ảnh độc (#1): Văn minh xe máy - Lưng trần


Thời trang hè 2014 của một bộ phận nhỏ gái phố - mốt khoe lưng.
Có những cái hở hang, rất đẹp. Nhưng cũng có những cái hở hang, rất phản cảm.


Monday, July 28, 2014

Khi "ma học" nhân danh khoa học


Nhân các vụ tai nạn máy bay xảy ra liên tiếp gần đây. Nhiều người đã không tin vào các kết quả điều tra của các cơ quan chức năng mà giải thích bằng các quan điểm duy tâm và siêu hình. Đấy cũng là muôn mặt cuộc sống đời thường của một xã hội vậy.
Và dĩ nhiên, khi nói đến duy tâm và siêu hình, không thể không nhắc đến các “nhà ma học” của xứ An-nam đang mọc lên tràn lan và mạnh mẽ như nấm sau mưa. Có điều, phần lớn không phải là nấm lành, mà là nấm độc.
Đám nấm độc này reo rắc sự mê tín dị đoan lên nhận thức của cần-lao xứ An-nam, biến cần lao thành những cuồng đồ chỉ mong đợi một sự mưa móc và ban ơn từ những thế lực siêu nhiên mà thay bằng khuyến khích họ lao động, học tập để vượt lên nắm giữ các giá trị của cuộc sống. Chúng làm giảm các giá trị đức tin vào các tôn giáo chính thống, mà thay bằng một sự cuồng tín mơ hồ và thiếu giáo lý.
An-nam là một dân tộc cuồng tín đến cực đoan. Một dân tộc tiểu nhược với luôn tự ti, khiếp sợ trước sự văn minh và sức mạnh của nhân loại lẫn thiên nhiên, nhưng lại luôn có những “giấc mơ rất lớn”. Những giấc mơ này không chỉ tồn tại ở mức truyền thuyết để thỏa mãn sự “thủ dâm tinh thần” của đại đồng cần-lao, mà còn được đưa vào chính sử của thể chế đương đại như các truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ với trăm trứng trăm con, truyền thuyết Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, truyền thuyết thần Kim Quy xây thành Cổ Loa,… Thậm chí, họ còn tham lam mơ ước tới những điều viễn vông, không thực tế như hai câu thơ của nhà thơ Bùi Hoàng Tám: “Người mò ốc cũng mơ làm Hoàng Hậu/ Kẻ đốn củi trên rừng cũng khao khát Ngai Vua”.
Trong đám “nhà ma học” đó, có một kẻ rất hay lấy mác “khoa học” để nói về “ma học”, mặc dù những lời nói mê tín dị đoan đó, không chứa một chút hàm lượng khoa học nào cả. Đó chính là “nhà ma học” Nguyễn Phúc Giác Hải ở Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Liên quan đến các vụ việc tai nạn máy bay, nhà ma học” Hải bi bô rằng: “Với tư cách là một nhà khoa học, tôi cho rằng đây là dấu hiệu cảnh báo cuối cùng của Chúa. Đó là thông điệp của Chúa trời nhắn đến nhân loại rằng nếu con người không tu tỉnh thì sẽ chịu sự phán xét ngày tận thế”.
Rõ ràng, dự báo của “nhà ma học” cực kỳ phi khoa học một cách bỉ ổi và trơ trẽn. Bởi vì không thể đánh đồng cái siêu thực với cái thực, không thể đánh đồng đức tin với sự cuồng tín vô căn cứ. Cụ thể:

Ngắn... ngắn #12


Pháp luật được định ra để đảm bảo sự công bằng cho tất cả các thành viên trong một thiết chế nhà nước. Vì vậy, khi luật được xây dựng trên danh nghĩa nhà nước nhưng chỉ để phục vụ lợi ích của một nhóm người mà không tạo ra sự công bằng cho tất cả mọi người thì nhà nước ấy không thể trở thành một nhà nước pháp quyền được.

