Tuesday, December 31, 2013

Hồi ức (#4): Đàn ông xây nhà


Tôi kể về chuyện bố tôi xây nhà, chuyện chả có gì đặc sắc, nhưng kể cho vui vậy.
Ngôi nhà gia đình tôi ở trước đó được ông nội xây từ 193x. Nhà mái ngói, tường gạch, sân gạch, 3 gian 1 buồng. Thời đó, cả xã chỉ có vài nhà như thế.
Bố tôi vẫn hay nói, đàn ông phải xây được cái nhà. Suốt thời kỳ bao cấp lẫn hậu bao cấp, giáo viên như bố mẹ tôi chả mấy dư dả. Lại một lũ lít nhít 5 chị em chúng tôi lớn lên, ăn học trong những thập niên 8x, 9x khiến gia cảnh khó khăn chồng chất. Và dĩ nhiên, mong muốn xây nhà chưa thực hiện được.
Mãi khi chị em chúng tôi công ăn việc làm và lập gia thất đầy đủ, bố tôi mới tích cóp tiền để xây nhà.

Wednesday, December 25, 2013

HÔN NHÂN KHÔNG TÌNH YÊU


       Quán xưa quá nửa chiều rồi
Em và tôi, vẫn lặng ngồi… tiếc nhau
       Nhớ xưa cùng chụm mái đầu
Thề non hẹn bể, tím màu yêu thương
       Cho dù tình vẫn còn vương
Nhưng giờ mỗi đứa một đường, cách xa
       Em về làm dâu người ta
Tôi đi lấy vợ, cũng là phận thôi

Saturday, December 21, 2013

Nhọc nhằn cho trẻ đi học mầm non


Thanh Niên online: Vụ bạo hành trẻ tại Cơ sở mầm non tư thục Phương Anh một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo hành trẻ em ở nước ta.
Những nhóm nguyên nhân chính để xảy ra những vụ việc bạo hành trẻ em vừa qua, có thể kể đến sự quá tải của hệ thống trường công lập, sự gia tăng dân số quá nhanh và sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng.
Đối với các gia đình có con nhỏ, việc đăng ký một suất vào các cơ sở mầm non công lập, có đầy đủ điều kiện vật chất dạy học và có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn chuyên môn đang là một nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh trước mỗi mùa khai giảng.

Friday, December 20, 2013

Café sáng thứ 7 (#23): Tham nhũng, bạo hành và đạo đức


1. Vụ án tham nhũng tại Vinalines đã được tuyên, 2 án tử hình, hàng chục năm tù cho các đối tượng còn lại. Truy thu hơn 130 tỷ đồng cho nhà nước.
Dư luận luôn tò mò với câu hỏi: “Ai là người đứng sau DCD?”. Bởi vì, những dự án lớn đến như thế, qua bao nhiêu cấp thẩm định, kiểm tra trước khi ra quyết định đầu tư, thậm chí người phê duyệt dự án là Thủ tướng, mà vẫn để xảy ra tham nhũng nghiêm trọng. Tất nhiên, vẫn là một câu hỏi lớn không lời đáp!
Dù sao, sự im ắng của dư luận xã hội lẫn báo chí sau phiên xét xử cũng cho thấy, cần lao đồng tình với bản án. Điều hiếm thấy trong các vụ án tham nhũng trước đây.
Sau khi hả hê với bản án nghiêm khắc của tòa, cần lao An-nam lại dấy lên sự nghi ngờ khi các bị cáo tuyên bố sẽ kháng án. Và họ lại suy diễn rằng, khi mà DCD vẫn thanh thản đọc thơ trước tòa khi nói lời cuối và bình tĩnh đón nhận mức án, thì bản án phúc thẩm chắc gì đã giống bản án sơ thẩm? Bởi vì ở An-nam, nói và làm hiếm khi song hành với nhau.

Vì sao trẻ em bị bạo hành?


BBC Việt ngữ: Dư luận xã hội lại một lần nữa bức xúc vụ việc giáo viên và bảo mẫu của Cơ sở mầm non tư thục Phương Anh (Tp. Hồ Chí Minh) bạo hành các cháu bé từ 10 tháng đến 4 tuổi được các gia đình gửi bán trú ở cơ sở này.
Clip do báo Tuổi Trẻ đăng tải ngày 17/12 đã cho thấy, những người này có những hành động như bóp cổ, gí đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt,… các cháu bé.
Cách đây hơn 1 tháng, cũng tại Tp. HCM, một bảo mẫu trông trẻ tư đã đánh và gây tử vong đối với một cháu bé 18 tháng tuổi.
Mặc dù trước đây, đã có nhiều vụ bạo hành trẻ em tại các trường mầm non và các cơ sở trông trẻ tư nhân. Và những bạo hành trẻ em mất nhân tính này đã bị pháp luật trừng trị. Nhưng vấn nạn này không có dấu hiệu giảm.
Vậy, nguyên nhân vì sao lại gây ra những vụ bạo hành mất nhân tính đó?

