Monday, October 7, 2013

Thiểu năng tư duy và a dua bầy đàn


Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, đã để lại niềm thương tiếc đối với hầu hết quân và dân Việt Nam. Tướng Giáp được xem là một huyền thoại của dân tộc trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc, nên việc các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước đưa tin rầm rộ cũng là điều hiển nhiên.
Tuy nhiên, đã có nhiều sự việc trên truyền thông và mạng xã hội, liên quan đến việc ra đi của tướng Giáp, thể hiện một sự thiểu năng về tư duy và tính a dua bầy đàn của xứ Việt. Mất đi sự tôn kính và trang nghiêm đối với người đã khuất mà họ đang gào lên thương tiếc.

1. Trước tiên, người viết luôn kính trọng tướng Giáp, và tưởng nhớ ông với sự thành kính nghiêm túc. Sự kính trọng và tưởng nhớ tướng Giáp của người viết có một góc nhìn riêng, và không đồng với tất cả các quan điểm với đa số.
Có lẽ, những người nào đã từng đọc binh pháp, từng mơ “giấc mộng Trương Lương” như người viết sẽ có cảm nhận như người viết.
Bài viết này thể hiện góc nhìn riêng của người viết. Không a dua theo theo cái đại đa số của xã hội, phê phán những cái xấu trong xã hội, và không vì phê phán cái xấu mà bất kính với tướng Giáp.

2. Trên một blog nổi tiếng, nơi phần lớn các thành viên tự nhận họ là “tinh hoa” có để cập đến cuộc đời binh nghiệp của tướng Giáp. Chủ blog cho rằng, tướng Giáp không có vai trò trong các cuộc chiến, thể hiện ở việc thua và nướng quân trong một số trận đánh, các trận đánh lớn đều có tiếp viện của đồng minh, các quyết định chiến lược là của tập thể BCT, và sinh 3 người con trong thời điểm khốc liệt nhất của cuộc chiến.
Thế là, rất nhiều thành viên của blog này, áp ngay quan điểm của chủ blog mà phê phán và phủ nhận những gì truyền thông nói về tướng Giáp.
Những gì bí ẩn trong cuộc đời binh nghiệp của tướng Giáp chắc chắn sẽ còn tốn nhiều bút mực của những người nghiên cứu, và lịch sử sau này sẽ làm rõ. Điều này không bàn ở đây.
Cái người viết phê phán là sự hiểu biết rất hạn chế của đám người nói trên. Không nhất thiết cứ phải đánh trận mới là tướng. Tướng có mưu tướng, có chiến tướng. Dĩ nhiên, trong mưu có chiến, trong chiến có mưu. Khi một tướng hài hòa giữa dũng và mưu, và nổi trội ít nhất một trong hai vấn đề đó thì sẽ thành danh tướng thậm chí thành huyền thoại.
Lấy ví dụ ở thời Tam quốc của xứ Tàu, những người như Tào Tháo, Khổng Minh, Chu Du là những danh tướng. Hay lấy ví dụ ở xứ ta, Hưng Đạo vương là danh tướng. Những danh tướng này, để lại tiếng vang muôn thủa. Và những danh tướng như thế, ngồi ở nhà điều binh khiển tướng, chứ không phải là kiểu tướng cầm quân đánh trận.
Vì vậy, việc phủ nhận vai trò “danh tướng” của tướng Giáp chỉ vì không trực tiếp đánh trận hay liên quan đến việc cá nhân của ông là phiến diện và thiếu căn cứ. Trừ khi, lịch sử xác nhận rõ ràng vai trò của tướng Giáp trong các cuộc chiến và khẳng định các quyết sách, chiến lược không phải là của ông.
Thế nên, việc những kẻ tự cho là “tinh hoa”, mà lại a dua bầy đàn một cách thiếu hiểu biết như thế, sẽ không bao giờ là một tinh hoa. Tự họ thể hiện sự thiểu năng về tư duy, thiển cận về cách nhìn và bất kính với người vừa khuất, cho dù người khuất có thực là danh tướng hay chưa.