© 2014 Baron Trịnh

Saturday, July 26, 2014

Café sáng thứ 7 (#36): Thiên tai hay nhân tai?


1. Cơn bão số 2 (bão Rammasun) không khủng khiếp như cơ quan khí tượng quốc gia dự báo. Nó đã tan khi chưa kịp vào tới bờ. Thế nhưng ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sau bão lại tác động mạnh đến những khu vực được dự báo là chỉ bị ảnh hưởng nhẹ.
Áp thấp gây mưa sau bão là tất yếu, và ai cũng biết điều đó. Còn mức độ mưa to hay nhỏ lại là chuyện của “ông giời”. Mưa lớn đã xuất hiện trên diện rộng ở tỉnh Lạng Sơn gây lũ quét và ngập lụt nghiêm trọng. Hơn 6.000 ngôi nhà ngập sâu trong nước, Tp Lạng Sơn trở thành một ốc đảo bị cô lập bởi lũ. Người dân ở đây nói rằng, đã mấy chục năm qua, chưa hề bị như thế.
Dĩ nhiên lũ lụt là do mưa lớn gây nên. Nhưng lũ lên quá nhanh đến mức người dân không kịp trở tay lại khiến người ta liên tưởng ngay đến nạn phá rừng. Chỉ có tàn phá rừng thì lũ mới lên nhanh và gây lũ quét trên diện rộng như thế. Bởi vì, còn có thứ gì ngăn cản được dòng lũ nữa đâu.
Những thiệt hại về người và của là hậu quả tất yếu của lũ lụt. Nhìn những mái nhà cấp 4 chỉ thấy một chút đỉnh chóp, những con đường như những dòng sông. Ở cạnh sông Kỳ Cùng, một vùng nước mênh mông chỉ phất phơ dăm ngọn cây và vài ngôi nhà cao tầng nhô lên khỏi mặt nước.
Rồi đây, khi bão lũ vẫn còn xảy ra, thì sự ngập lụt không chỉ riêng ở Lạng Sơn.

Friday, July 25, 2014

Cô láng giềng - Hoàng Quý


Tên nhạc phẩm:   Cô láng giềng
Tác giả:                Nhạc sĩ Hoàng Quý (1920 -1946)
Ca sĩ thể hiện:      Vũ Khanh


Nhạc sĩ Hoàng Quý (1920 - 1946) là một trong những người sáng lập ra nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng trong giai đoạn Tân nhạc. Ông từng là học trò của Lê Thương và là anh trai của nhạc sĩ Tô Vũ (Hoàng Phú).
Mặc dù thọ rất ngắn, chỉ được 26 tuổi, nhưng Hoàng Quý đã để lại trên 20 tác phẩm âm nhạc có giá trị, Một trong những nhạc phẩm được nhiều người yêu thích Tân nhạc biết đến chính là bản "Cô láng giềng" bất hủ của ông.

Nguồn: YouTube

Thursday, July 24, 2014

Lò đốt rác ông Kiên - Không thể không nói


Hơn 2 tuần trước, một loạt bài của báo Đất Việt viết về lò đốt rác phát điện của ông Bùi Khắc Kiên ở Thái Bình. Loạt bài báo đã phê phán mạnh mẽ các cơ quan chức năng của Thái Bình đã quan liêu, sợ trách nhiệm, trù dập "phát minh của nông dân",... đồng thời ca ngợi "phát minh tầm cỡ thế giới của ông Kiên" và người Nhật nhìn thấy "phát minh" của ông Kiên như nhìn thấy "ngọc" với những cái title cực kỳ kêu như:



Tôi đã viết một status trên Facebook cá nhân (ngày 11/7) để cảnh báo về vấn đề này dưới góc độ của một người có chuyên môn sâu về các lĩnh vực truyền nhiệt, lò đốt rác thải và môi trường khí, khi thấy các bạn bè trên FB chia sẻ thông tin các bài báo và hô hào ông Kiên quá mức. Cụ thể (có thêm một số câu từ):

