Saturday, June 29, 2013

Café sáng thứ 7 (#6): Mạng người, nhân cách và tư duy bầy đàn

1. Tuần qua, lại có nhiều vụ việc đau lòng từ các bệnh viện.
Một cháu bé 10 tuổi bị tử vong “bất thường” trong bệnh viện đa khoa Thủ Đức. Nguyên nhân gây tử vong còn chờ kết quả giám định pháp y và kết luận của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, dư luận đặt dấu hỏi cho sự bất thường này, vì gia đình đã thông báo cháu bé có tiền sử tim bẩm sinh và hen phế quản với các bác sỹ thực hiện gây mê và nội soi, nhưng không nhận được một yêu cầu cam kết hay cảnh báo từ các bác sỹ.
Một cháu bé hơn 2 tuổi phải ra Hà Nội tiếp tục chữa trị. Cách đây hơn 1 năm, các bác sỹ bệnh viện Cam Ranh trong ca phẫu thuật khắc phục thoát vị bẹn, đã cắt nhầm gần hết bàng quang của bé, dẫn đến tai biến rất nguy kịch.
Bác sỹ bệnh viện đa khoa Bình Phước bị tố cáo tắc trách làm bé sơ sinh tử vong. Phụ sản khi nhập viện đã vỡ nước ối, rất đau. Gia đình đã đề nghị mổ gấp nhưng không được các bác sĩ chấp nhận , đến khi phụ sản ngất xỉu thì mới cho mổ. Kết quả là cả mẹ lẫn con đều trong tình trạng nguy kịch, phải chăm sóc đặc biệt. Cháu bé được chuyển xuống bệnh viện Nhi đồng II và bị tử vong với nguyên nhân chết do sinh ngạt, viêm phổi kết, căng động mạnh.
Những rủi ro nghề nghiệp trong ngành y không phải là hiếm. Đối với một bác sỹ, tính mạng bệnh nhân và danh dự nghề nghiệp phải là quan trọng nhất. Thế nhưng, môn học y đức, lời thề Hippocrates và chữ “từ mẫu” ngày càng trở thành những thứ xa xỉ đối với đại đa số các bác sỹ xứ Việt.
Có lẽ, không có bệnh viện nào trên thế giới, tính mạng bệnh nhân lại bị xem rẻ đến vậy!


Thursday, June 27, 2013

Từ chối bằng tại chức là đúng?


Tuần Việt Nam: Nên tôn trọng quyết định "nói không với bằng tại chức" của tỉnh Nam Định và một số tỉnh thành khác, nếu điều này góp phần nâng cao chất lượng công chức trong các cơ quan công quyền, tránh các tình trạng quan liêu, trì trệ theo kiểu "hành là chính".

Thông báo số 88/TB-UBND ngày 29/5/2013 về việc tuyển dụng công chức của tỉnh Nam Định lại một lần nữa gây xôn xao dư luận khi tỉnh này tiếp tục "nói không với bằng tại chức"[1]. Trước đó, tỉnh NĐ cùng với các tỉnh, thành như Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Nam, Quảng Bình cũng đã "nói không với bằng tại chức" khi tuyển dụng công chức, viên chức.
Những ý kiến phản đối coi đây là sự không công bằng và kỳ thị giữa bằng cấp chính quy và phi chính quy, giữa chính quy hệ công lập và chính quy hệ dân lập. Thậm chí có ý kiến còn cho việc làm đó là "sai quy định"[2], đồng thời đặt ra câu hỏi liệu như vậy "Có phạm luật?"[3].
Để rộng đường dư luận, xin đề cập đến chất lượng thực sự của những tấm bằng tại chức và chất lượng cán bộ công chức. Đồng thời đề xuất quan điểm nên tôn trọng quyết định của nhà tuyển dụng trong việc lựa chọn nguồn lao động.


Sunday, June 16, 2013

MẦM SỐNG

Mầm sống
sinh ra trên cánh đồng tình yêu
nuôi dưỡng trong niềm tin
một ngày mai
bi bô tiếng cười con trẻ.