3. Một Facebooker đã comment trên mạng xã hội FB: “Con đã khóc khi nghe tin này, ngàn thu yên giấc nhé Bác ơi”. Comment này được diễn đàn của trang BBC tiếng Việt và nhiều báo chí mạng trích dẫn như là một sự thương tiếc vô hạn của một người trẻ tuổi đối với tướng Giáp.
Vô tình, người viết lang thang trên FB, thấy rất nhiều các Stt trên các diễn đàn viết về tướng Giáp đều có những dòng trên của người này. Truy cập vào trang nhà của Fbker này, không thấy một Stt nào thể hiện sự thương tiếc như trên cả, mà thay vào đó là các hình ảnh về ăn uống, về hoa và về… thế giới động vật.
Cũng có thể, sự thương tiếc được Fbker này để ở trong lòng. Thế nhưng, đã để trong lòng thì sao Stt nào trên mấy diễn đàn đều để lại dấn ấn “tiếc thương vô hạn” như thế.
Mới biết, sự kính trọng và thương tiếc không phải lúc nào cũng là… thật!

4. Báo chí và mạng xã hội lại bùng nổ việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đến viếng tướng Giáp tại nhà riêng. Kẻ mạt sát sỉ nhục, người bênh vực cảm thông. Vẫn kiểu tư duy não phẳng và tính a dua bầy đàn cố hữu của cần lao xứ An-nam.
Việc về cậu ca sĩ này, người viết không quan tâm và không đề cập. Chỉ mượn vụ việc để nói về vấn đề các lều báo lá ngón đưa tin một cách rất lố bịch về cậu ta này trong thời điểm mà mọi người đang dành sự tôn kính đối với sự ra đi của tướng Giáp. Có thể nói, đó một sự câu view rẻ tiền và thiếu văn hóa. Đó là sự thiểu năng về trí tuệ lẫn nghiệp vụ hoặc là sự bán rẻ nhân cách và lương tâm nghề nghiệp của những kẻ danh xưng là phóng viên, nhà báo này.
Nếu những kẻ này lẫn đám cần lao não phẳng khác có nhận thức xã hội tốt, cho rằng việc ca sĩ này đến viếng là một việc làm bình thường của một người tôn kính tướng Giáp. Không đổ xô ra chụp hình, quay phim để kiếm mấy đồng nhuận bút rẻ mạt, không chạy theo ngó nghiêng chụp ảnh thần tượng,… thì đâu xảy ra chuyện gì.
Ít nhất, họ phải hiểu, cậu ca sĩ này chỉ là thần tượng đối với thế hệ tin tin thích nhạc thị trường hay một bộ phận người lớn thiểu năng âm nhạc mà thôi. Chứ trong xã hội, cậu ta có ý nghĩa gì đâu, đặc biệt là đối với những sự kiện lớn của nước nhà như sự ra đi của tướng Giáp.
Cũng có thể, cậu ta dựa vào việc này để đánh bóng thêm tý hình ảnh. Nhưng nếu lũ kền kền báo chí và lũ fan não phẳng kia không la liếm và rồ dại lên như thế thì mục đích của câu ta có đạt được? Thế nên, nếu cậu ta mà xếp hàng có khi sẽ tạo ra một sự náo loạn không thể ngăn cản trước sự đau buồn của người thân và sự nghiêm trang của những người nghiêm túc đến viếng tướng Giáp tại gia đình.
Vì thế, nói cậu ca sĩ này “vô văn hóa” một, thì lũ kền kền báo chí và lũ fan rồ dại kia “vô văn hóa” mười.
Bi kịch của xứ An-nam là vậy.