Tàu bay ký sự (#3): Ông ấy là người nước ngoài


Tôi thường sử dụng hộ chiếu thay bằng chứng minh nhân dân (CMND).
Hồi gần cuối lớp 12 (tháng 3/1991), nhà trường mời công an huyện đến làm CMND cho học sinh khối 12. Cả lớp đều nhận được trừ tôi, lý do là ảnh chụp bị lỗi nên phải làm lại. Đối với những trường hợp bị sai thông tin và bị lỗi, nhà trường yêu cầu học sinh tự xuống công an huyện làm lại.
Một hôm đi học về, thấy bà chị gái bảo: - Học sinh của chị thấy CMND của cậu với mấy người khác bị rơi ở lề đường, chúng mang về đưa cho chị. Chắc là mấy ông công an huyện về xã công tác, có thể đánh rơi hoặc tiện tay vứt đi mấy cái CMND bị lỗi. Thế là tôi sử dụng luôn cái này mà chả làm sao cả hehe...
Tuy nhiên, CMND chỉ sử dụng có thời hạn 15 năm, nên sau năm 2006, đi đâu cũng bị từ chối. Mà tôi thì lười về quê làm lại, nên gần chục năm nay toàn sử dụng hộ chiếu.
Kể thế, để thanh minh thanh nga rằng, chả phải tôi thích dùng hộ chiếu hơn CMND.
Tôi đi công việc bằng máy bay nhiều, dĩ nhiên phải dùng hộ chiếu để làm thủ tục. Thế nên mới có chuyện để kể liên quan đến cái hộ chiếu.
Chả là có một lần, tôi đang đợi để check-in tại sân bay Nội Bài. Lúc đó quá trưa, nên không đông đúc chen chúc gì lắm. Phía sau tôi là một cặp trai gái trẻ, tình tự với nhau một cách rất “thô” ở nơi công cộng. Cả hai cấu véo, cười đùa với nhau rinh rích khiến nhiều người thấy chướng mắt.

Bến xuân - Văn Cao


Tên nhạc phẩm:   Bến xuân
Tác giả:                Nhạc sĩ Văn Cao (1923 -1995)
Ca sĩ thể hiện:      Cao Minh



Trong giai đoạn Tân nhạc, người yêu nhạc thường nhớ những nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao như Thiên Thai, Trương Chi, Buồn tàn thu, Suối Mơ, Thu cô liêu, Cung đàn xưa,...
Có một nhạc phẩm được viết vào năm 1942, mà ít người còn nhớ và nghe bản gốc, là bản Bến xuân. Bởi vì sau này khi lên VIệt Bắc, nhạc sĩ Văn Cao đã đổi lời nhạc phẩm thành Đàn chim Việt, Và có lẽ người ta nhớ đến bản sửa lời này nhiều hơn.
Nhiều giai thoại cho rằng, bản Bến xuân được sáng tác sau buổi thăm của người đẹp Hoàng Oanh đến căn gác trọ của nhạc sĩ, người sau này trở thành vợ của nhạc sĩ Hoàng Quý - một người bạn của Văn Cao.

Nguồn: YouTube

Tuesday, July 22, 2014

VỀ THÔI, EM NHÉ VỀ THÔI


Bình yên nơi Thiên Chúa, em nhé!!!

       Về thôi, em nhé về thôi
Đường về nơi đó, có xa xôi gì
       Trần gian là chốn thị phi
Đời người - bể khổ có gì khác nhau
       Đâu cần bị ngã mới đau
Miệng dù cười gượng vẫn sầu năm canh
       Lấy chồng mong dựa an lành
Chứ ai lại nghĩ sẽ hành hạ nhau
       Bao năm mưa nắng dãi dầu
Nuôi con, chuyển nghiệp, đêm thâu một mình
       Người ta như bóng với hình
Còn em thui thủi một mình với con
       Tự do một tháng chưa tròn
Cơn đau hành hạ, tóc còn bỏ đi
       Sinh có hạn, tử bất kỳ
Trời không cho sống tiếc gì nữa em
       Ở thêm, thì lại đau thêm
Thôi về nơi đó, để êm ấm đời
        Về thôi, em nhé về thôi
Trần gian, thiên giới đều nơi Ta Bà!

