Saturday, August 31, 2013

Café sáng thứ 7 (#14): Liêm sỉ quan và văn hóa dân


1. Tuần qua, một loại sự việc cả mới lẫn cũ được báo chí nói lại liên quan đến việc những người “chống tiêu cực” bị những kẻ “tiêu cực” trù dập.
Chỉ 4 ngày sau khi những người tố cáo tiêu cực vụ nhân bản xét nghiệm máu ở bệnh viện đa khoa Hoài Đức, thì một người đã tham gia tố cáo và thu thập chứng cớ để tố cáo việc làm sai trái và thiếu y đức trên bị… khởi tố. Mặc dù chị ta đã rút tên khỏi đơn tố cáo vì “áp lực gia đình”, tuy nhiên những việc làm dẫn đến phanh phui vụ tiêu cực trên có công không nhỏ của chị.
Mặc dù có sự chỉ đạo của người đứng đầu Thành ủy Hà Nội, cũng như những lời hứa trước giới báo chí về việc sẽ “bảo vệ” những người tố cáo tiêu cực của lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội. Nhưng có lẽ “lời hứa” với “việc làm” của quan chức xứ An-nam ít khi đồng hành cùng nhau.
Cũng liên quan đến lĩnh vực y tế, một dược sĩ của Phòng giám định y khoa thuộc Sở Y tế Bình Phước đã dũng cảm tố cáo tiêu cực của lãnh đạo. Việc làm của chị đã được VTV vinh danh như tấm gương điển hình chống tiêu cực (tháng 4/2013). Ấy thế nhưng chưa kịp nhấp nháp sự vinh danh đó, chị đã bị những người “tiêu cực” 3 lần… đuổi việc. Sau 2 lần sa thải không thành, lần thứ 3 (ngày 28/9) người “chống tiêu cực” đã “bị sa thải”… thành công.

Wednesday, August 28, 2013

Tàu bay ký sự (#2): Sợ mất chỗ


Bay SG-HN của hãng Jest delay. Đúng tiêu chí máy bay giá rẻ, nên hành khách có vẻ cũng rẻ!!!
Hãng thông báo: “Để thuận tiện cho việc lên máy bay. Những hành khách có ghế ngồi từ 1 đến 16 vui lòng đi cửa trước, những hành khách còn lại vui lòng đi cửa sau,…”.
Xe buýt dừng lại, khách hàng chen nhau chạy lên cầu thang đi vào máy bay, ồn ào, nhộn nhịp.
Cũng đúng theo tiêu chí giá rẻ. Lối đi giữa máy bay chật chội, khoảng cách giữa hai hàng ghế chật chội, và khoang để hành lý cũng… rất chật chội.
Khách hàng, kẻ ôm vali, người xách túi đồ, chen chúc, lộn xộn. Tiếng cãi cọ vì tranh nhau ô để hành lý, chen nhau lối đi rất hoạt kê và náo nhiệt. Tiếp viên phải luôn miệng nhắc nhở: “Đề nghị anh/chị vào chỗ ngồi, nhường lối đi cho người khác”.

Saturday, August 24, 2013

Café sáng thứ 7 (#13): “Lệ” quan và “nhân cách còm” Bộ trưởng


1. Sau khi báo chí “nhảy ngược” lên về Công văn số 1042/C67-P3 ngày 26/4/2013 của Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67) cấm hành vi "quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ".
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã tuýt còi và chỉ ra những dấu hiệu trái luật trong văn bản trên. Nhiều quan chức của cơ quan lập pháp cũng cho rằng C67 tự đặt ra “lệ” riêng của mình ngoài “luật”.
Có lẽ, nuốt không trôi miếng bánh này nên C67 đành phải nhả ra, cụ thể là C67 đã phải ra công văn số 2315/C67-P6 ban hành ngày 23/8 “hủy bỏ nội dung tại điểm 2 của công văn 1042”.
Lại một lần nữa, các văn bản dưới Luật được ban hành rồi lại sửa đổi, hủy bỏ chả khác hành vi của trẻ em lớp mẫu giáo. Người viết đã từng nói về vấn đề này là “Chính sách quan, trôn trẻ”, và câu này có lẽ không bao giờ lạc hậu trong xứ An-nam mông muội về luật pháp này.