5. Một nhà báo kể trên FB về chuyện một cô nhân viên PR không biết sự kiện tướng Giáp từ trần và không biết tướng Giáp là ai.
Thế là, lại hàng loạt người lao vào với những comment chửi mắng, sỉ nhục cô gái kia như: “loại ngu dốt”, “chổng mông vào lịch sử”, “đừng làm người Việt Nam”,… Mặc dù, lũ này chẳng biết cô gái kia mồm ngang mũi dọc ra sao.
Người viết kể một câu chuyện, thay cho lời bình luận về vấn đề trên.
Trong một lần giảng bài, người viết có đề cập đến vấn đề cải cách giáo dục, và có nói đến trường thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại. Người viết có nói rằng, chắc GS rất tâm huyết với sự nghiệp cải cách giáo dục nên mới xây dựng trường thực nghiệm mà không tham gia chính trường. Vì một người giỏi như GS, lại là con rể ông Lê Duẩn thì con đường chính trị sẽ rất rộng mở.
Cả lớp hơn trăm sinh viên (2 lớp học ghép) ngơ ngác hỏi nhau, ông Lê Duẩn là ai? Người viết cũng thấy buồn cười và nhắc ông ta là Tổng bí thư đảng CSVN. Khi đó, vài em sinh viên mới nói là em có thấy tên ông này trong sách lịch sử.
Ông Luận - Bộ trưởng Giáo dục đã từng nói, việc có hàng nghìn điểm không (0) của môn Sử là việc bình thường. Quả là bình thường vậy.
Thế nên, việc một cô gái không biết và không quan tâm đến tướng Giáp, cũng là một điều rất bình thường trong xã hội hiện tại của xứ An-nam. Và những kẻ ném đá cô này, chắc chắn thiếu hiểu biết nên mới a dua bầy đàn một cách thảm hại như thế.
Chính họ, mới là kẻ thiểu năng tư duy nhưng lại thích a dua bầy đàn để tỏ ra mình nguy hiểm.


6. Chắc chắn rằng, sau tang lễ của tướng Giáp. Sự việc sẽ đi vào quên lãng như tất cả sự quên lãng lâu nay của xứ An-nam. Chỉ có những người thực sự tôn kính, tiếc thương thì mới giữ lại sự kiện lẫn hình ảnh của vị tướng này trong lòng.
Khi có một sự kiện mới, chẳng hạn một scandal của một “sao” nào đó, như lộ hàng, giành giật người tình, hay xây biệt thự triệu đô,… thì phần lớn báo chí lá ngón, truyền thông mõ phường lẫn đám cần lao não phẳng lại lao vào bình luận, phê phán, sỉ nhục lẫn nhau và quên đi như chưa từng có sự kiện trước đó.
Xứ An-nam, từ trước đến nay, vẫn vậy.

© 2013 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet.

18 comments:

  1. Cám ơn anh Trịnh...sư bố anh chỉ được cái phán đúng nài tài,

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn anh Rẻ đã ủng hộ, chỉ là tản mạn cái chướng tai gai mắt tý thôi. Có khi bị ăn cả rổ đá í chứ, hị hị,...

      Delete
  2. Pín ơi Pín ơi. Vào đây đớp c... nè. hehe

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sao lại lôi anh Pín vào đây hở anh Zòi, hehe...

      Delete
  3. Don cũng suýt rơi vào cái suy nghĩ về anh Đàm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Kìm lại kịp thời hở cô Chủn, hehe...

      Delete
  4. Bác có thích một cục đá tảng khoảng nửa tấn không? ;)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đã dịu dàng hết sức rồi bác Kouzmic, tuy nhiên vẫn có nguy cơ nhận được ạ, :)

      Delete
  5. Ô hay, quán Bựa không có con nào nói về con Đàm cả. Tất cả là nói về con Giáp.