Thursday, December 19, 2013

Pháp luật không nghiêm minh, đừng đòi người dân phải tốt


Thanh Niên online: Sau khi đăng tải bài Cái xấu và năng khiếu ngụy biện của người Việt của tác giả Lương Hoài Nam, mục Tôi viết đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình, phản biện, khai triển... Dưới đây là bài phản biện của một blogger đang sống tại TP.HCM.

Chỉ khi pháp luật thực sự nghiêm minh, những kẻ tham nhũng bị lôi hết ra ánh sáng và chịu sự trừng trị thích đáng thì mới có khả năng ngăn chặn được loại tội phạm này. Trong ảnh là Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc tại tòa trước khi nghe tuyên án trong vụ tham nhũng ở Vinalines - Ảnh: Hoàng Trang chụp qua màn hình

Sunday, December 15, 2013

‘Đại cục’ hay ‘đại nhục’?


Thanh Niên online: Mỗi công dân Việt Nam luôn phải “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Chả lẽ một ông giám đốc sở lại ngồi xổm trên luật khi nhân viên dưới quyền ông phạm tội rõ ràng từ kết luận của cơ quan điều tra, mà ông lại đề nghị không được xử lý theo pháp luật? 

Vụ án của Dương Chí Dũng (giữa) và 9 đồng phạm đang thu hút sự quan tâm của công luận - Ảnh: TTXVN

Thursday, December 12, 2013

Thạc sỹ thất nghiệp - vì sao?


Tuần Việt Nam: Tại sao một thạc sỹ văn chương loại giỏi không làm được như vậy mà phải đi làm công nhân thời vụ? Rõ ràng, chỉ có thế là kiến thức thực sự của họ không tương xứng với tấm bằng.

Học cao học để làm gì?
Báo chí đã nói rất nhiều về tình trạng lao động chất lượng cao bị thất nghiệp, hoặc phải nhận những công việc không tương xứng.
Không chỉ vậy mà cả thạc sỹ cũng thất nghiệp. Nhiều bài báo đã nêu lên những trường hợp thạc sỹ thất nghiệp đi bán sim điện thoại, ở nhà nội trợ, hay đi phụ xe để lấy tiền xin việc.
Gần đây nhất, ông Nguyễn Bá Thanh phải có bút phê vào đơn xin việc của một thạc sỹ văn học ở Đà Nẵng (VnExpress, ngày 25/9). Vì sao, thạc sĩ cũng không có việc làm, hẳn có nguyên nhân của nó.

Wednesday, December 11, 2013

GỬI MỘT TÌNH YÊU


(Bài này sử dụng tên 31 ca khúc của nhạc sỹ Phú Quang để ghép thành, những nhóm từ nghiêng là tên của các ca khúc)

       Cho anh Về lại phố xưa
Quán thời gian hát Khúc mưa dịu dàng
       Trong miền ký ức, Lang thang
Lời tình muộn, anh vẫn mang trong lòng
       Tình khúc hai tư chờ mong
Chiều không em, cả dòng sông cũng buồn

Tuesday, December 10, 2013

Sát hạch PISA và chất lượng giáo dục Việt Nam



BBC Việt ngữ: Kết quả sát hạch PISA (Program for International Student Assessment) năm 2012 do OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) công bố ngày 3/12 đã ‘gây sốt’ với phần lớn người dân và quan chức ngành giáo dục khi Việt Nam xếp hạng 17/65 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia.
Phát biểu với báo giới, ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo nói: “Kết quả này bất ngờ với cả chúng tôi”.
Từ xa xưa đến nay, Việt Nam là dân tộc hiếu học, luôn lấy việc học làm nền tảng phát triển. Việc Việt Nam dành được thứ bậc cao trong cuộc khảo sát của OECD là điều rất đáng mừng, nhưng thực chất có phải như vậy?

Saturday, December 7, 2013

Hôi của và ăn bẩn


Thanh Niên online: Mặc dù xã hội ngày một phát triển, cuộc sống không chỉ còn ăn no mặc ấm, mà đã là ăn ngon mặc đẹp, nhưng nhận thức chung của xã hội lại không mấy thay đổi, và tính vô cảm sản sinh từ đây. Đạo đức xã hội xuống cấp chỉ là hệ quả của sự ích kỷ cá nhân và vô cảm trước đồng loại.