© 2014 Baron Trịnh
 

Sunday, July 20, 2014

Bên cầu biên giới - Phạm Duy


Tên nhạc phẩm:   Bên cầu biên giới
Tác giả:                Nhạc sĩ Phạm Duy (1921 -2013)
Ca sĩ thể hiện:      Vũ Khanh



Nhạc phẩm "Bên cầu biên giới" được Phạm Duy sáng tác năm 1947. Theo ông, nhạc phẩm này đã khiến ông bị chụp mũ là suy thoái tư tưởng và có khuynh hướng phản động. Nhạc phẩm này bị cấm phổ biến đến tận năm 2012.

Nguồn: YouTube

Saturday, July 19, 2014

Café sáng thứ 7 (#35): Bể Đông và ông trách nhiệm


1. Ngày 15/7, Tân Hoa xã đưa tin Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) thông báo đã hoàn thành xong công tác khoan trắc trên vùng đảo Tây Sa và giàn khoan 981 sẽ được chuyển tới làm việc ở đảo Hải Nam. Tại thời điểm này, trên biển Đông xuất hiện cơn bão Thần Sấm (Rammasun) đi thẳng vào vùng biển mà giàn khoan 981 hạ đặt.
Báo chí trong nước đua nhau giật title câu view thông tin này, mạng xã hội cũng nóng lên không kém. Người cho rằng Trung Quốc rút giàn khoan để tránh bão, kẻ lại nói là đã khoan trắc xong nên dời đến vị trí mới. Người phân tích, kẻ trích dẫn, rất huyên náo.
Sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông báo chính thức về việc trên. Một loạt quan chức và cựu quan chức phát biểu rất hùng hồn, như là họ đã biết trước việc Trung Quốc rút giàn khoan.
Vài quan chức của Quốc hội nổ như pháo tép về biển Đông sau sự kiện này, đến mức báo chí giật title “bản lĩnh Quốc hội về biển Đông”, bởi kỳ họp thứ 7 của Quốc hội diễn ra trong thời điểm căng thẳng ở biển Đông. Bản lĩnh của Quốc hội được ông Giàu - Chủ nhiệm UB Kinh tế "dẫn lời" từ cử tri là: "bài khai mạc và bế mạc của Chủ tịch Quốc hội, công thư của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại". Còn ông Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng quốc hội thì cho rằng đó là: "Quốc hội đã dành thời gian thảo luận sâu sắc, mạnh mẽ lên án hành động sai trái của phía Trung Quốc" và ra "Bản thông cáo số 2 của Quốc hội (ngày 21/5)". Trong khi đó, mặc dù đã được Đại biểu quốc hội đề xuất, nhưng Quốc hội cho rằng, chưa cần thiết phải có một nghị quyết về biển Đông(!?).

Sunday, July 13, 2014

Phải chăng, họ đang nối giáo cho giặc?


Ngày 27/6/2014, UBND tỉnh Trà Vinh có văn bản đồng ý với kế hoạch tuyển và sử dụng lao động là người nước ngoài của công ty China Chengda Engineering do Sở lao động, thương binh và xã hội Trà Vinh trình. Theo đó, nhà thầu được phép tuyển và sử dụng 2.163 lao động Trung Quốc theo từng vị trí công việc phục vụ cho dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3.
Dự án này do EVN là chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư dự án là gần 30 nghìn tỷ đồng. Trong đó 85% vốn vay của Tổ hợp các ngân hàng: Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) - Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) - Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB), 15% giá trị còn lại là vốn đối ứng của EVN.
Theo nhận định của ông Trần Đại Phúc - chuyên gia chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thì có chừng 10% chuyên gia, còn phần đông là các công nhân phổ thông.
Theo số liệu của Bộ lao động, thương binh và xã hội công bố ngày 1/7/2014, Việt Nam hiện có 1,045 triệu lao động thất nghiệp, trong đó có 123.000 lao động có trình độ đại học trở lên. Theo thông tin của Sở lao động, thương binh và xã hội Trà Vinh thì tỉnh này có 1.749 người đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp với kinh phí hơn 10,6 tỉ đồng. Như vậy có thể thấy, số lao động thất nghiệp của tỉnh này phải ở con số hàng chục nghìn người.