Thursday, August 22, 2013

GIÁ ĐỪNG CÓ THÁNG MƯA NGÂU


       Ngày xưa bà chúa thơ Nôm
Cảm thương vợ lẽ phòng không ngóng chồng
       Mười hai bến nước trên sông
Ai mà chẳng muốn bến trong về mình
       Lá khô rụng xuống sân đình
Tình nhàu không bán, lặng thinh đem về

Wednesday, August 21, 2013

CHỢ ĐỜI RAO BÁN TÌNH NHÀU


       Nghe ai tự khúc một mình
Chợ đời rao bán chút tình nhàu xưa
       Những mong có kẻ hỏi mua
Nào ngờ chợ xế vẫn chưa gặp người
       Đa đoan là bởi ông giời
Giữ gìn chi, để đánh rơi tuổi hồng

Monday, August 19, 2013

Tàu bay ký sự (#1): Ăn cắp vặt


Bay HN-SG của hãng VNA. Tàu bay lớn, tiếp viên chu đáo, không như mấy hãng giá rẻ. Có lẽ thế nên những người bay VNA phần lớn đều chỉn chu và có điều kiện.
Ngồi cạnh 2 vợ chồng trung niên. Chồng tầm 4x đời đầu, vợ khoảng 3x đời cuối. Cả hai ăn nói nhỏ nhẹ, chắc là dân công/viên chức và có vẻ khá giả.
Anh chồng nói với vợ: - Gửi ôtô mất 80 nghìn một ngày em à. Đi 5 ngày mất 4 trăm, đắt hơn tiền đi taxi.
Cô vợ đáp: - Đắt hơn tý, nhưng mình đi xe mình cho tiện.


Saturday, August 17, 2013

Café sáng thứ 7 (#12): Những món quà không trọn vẹn

1. Có lẽ cái “hạn” của ngành Y và chị Tiến ruồi vẫn chưa chịu dừng khi tuần này lại liên tiếp hàng loạt vấn đề liên quan đến chuyên môn và y đức. Đặc biệt có những chẩn đoán bệnh đến mức những người thiểu năng trí tuệ đọc cũng phải… bật cười.
Bật cười vì bác sĩ bệnh viện Nhi trung ương chẩn đoán một cháu gái 7 tháng tuổi bị… “phù nề bao quy đầu”; Còn bác sĩ bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi chẩn đoán một cụ ông 73 tuổi có… “thai 16 tuần”!!!
Lại người nhà bệnh nhân vây đánh bác sĩ bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh vì “sốc thuốc” khi tiêm kháng sinh cho bệnh nhân dẫn đến tử vọng; Bệnh viện đa khoa Phú Xuyên (Hà Nội) làm gãy tay trẻ sơ sinh khi đỡ đẻ; Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cho bệnh nhân uống bột bù muối đã hết hạn sử dụng; Một số bác sĩ ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM “ăn” phim X-quang của bệnh nhân lên tới hơn 240 triệu đồng/tháng từ năm 2007 đến nay; Người tố cáo vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm máu ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) bị tố cáo ngược là… cũng nhân bản kết quả xét nghiệm; Bắt tạm giam giám đốc Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang để điều tra hành vi tham ô;…

Saturday, August 10, 2013

Café sáng thứ 7 (#11): Lỗi hệ thống

1. Tuần này, các sự kiện “hót” vẫn dành cho ngành Y với một loạt vấn đề liên quan đến sự yếu kém về chuyên môn và tha hóa về y đức của những người vẫn được xem như “từ mẫu”.
Cả hai mẹ con sản phụ tử vong tại bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ, theo những người nhà của sản phụ xấu số, nguyên nhân dẫn đến từ vong là do không được mổ vì không đủ tiền đóng… 4 triệu đồng viện phí; Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước lại có thêm một cái chết bất thường của một cháu bé 5 ngày tuổi; Tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam, một cháu bé sinh thiếu tháng còn sống nhưng được bệnh viện trả về để… lo hậu sự; Tại bệnh viện Nguyễn Trãi (T.p HCM), một bệnh nhân mổ xoang như lại tử vong vì… u não; Và nóng nhất, chính là vụ nhân bản kết quả xét nghiệm máu tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội).
Có lẽ, 68 năm kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đến nay, chưa bao giờ ngành y tế lại có những vụ việc “kinh hoàng” và tính mạng bệnh nhân lại rẻ rúng đến như thế, mà nguyên nhân lại từ việc yếu kém chuyên môn và sự “sa đọa” y đức của của đội ngũ “thầy thuốc”.