Nạn hôi của trên đường
Trưa 4.12, tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), một xe chở bia gặp nạn trên đường, hàng trăm người dân lao tới hôi của trong sự bất lực của tài xế. Ngoài số bia chai bị vỡ, 90% số bia chai và bia lon còn lại đã bị người dân lấy mất.
Đây không phải là vụ việc xảy ra lần đầu. Đã có nhiều vụ hôi của như thế xảy ra trên nhiều địa phương cả nước. Có thể kể đến những vụ việc trong năm nay như vụ giành giật tiền của người bị cướp giật làm rơi tiền ra đường ở TP.HCM, vụ lấy dứa ở Hà Nam, vụ "hôi bia" ở ngã tư An Sương (TP.HCM), vụ "hôi dầu" ở Ninh Bình và Đồng Nai,…
Báo chí và dư luận xã hội đều nói lên sự phẫn nộ, bất bình và xấu hổ với hành vi của những kẻ hôi của. Gọi những kẻ này là “cướp cạn”, hôi của trên sự mất mát và bất lực của khổ chủ. Nhiều người cho rằng đây là hậu quả của một nền giáo dục lệch lạc, chỉ chăm chăm vào thành tích học tập và thi cử mà quên giáo dục nhân cách, trách nhiệm và sự sẻ chia với đồng loại khi họ gặp khốn khó.
Nhiều người so sánh với các quốc gia văn minh trên thế giới để phê phán sự vô cảm và tham lam, không còn sĩ diện và lương tâm của một bộ phận không nhỏ người Việt, coi đây là hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”. Những vụ việc trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội, rằng những giá trị truyền thống dân tộc như “thương người như thể thương thân” đang bị mai một.

Monday, December 2, 2013

Bằng thật nhưng học giả


Thanh Niên online: Mặc dù không có trong danh sách các Bộ trưởng trả lời chất vấn trước Quốc hội. Nhưng khi được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị “chia lửa” với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Phạm Vũ Luận đã giải trình một số chất vấn của các Đại biểu Quốc hội liên quan đến vấn đề giáo dục.

Giải trình liên quan đến bằng giả và mua bán bằng cấp, Bộ trưởng Luận nói: “Đến thời điểm này chưa phát hiện có trường nào tổ chức buôn bán bằng giả”.
Không biết nên suy nghĩ Bộ trưởng Luận lỡ miệng hay quá thật thà (!?). Nhưng với tư cách là tư lệnh của ngành giáo dục, đã từng tham gia hoạt động quản lý và giảng dạy ở một trường đại học, thì câu nói của Bộ trưởng Luận quả là không ổn. Càng không ổn khi câu nói này được phát ngôn trong Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11).

Thủy điện không thể vô can


Thanh Niên online: Cơn lũ lịch sử xảy ra vào trung tuần tháng 11 đã gây thiệt hại rất lớn đối với người dân miền Trung. Đã có hơn 40 người thiệt mạng, hàng nghìn ngôi nhà bị sập đổ, hàng chục nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hại, tổng thiệt hại về vật chất lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Nghị trường đã nóng lên với những chất vấn của các Đại biểu quốc hội về vấn đề này. Nhiều đại biểu cho rằng, xả lũ thủy điện là nguyên nhân chính gây nên trận lũ lịch sử này. Ý kiến của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học lẫn người dân đồng quan điểm với nguyên nhân trên.
Tuy nhiên, một luồng ý kiến đến từ các nhà quản lý, các nhà khoa học khác lại cho rằng, xả lũ thủy điện không phải là nguyên nhân gây lũ. Gần đây nhất, trả lời phỏng vấn của Tuần Việt Nam ngày 27/11 và ngày 28/11 với tiêu đề “Thủy điện không sinh nước sao gây lụt được?” và “Thủy điện 'con cóc', vỡ cũng không ăn thua”, TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý Tp.HCM (HASCON) cho rằng “thiếu cơ sở khoa học để kết tội thủy điện”.
Cũng đứng trên giác độ khoa học, người viết có một số ý kiến phản biện lại một số quan điểm của ông Phúc, với mong muốn gửi tới bạn đọc một góc nhìn khác về vấn đề này. Nội dung bài viết chỉ tập trung vào vấn đề có hay không việc xả lũ thủy điện góp phần gây lũ lụt và không đề cập đến những nguyên nhân gây lũ lụt khác.