Saturday, July 12, 2014

Café sáng thứ 7 (#34): Công lý và quan trí


1. Tuần qua, báo chí liên tục đưa tin về những bản án mà các bị cáo hoặc người bị hại không đồng tình với những phán quyết của tòa. Nhiều bài báo đã đưa ra những “nghi vấn” về công tác điều tra, công tố và xét xử đối với các vụ án này. Những cái title của các bài báo đã nói lên điều đó.
Từ vụ “Giật hai chiếc mũ, 4 học sinh bị phạt tù: quá nặng?” ở Hải Phòng đến vụ “1 câu nói, 5 năm tù” ở Hà Nội. Từ vụ “Buộc tham ô không được thì cột tội khác” ở Bình Thuận đến vụ “Bắt giam thai phụ, nay ép án để phủi trách nhiệm” ở Phú Thọ. Hay từ việc “Hủy án, điều tra lại vụ ‘5 công an đánh chết người’” ở Phú Yên đến “Kỳ án 194 phố Huế” ở Hà Nội đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí lẫn bình luận đa chiều của các nhà chuyên môn.
Điều mà dư luận bức xúc và báo chí khai thác là những mức án “rất nặng” cho những người dân phạm pháp nhưng lại “rất nhẹ” cho những người thi hành công vụ phạm pháp (tất nhiên nằm trong khung hình phạt) ở các vụ án này.
Bên cạnh công tác điều tra và công tố khiến dư luận nghi ngờ (đặt biệt là sau những vụ án oan như trường hợp ông Chấn ở Bắc Giang). Việc xử án thiếu công tâm cũng góp phần tạo ra những bản án khiến dư luận bức xúc nói trên. Thậm chí đến mức gia đình người bị oan (đã chết) quỳ giữa sân tòa án xin xét xử công tâm trong một vụ án oan ở Gia Lai.

Thursday, July 10, 2014

ĐIỆN NGÔNG


Điện lực thời nay có mấy ông
Bi bô chém gió, khổ dân không
Hàng xóm nhà quan tiền điện giảm(1)
Toàn dân giám sát hết bất công(2)

Leo trèo ghi số nên sai sót(3)
Tiền tính thế nào? Ấy việc công(4)
Điện ta giá rẻ thì kệ rẻ
Mua Tàu giá đắt, thế mới ngông(5).

© 2014 Baron Trịnh

Saturday, July 5, 2014

Ngắn... ngắn #11


Sách là công cụ để tích lũy, truyền bá tri thức. Nó chứa đựng các giá trị văn hóa và tinh thần của con người. Khi những kẻ được coi là người của công chúng ngồi xổm lên sách để bi-bô sự hiểu biết của họ trước bàn dân thiên hạ, thì đó chính là sự phản ánh chân thực nhất của một xã hội thiếu tri thức và thừa vô văn hóa.


© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Ở đây.