    "Chắc chắn rằng, sau tang lễ của tướng Giáp. Sự việc sẽ đi vào quên lãng như tất cả sự quên lãng lâu nay của xứ An-nam. Chỉ có những người thực sự tôn kính, tiếc thương thì mới giữ lại sự kiện lẫn hình ảnh của vị tướng này trong lòng. "

    Bullshit! Xứ đ nào chả thế, hay cô muốn nó khóc cả đời?
    "Chắc chắn rằng, sau tang lễ của công nương Diana. Sự việc sẽ đi vào quên lãng như tất cả sự quên lãng lâu nay của xứ Ăng-lê. Chỉ có những người thực sự tôn kính, tiếc thương thì mới giữ lại sự kiện lẫn hình ảnh của vị công nương này trong lòng."
    Bảo tàng Diana vừa đóng cửa, nhập vào bảo tàng đ gì của Anh lợn cô có biết?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thứ nhất: cô có vấn đề về đọc hiểu phỏng? Bài viết chia ra từng mục cụ thể nằm trong một chủ đề chung. Cái đơn giản như thế, sao không phân biệt được.
      Thứ 2: Nhận thức hạn hẹp, lại thích suy diễn so sánh. Không thể so sánh công nương Diana với Margaret Thatcher được. Cũng như những nhân vật huyền thoại không thể mai một, chẳng hạn Washington hay Lincoln, hay ông Cụ ở xứ An-nam hiện tại.
      Đã lên tầm huyền thoại, anh hùng, phải khác.

      Delete
    2. Cô không hiểu chị Zì khi dìm Záp Záp
      Chị Zì muốn thế này:
      "Sử Lừa, it is not a game, but is a shame, nỗi ônhục bấthủ.
      Vì lẽ gì mà Lừa, vốn là dân Tầu bìnhthường, lại đổ đốn trởthành một tôngdật trítrá, thiểncận, đầnđộn như thế? Nói dối về các vụ tỉn nhau thì có cái lợi đéo gì chứ?
      Nguyênnhân để Lừa đéo thể nên cườngquốc đéo phải là Lừa quá lười (mặcdù cũng hehe) hay quá ngu (mặcdù cũng hehe), mà chính là thói Quốcdân Sóclọ National Wanking.
      Cứ nhìn Lừa thếkỷ 20 rùi sosánh giữa sựthực và sáchvở, thì biết ngay sử Lừa ngàn năm đéo bằng mớ giẻ rách. Tấtcả dững điều được chép lại đều là cứt trâu hết. Đọc Sử cho vui như đọc tiểuthiết thôi, chứ để làm cái \./ gì đâu.
      Chẳnghạn đọc sử về em Dương Vân Nga.
      Một bầnnông sẽ tưởng đó là một nữnhi anhhùng bấthủ, hysinh quyềnlợi cánhân (con trai) cho quyềnlợi tôngdật.
      Hy hy cái căng củ cọt ý. Cặp bồ giết chồng, tội ý chưa bâugiờ nhẹ. Lại còn tìm cách đổ tội cho một tên Thích nầu đó.
      Sự đểucáng của em Nga phải trả giá tắplự. Bồ em, cô Lê Hoàn, tèo ngay sau chỉ một đời vương. Đáng kiếp."
      http://bapngobapngo.blogspot.com/2013/03/bau-nhieu-tuoi-xu-lua-phan-4-hoang.html
      Hehe, còn ý cô thì muốn giữ Thánh cho quần chúng thờ phải không?
      Vậy là 2 tên đi 2 đường khác nhau, đ liên quan gì đến nhau thì phẩy, thế thì xin lỗi vậy.
      Còn zìm hàng Giáp Giáp, Giáp Giáp là tình báo sát thủ tướng, chuyên làm thịt đối lập, sau khi thịt đối lập rồi thì xơi luôn công trạng bỏn. Không dìm cho Lừa tỉnh ra, thì Lừa nhau tiếp à?

      Delete
    3. Tóm lại: Cô là dân Tầu, cô lôi Chu Du Tào Tháo ra so với Giáp Giáp là 1 bằng chứng
      Còn con Zì nó so kiểu Tây thôi, Du và Tháo bị bắn lửa cháy tóet đít trong Xích Bích các cái, còn Záp chuyên làm thịt đồng chí mình để bảo vệ công nghiệp của Cụ. Tây không tính Giap Giap là tướng, cả mưu lẫn chiến. Giáp Giáp nên làm Giêm Bông.
      Khác nhau chẳng qua là do giáo dục.