Thursday, August 8, 2013

Những đứa con của Cơ Chế (#2): Những đứa con ăn cắp vặt


Ăn cắp vặt là một bản tính của gia đình Cơ Chế.
Vẫn biết, trong xã hội, đâu đó cũng có vài đối tượng ăn cắp vặt. Nhưng đối với Cơ Chế, ăn cắp vặt là một đặc thù bắt đầu từ đời Chế.
Cổ nhân có câu: “Đói ăn vụng, túng làm càn”. Câu này tất nhiên đúng mọi nghĩa đối với gia đình Cơ Chế. Giá mà có tý chất anh hùng hảo hán, túng thiếu đi cướp của người giàu cho hoành. Đằng này, bản chất hèn nhát bạc nhược, ngoài ăn cắp vặt chắc chả còn cách nào hơn.
Như đã nói ở trên, thói ăn cắp vặt bắt đầu từ Chế.
Gia đình đã túng thiếu lại đông con, cứ sòn sòn hai năm ba lứa. Chỉ lo một đàn tàu há mồm đã đủ chết rồi chứ chưa nói gì đến việc phải chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ. Nhưng Chế vẫn tin tưởng vào cái mô hình mà bản thân Chế cũng không hiểu nó là cái gì.

Đói quá, Chế cầu cứu Môi Thâm và Mũi Lõ. Vừa vay, vừa xin, vừa nhờ dạy bảo cách kiếm gạo. Mũi Lõ có điều kiện, lại phóng khoáng, thi thoảng cho Chế ít gạo hẩm, ít quần áo cũ, thừa. Đổi lại, việc lớn việc bé Mũi Lõ đều gọi vợ chồng Cơ Chế làm giúp. Từ việc vận động bỏ phiếu để Mũi Lõ làm trưởng thôn, đến việc vác gậy đánh nhau với mấy thằng phe bên kia định hành hung Mũi Lõ.
Mặc dù nhận của Mũi Lõ chả bao nhiêu, lại sứt đầu mẻ trán mấy trận đánh nhau. Nhưng trong mắt Chế, Mũi Lõ là ân nhân, mặc định nghe lời. Cơ có cằn nhằn điều gì, Chế dùng quyền phủ quyết trong gia đình gạt bỏ ngay.
Môi Thâm nhà bên cạnh, nên giúp đỡ Cơ Chế theo kiểu khác. Cơm thừa canh cặn, Môi Thâm đều mang sang cho bọn trẻ. Thi thoảng còn cho nhà Chế mượn cái cày, con trâu để làm ruộng. Tuy nhiên, giúp Chế một, Môi Thâm bắt Chế trả lại gấp đôi. Ngày mùa, cả nhà Chế đi gặt, đánh kẹp, phơi rơm cho Môi Thâm, ngày nhà Môi Thâm có việc, cả vợ chồng Chế sang phục vụ như người ở. Nhà Chế có cái ao, Môi Thâm bảo Chế không có vốn, nên cho Môi Thâm mua cá thả, cuối năm đánh lên chia nhau ăn Tết. Chế đồng ý, thế là Môi Thâm rào kín quanh ao, lấy lý do là tránh bọn trộm cá. Ao nhà Chế thành ao nhà Môi Thâm.
Cho dù thế nào, Chế vẫn tôn thờ Môi Thâm và Mũi Lõ lắm lắm. Chế như một tay sai đắc lực thực thi những điều Môi Thâm và Mũi Lõ sai trong làng.
Nhờ việc nhiệt tình hô hào vận động Mũi Lõ làm thôn trưởng, lại bị mấy trận đánh nhau sứt đầu mẻ trán với phe đối lập. Khi nhậm chức, Mũi Lõ bổ nhiệm Chế vào chân giúp việc văn phòng thôn, thực hiện các công việc điếu đóm, chè thuốc, chạy giấy tờ, công văn, vác loa thông báo các thông tin trưởng thôn công bố. Tất nhiên, Mũi Lõ kéo Môi Thâm vào làm phó thôn cho có đồng minh, bộ ba này lại càng thân thiết.
Cụ già mẹ Chế nói, tưởng gì, chẳng qua cũng chỉ là thằng mõ làng. Chế cãi, mõ là mõ thế nào, tôi người nhà nước, ăn thóc hàng vụ đàng hoàng nhé.