Wednesday, July 2, 2014

Đầu cừu, đuôi thuyền trưởng


Dư luận mấy ngày qua xôn xao về một bài toán lớp 2 như sau: “Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?”. Người đồng tình, kẻ phê phán, loạn cả lên.
Trả lời báo chí, tác giả của đề toán - nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực (nguyên Trưởng Bộ môn phương pháp dạy Toán tiểu học của Trường ĐH Sài Gòn) cho rằng, đây là một bài toán kinh điển, với mục đích “nâng cao năng lực nhận thức và kĩ năng phát hiện vấn đề của học sinh, đồng thời rèn luyện kĩ năng đọc kĩ đề và suy nghĩ thấu đáo trước khi làm bài” và kêu gọi mọi người ủng hộ “viết sách theo tư duy đổi mới, mà trước hết hướng vào khâu đổi mới kiểm tra, đánh giá đã được xác định là khâu đột phá”.
Phần lớn những nhà chuyên môn hoặc có liên quan tý đến chuyên môn tỏ ra đồng tình với bài toán, cho rằng toán học là để tạo ra tư duy phản biện chứ không chỉ là phép tính.
Một vấn đề khi chưa được xem là chân lý thì những sự tranh luận cũng là bình thường, và chúng ta nên tôn trọng tất cả các ý kiến. Tuy nhiên cách trả lời của ông Thực chưa thực sự cầu thị với tư duy đổi mới. mà vẫn bảo thủ trong những vỏ bọc của sự kế thừa kinh điển trên thế giới lẫn những chuẩn mực học thuật còn mù mờ ở An-nam.
Người viết vẫn ủng hộ những phương pháp giảng dạy kích thích sự sáng tạo và phát triển tư duy của học sinh. Nhưng cũng phải có những chuẩn mực và sự lô-gic nhất định. Và bài toán của ông Thực chưa làm được điều đó. Cụ thể:

Ngắn... ngắn #10


Khi mà gia đình, nhà trường và xã hội vẫn còn tôn thờ chủ thuyết của Khổng Khâu rằng: Con không được cãi cha mẹ, học sinh không được cãi thầy cô, nhân viên không được cãi lãnh đạo, thì đừng mong gì xứ An-nam này hình thành được tư duy phản biện một cách công chính.


© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Những “quả bom” di động trên đường phố


Tuần Việt Nam: Người ta thường ví rằng, những chiếc xe máy chở gas phóng vèo vèo trên đường phố chính là những “quả bom” di động. Chắc rằng ai cũng hình dung được điều này, kể cả những người chở gas và những người kinh doanh gas. Họ biết, nhưng tại sao vẫn sang chiết trái phép và vận chuyển không an toàn? Còn người dân, sẽ phòng tránh như thế nào đây?

Vụ nổ kinh hoàng sáng 16/6 tại quán bia ở phố Tô Hiệu (Cầu Giấy, Hà Nội) khiến 03 người bị bỏng ở mức nguy kịch. Theo thông tin từ cơ quan chức năng, nguyên nhân ban đầu được cho là có thể do khí gas rò rỉ và phát nổ.
Lâu nay, những rủi ro và sự cố nguy hiểm từ việc kinh doanh và tiêu dùng gas đã và đang được báo động. Hầu như năm nào cũng có sự cố xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Từ việc sang chiết gas trái phép
Nhưng mặc cho những cảnh báo của các cơ quan chức năng, mặc cho những hậu quả nhãn tiền về sự cố cháy nổ từ gas, hoạt động kinh doanh, tiêu dùng gas vẫn bị xem nhẹ, và đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Những hiện tượng đó có nguồn gốc từ hoạt động sang chiết gas trái phép và vận chuyển gas từ các cửa hàng, đại lý. Đây là nguồn tạo ra những mối nguy hiểm và mất an toàn, có thể gây nên các sự cố cháy nổ nghiêm trọng. Báo chí trong nước đã từng đưa tin về một tiết lộ “động trời” của một cựu nhân viên một cửa hàng gas. Theo đó, cả 09 cửa hàng kinh doanh gas trên địa bàn Hà Nội mà anh ta đã từng làm việc đều sang chiết gas trái phép (báo VTC New, ngày 8/11/2011).
Các phương thức sang chiết gas lậu thường thấy ở các cửa hàng kinh doanh gas là sang chiết từ những bình gas có giá trị thấp vào những bình gas có giá trị cao để ăn chênh lệch giá và sang chiết từ những bình gas lớn vào các bình gas mi-ni.