      Delete
    4. À bảo khác nhau chẳng qua là do giáo dục, không có nghĩa chê bai.
      Cô theo phái Tàu, con Zì là Tây học có dính tí ti chưởng Tàu, nên cỏn HIỂU bọn Tàu.
      Tôi lấy ví dụ: Nước Nhật trước khi bị Mỹ xâm lược có 3000 năm văn hiến, sau khi bị Mỹ xâm lược thì chỉ còn 1500 năm văn hiến, đó là do Nhật tính cả huyền sử cổ tích vào vậy. Sau đó do bị bọn Mỹ ép buộc sỉ nhục, nên Nhật đã hèn nhát sửa sử. Bọn Mỹ cho rằng 1500 năm kia là vua Hùng.
      Nhật từng là 1 loại Tàu.

      Xin nhắc lại: đã rõ là không có vấn đề gì nhé, chỉ là THƯỚC ĐO SỰ VIỆC của con Zì với Cô khác nhau thôi.

      Delete
    5. Cảm nhận của cô, tôi tôn trọng, không bàn.
      Có điều, phải nói cho rõ. Có lẽ, với cô chị Zì là đỉnh cao, nói cái gì cũng là chân lý như phần đông các "tinh hoa" trên quán đánh giá. Với tôi, khác.
      Tôi tôn trọng tri thức và kiến thức của chị Zì, nhưng những điều chị Zì nói, có cái hay, có cái dở. Cái hay thì tôi tiếp thu, cái dở thì tôi bỏ đi.
      Phần lớn những điều chị Zì nói, mà các cô tung hô như chân lý ấy, đối với tôi, chả có gì mới mẻ cả (trừ những thông tin thuộc loại thâm cung bí sử, mà đôi khi, nhưng thông tin này chưa được kiểm chứng).
      Ví dụ, mới đây nhất, chị Zì nói về bất tử. Các cô, nhảy lên như Columbus tìm ra châu Mỹ ấy. Nhưng đối với tôi, chẳng có gì mới. Người ta đã nghiên cứu cái này hàng chục năm rồi. Cô đọc bài "Lý thuyết siêu thực" trong blog này sẽ rõ.
      Người ta đã nghiên cứu ở mức cao cấp hơn chị Zì nói nhiều, đã đến mức tái tạo linh hồn ở mức siêu vật chất như một dạng hạt cơ bản.
      Các cô, cứ tự sướng với thần tượng của các cô đi, nhưng đừng mang cái đó ra làm chuẩn mực để so sánh với tôi. Đơn giản thế, nhẻ.

      Delete
  6. Đám khóc cụ Giáp và đám khóc thần tượng Hàn Quốc, bản chất là giống nhau. Nhưng một đàn được đưa lên như là viêc tốt. Còn 1 đàng bị ném đá tơi bời. Vì sao vậy, vì họ là người lớn họ thần tượng đúng, còn bon teen teen kia thần tượng sai?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Xứ An-nam này, cứ có tý vẹo, cứ mũ cao áo dài là được quyền áp cái ý kiến của họ cho số đông. Đặc biệt là đám văn nhân bảo thủ.
      Thế nên, dân tộc này không thể lớn lên được.

      Delete
  7. Đôi khi mụ Zì chỉ phán khơi khơi, có thể là tiện miệng bonus thêm, nưng có 1 số con hít lấy hít để. VD:

    1) Cơm 2k sẽ giết chết 1 số quán cơm bình dân gần đó, phá giá blo bla
    2) Lãnh đạo cuộc chiến khốc liệt thì không thể nào đẻ sồn sồn mỗi năm 1 nhi đòng được.

    Há há há, Chết mẹ nó cười, hôm qua anh post như này bên QB, bị xóa mẹ cồng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thực ra cũng không nên phê phán chị Zì, nói là quyền của chị ấy, còn đọc và đánh giá lại là quyền của người đọc. Vì nhiều người cứ cho chị Zì là chân lý nên tiện tay biên còm thôi anh Tửng, hì

      Delete

Đề nghị nhận xét bằng tiếng Việt có dấu. Cảm ơn!