Bệnh ăn cắp vặt có từ khi Chế làm việc ở thôn.
Bắt đầu là các đồ lặt vặt ở văn phòng thôn, tỷ dụ như Mũi Lõ sai Chế đi mua chè, Chế mua về, cho vào hộp đàng hoàng. Buổi chiều, khi mọi người về hết, Chế bốc trộm một nắm gói giấy mang về. Nhưng sợ Môi Thâm cạnh nhà biết, nên tối khuya mới dám pha uống, vợ con Chế bảo sao lại không pha đàng hoàng mà uống, Chế bảo lấy cắp của thôn, pha đàng hoàng để bị đuổi việc à.
Từ đó, việc ăn cắp vặt của Chế diễn ra hàng ngày, vợ con Chế biết và coi đó là một chuyện hiển nhiên. Từ ấm chè, nắm thuốc lào, mấy bơ gạo, chút thức ăn thừa trong các bữa nhậu của trưởng phó thôn đến biển thủ mấy cân thóc, dăm bắp ngô ở kho của thôn. Mũi Lõ và Môi Thâm biết, nhưng mặc kệ. Mũi Lõ nói thằng này lấy thì cứ lấy, việc gì phải thậm thậm thụt thụt thế, bọn tao trộm nhiều trộm lớn chứ mày bỏ bèn gì. Môi Thâm nói kệ nó, cứ cho nó ăn cắp quen tay, lúc nào cần nó làm việc xấu ta sẽ lấy việc này để ép nó.
Phát huy thói xấu của Chế, cả nhà Chế cho rằng đây là một việc khôn ngoan. Mọi người cứ hở ra cái gì là nhà Cơ Chế ăn cắp, toàn ăn cắp đồ vặt.
Cơ đi làm cùng nhóm phụ nữ trong thôn theo cái mô hình hợp tác xã tập trung. Phát huy sự khôn ngoan của chồng, cứ làm được một tý, Cơ lại dừng tay lên bờ nghỉ. Mọi người có ý kiến thì Cơ nói có làm nhiều công điểm cũng thế, tội đâu mấy ông lãnh đạo lo, cần gì phải làm nhiều. Rất nhiều người cho là Cơ khôn. Và, người người nhà nhà trong thôn học theo Cơ Chế món trốn việc ăn cắp thời gian của tập thể.
Con cái Cơ Chế, từ hồi nhỏ đã phát huy tính ăn cắp vặt. Đi mót lúa, mót khoai, mắt trước mắt sau ăn cắp một nắm lúa hay mấy củ khoai cho vào bị. Sang nhà hàng xóm thấy ổ gà đang ấp, mắt trước mắt sau nhón 2 quả nhét túi đi về. Đến mức một hôm con kêu hết mực, Chế bảo mày ngu thế, không biết lúc ra chơi lấy mấy lọ mực của chúng bạn rót một ít vào lọ của mày à, nhưng nhớ rót ít ít thôi, kẻo chúng nó mách cô giáo.
Lớn lên một chút, đi làm, chỗ nào hở ra để ăn cắp vặt được là ăn cắp triệt để.