Saturday, June 15, 2013

Café sáng thứ 7 (#5): Niềm tin - tìm ở đâu?

1. Sân khấu nghị trường
Bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh do Quốc hội trực tiếp bầu hoặc phê chuẩn, có 3 tiêu chí đánh giá: Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Nhưng không có tiêu chí: Không tín nhiệm. Một cách đánh giá rất thiếu khoa học được áp dụng ở tầm Quốc hội Không hiểu tại sao Quốc hội không sử dụng biện pháp ấn nút biểu quyết cho từng chức danh trực tiếp tại nghị trường, mà phải bỏ phiếu. Một cách làm vừa lạc hậu, vừa mất thời gian và tốn kém.
Dù có hơn 15 giờ với đội ngũ 29 người LỚN kiểm phiếu, ấy thế mà vẫn có sai sót. Với khoảng 1.500 tờ phiếu, chỉ cần 5 nhóm học sinh cấp 2, mỗi nhóm 2 cháu (1 cháu đọc, 1 cháu đánh dấu vào bảng excel), chỉ sau 2 tiếng là ra kết quả chính xác đến phần tỷ tỷ.
Kết quả tín nhiệm rất hài hước, và những sự so sánh đều cho thấy rất phiến diện. Ví dụ chị Tiến y tế có mức tín nhiệm rất thấp, nhưng chị Mai giám sát chị Tiến lại có mức tín nhiệm rất cao; hay anh Luận giáo dục cũng tế có mức tín nhiệm rất thấp, nhưng anh Thi giám sát anh Luận lại có mức tín nhiệm cao; thậm chí Thủ tướng có mức tín nhiệm rất thấp nhưng Chủ tịch Quốc hội lại có tín nhiệm rất cao (tín nhiệm ở đây là đánh giá chung ở 3 mức tín nhiệm nêu trên).
Lấy phiểu, bỏ phiếu tín nhiệm để thiết lập lòng tin nhân dân. Với những vấn đề trên, liệu mấy ai tin?

Monday, June 10, 2013

Củng cố lòng tin nhân dân thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội

Ngày 10-11/6, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội trực tiếp bầu hoặc phê chuẩn. Đây là một sự đổi mới trong hoạt động của Quốc hội, phát huy tính dân chủ và nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi đại biểu Quốc hội.
Trong bối cảnh đất nền kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Nạn tham nhũng, quan liêu trong các cơ quan công quyền đang làm xói mòn lòng tin của người dân đối với chế độ, thì hoạt động này cần phải hết sức nghiêm túc và minh bạch. Nếu không, sẽ gây nên hiệu ứng ngược, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của đất nước. 

Saturday, June 8, 2013

Café sáng thứ 7 (#4): Cháy nhà mới ra mặt chuột!

1. Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, trọng tâm bàn về sửa đổi Hiến pháp 1992. Rất nhiều Nghị đăng ký phát biểu và phát biểu rất dài, thi thoảng mới có Nghị phát biểu trong khoảng thời gian quy định. Cứ khoảng 15 - 20 phút lại được nghe chuông báo reng hết giờ rất là vui tai.
Hình thức phát biểu, cơ bản chả có gì thay đổi. Vẫn là cầm tờ giấy đọc như học sinh lớp 2 đọc chính tả, rất ít Nghị có khả năng nêu vấn đề và giải thích vấn đề mà không cần cái “phao giấy”.
Vẫn như các kỳ họp trước đây, rất nhiều câu nói ấn tượng được phát ngôn từ miệng các ông bà Nghị, ngay cả khi truyền hình trực tiếp cho bàn dân thiên hạ xem. Hai cụm từ được hầu hết các Nghị sử dụng là “các đồng chí” và “thế lực thù địch” khi thảo luận về việc sửa đổi điều 4 Hiến pháp 1992 và đổi tên nước. Trong khi Thủ tướng Dũng kêu gọi xây dựng “Lòng tin chiến lược” tại đối thoại Shangri-La thì ở nghị trường các Nghị nhà ta lại nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch!