Thursday, July 2, 2020

triết học và học triết


thấy trên mạng xã hội có đề thi tú tài môn triết năm 2019 ở xứ gô-loa, 4 đề thi cho 4 ban đề cập đến các triết gia: hegel, leibniz [nhận xét về nguyên lý của descartes], freud, montaigne.

nhiều người so sánh với mấy món đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở ta [việt-nam], cao hơn là so sánh với kiến thức triết học ở ta thì tui cho đó là một sự so sánh khập khiễng. bởi bản chất triết học ở ta nó khác thế giới, zời ạ.

tui hay trích dẫn triết [thế giới] trên fb, cũng chỉ là đưa những câu nói, những ý niệm gần như chân lý để người đọc tiếp cận đơn giản nhất. cơ mà thấy chả mấy ai quan tâm, thế mới cơ khổ.

còn dân cả học lẫn dạy triết xứ này thì như một lần tui đã biên trên fb, phải tới 85% chả hiểu tý gì về triết [thế giới] cả. và dĩ nhiên đã không biết thì dạy với học theo kiểu "triết ta" trong lũy tre làng với nhau mà thôi. đảm bảo không nhờ google thì đám này không hề biết leibniz, freud, montaigne là ai, còn descartes chỉ là nhà toán học nếu tên này được phiên âm tiếng việt hehe

cái gì cũng có gốc gác của nó. muốn đọc triết, học triết một cách thấu đáo và toàn diện, việc đầu tiên là phải có tâm thức của người muốn tiếp cận và khai phá triết học đã. có nghĩa đầu tiên bạn phải có lòng dũng cảm, phải tôn trọng sự thật và phải có thái độ hoài nghi thì bạn mới có thể tiếp cận triết học như các triết gia hegel và diderot từng nói (*).

3 vấn đề trên thì xứ ta hơi hiếm, bởi phần lớn cần lao có não trạng niềm tin, tư duy đường thẳng và tâm thức nô lệ [như tui đã từng biên về đặc tính cần lao xứ này], thế nên tiếp cận triết học thực thụ là điều rất khó.

như nietzsche từng nói rằng có hai loại người khác nhau trên thế giới, người muốn biết, và người muốn tin. khi người ta đã muốn tin thì không thể muốn biết, và sự khai sáng là vô nghĩa.
.....................

(*): hegel nói: "lòng dũng cảm với sự thật là điều kiện đầu tiên cho nghiên cứu triết học"; còn diderot nói: "thái độ hoài nghi là bước đầu tiên trên con đường dẫn tới triết học".

p/s: có mấy bạn phê bình tui hay bốt mấy ảnh đàn bà hở hang. thực ra phải minh định với các bạn, là triết đấy! bởi 3 đặc tính ban đầu nói trên có cả trong một người đàn bà đến mức kierkegaard phải than: "làm đàn bà là chuyện kỳ lạ, khó hiểu và phức tạp tới mức chỉ họ mới chịu đựng nổi", voltaire thì nghiến răng: "tôi căm ghét đàn bà vì lúc nào họ cũng biết mọi thứ ở đâu", hubbard đành thỏa hiệp rằng: "một người đàn bà sẽ nghi ngờ tất cả những gì bạn nói, trừ phi đó là lời ca ngợi nàng", còn nietzsche thì đưa ra luận điểm không thể sâu sắc hơn, rằng: "người ta nói đàn bà sâu sắc, bởi vì không đến được chỗ sâu nhất của họ".

khám phá được họ là bạn đã tiếp cận được triết hị hị...


© 2019 baron-trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.


Đọc thêm:

- An-nam đặc tính cần-lao #6: Tư duy đường thẳng
- An-nam đặc tính cần-lao #5: Não trạng duy tình
- An-nam đặc tính cần-lao #4 - Não trạng niềm tin
- An-nam đặc tính cần-lao #1 - Não trạng hướng dương

0 comments:

Post a Comment

Đề nghị nhận xét bằng tiếng Việt có dấu. Cảm ơn!