Một con của Cơ Chế sáng dạ, được học nhiều, ra làm nghiên cứu. Lương nhà nước ba cọc ba đồng, bản chất hèn không dám bỏ nhà nước ra làm ngoài. Đến cơ quan toàn làm việc riêng, lãnh đạo giao việc gì thì làm việc nấy, đôi khi còn làm sai làm chậm. Sáng muộn mới đến, chiều sớm đã về. Quan điểm là lương nhà nước thấp, chả lấy được gì thì đành ăn cắp thời gian vậy.
Một đứa con khác của cơ chế làm hành chính. Lương cũng ba cọc ba đồng. Vì thế đứa con này tận dụng triệt để những gì có thể cải thiện cho gia đình mình. Từ việc mang quần áo đến giặt ở cơ quan đến tiết kiệm nước và xà phòng ở nhà, từ mang thuốc bắc đến cắm điện cơ quan để sắc, đến việc dấm dúi trộm mấy tờ giấy in mang về cho con đóng tập.
Một đứa con khác của Cơ Chế làm ở mảng kinh tài thì suốt ngày vẽ ra hóa đơn, chứng từ để rút tiền công. Chẳng hạn lãnh đạo sai đi mua văn phòng phẩm, đáng lý chỉ có 20 đồng, nhưng lại nói người bán ghi lên 22 đồng để lấy 2 đồng đúi túi.
Một đứa con khác của Cơ Chế làm công nhân, làm nhiều mà lương thấp, mỗi lần tan ca, cố giấu một cái gì đó mang về. Khi thì khúc sắt, khi thì miếng da, khi thì hộp sơn dở.
Cơ Chế còn nhiều đứa con lắm, ăn cắp nhiều loại lắm.
Đi làm thì ăn cắp thời gian, tài sản của cơ quan. Ra đường thì ăn cắp của công, của tư. Ở nhà thì ăn cắp đồ lẫn nhau.
Việc ăn cắp vặt đã trở thành một đặc tính cố hữu của những đứa con nhà Cơ Chế.

© 2011 Baron Trịnh
Hình ảnh sưu tầm trên internet, chỉ có tính chất minh họa.

Bài cùng chủ đề:
- Những đứa con của Cơ Chế (#1): Cuộc hôn nhân không mong muốn
- Những đứa con của Cơ Chế (#3): Những đứa con thất đức

Tuesday, August 6, 2013

Những đứa con của Cơ Chế (#1): Cuộc hôn nhân không mong muốn


Đời có lúc thăng lúc trầm, xã hội có lúc thịnh lúc suy. Nhẽ tự nhiên là thế.
Ở một làng nọ, có nàng Cơ.
Trong xã hội một cổ hai tròng áp bức, gia đình Cơ thuộc nhóm bần cùng nhất của xã hội, quanh năm đi ở đợ, cày thuê, cuốn mướn trong làng.
Cuộc sống bần hàn từ bé, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Chính vì thế, cả đời Cơ không đi quá lũy tre làng, mắt nhìn xa nhất là bóng cò ở cuối cánh đồng lúc chiều chạng vạng.
Mặc dù đói khổ như vậy, nhưng đến tuổi dậy thì, Cơ cũng trổ giò thành thiếu nữ. Tuy ngăm ngăm da trâu, nhưng cũng ngực căng mông mẩy đầy đủ cả.
Vận đời vật đổi sao dời, gia đình Cơ từ kiếp nô lệ thành người tự do, cảnh đi ở đợ, làm mướn cũng đến ngày hết. Gia đình Cơ có cuộc sống mới, có nhà, có ruộng.

Saturday, August 3, 2013

Café sáng thứ 7 (#10): Giấc mơ tháng Tám!

1. Tuần trước tháp tùng nhị vị tiểu thư đi chơi, không máy tính, không anh-tẹc-nét, không cờ-lốc, không phây-búc. Vài bạn nhắn inbox hỏi sao cuối tuần không biên gì, thấy vui vui.
Tuần qua có quá nhiều sự kiện, cũng định biên bài, nhưng thấy báo chí và dân tình mạng nói nhiều quá rồi, cũng vì thế nên không biên.
Lướt mạng, thấy một số báo biên bài theo phong cách “Café sáng thứ 7” của Br, nghĩa là trong một bài báo có nêu nhiều vấn đề khác nhau, mỗi vấn đề đánh theo thứ tự 1,2,3… sau đó bình luận về nội dung đề cập. Chẳng phải ảo tưởng hay tinh tướng, nhưng rõ ràng đây là phong cách biên riêng của Br, nên tự huyễn hoặc là lâu nay chơi blog hay facebook cũng không đến nỗi vô ích.