Sunday, May 24, 2020

giáo dục thời rúc rào 2020


định biên một bài nghiêm túc về vụ cháu bé lớp 1 bị đứng dưới nắng ở thành phố hoa-phượng-đỏ, sau khi tham khảo thông tin của một số bạn bè và đọc một mớ thông tin trên truyền thông và mạng xã hội thì thôi, bởi xứ này kền kền mõm khắm thích xác chết để rỉa rói hơn là thích khai mở dân trí.
tuy nhiên cũng note lại mấy ý như này:

#1.
tôi đã biên trên fb này, rằng: cờ đỏ/sao đỏ là sự quái thai của nền giáo dục mà triết lý là nghị quyết. còn tại sao người ta vẫn duy trì cái quái thai này thì hỏi ông zời í.

#2.
ngoài một bộ phận nhỏ các thày cô giáo thuộc loại chủ nghĩa hướng dương, chủ nghĩa kim tiền, tư duy nô lệ, bản chất dối trá, thậm chí đầu óc dốt nát... mà tui đã biên cực nhiều trên fb này thì còn lại phần lớn các thầy cô có cái tâm, cái tự trọng trong nghề nghiệp cả. đừng vơ đũa cả nắm ném đá họ.

ở xứ sở thiên đàng này, nghề giáo là một nghề mạt nhất, bởi cả xã hội này khoác cho họ một cái áo diêm dúa gọi là "nghề cao quý", nhưng lại trả cho họ mấy đồng lương chết đói.

người ta nói "có thực mới vực được đạo", các thầy cô vừa giữ được đạo vừa duy trì được nồi cơm khó lắm. cái quan niệm giấy rách phải giữ lấy lề xuất phát từ bọn nho rởm xứ tàu-khựa nó không đúng ở trong thiên đàng kiếm miếng ăn rất khó khăn này.

số lượng các thày cô giáo có thu nhập cao do dạy thêm ở thành phố, các thày cô có sẵn điều kiện kinh tế từ gia đình, các thày cô giáo làm quản lý kiếm chác được tý từ mấy chuyện hoa hồng hoa heo hay quà cáp không nhiều lắm so với tổng số giáo viên. thế nên đừng lấy vài trường hợp đại diện và quy nạp cho tất cả, nó không công bằng với các thày cô đang đánh vật giữa trách nhiệm nghề nghiệp và nồi cơm trong gia đình.

thế nên đừng bắt họ phải đói cho sạch trong khi cái xứ sở đói ăn kinh niên này thấy miếng ăn là hau háu lao vào tranh cướp, nó tởm lợm và đạo đức giả lắm.

sẽ có người nói là nếu không sống tử tế được với nghề thì bỏ đi làm nghề khác. tôi khẳng định luôn rằng 100 kẻ chém gió điều này thì 95 đứa không tử tế thậm chí còn đói thối mồm, còn 5 đứa cũng chẳng tử tế lắm nhưng chúng nó kiếm tiền được bằng cái nghề của chúng, kể cả là nghề dắt gái. người tử tế không ai nói với các thày cô như thế cả.

nếu phần lớn các thày cô tử tế mà không có cái tâm rồi bỏ đi làm nghề khác để cuộc sống tốt hơn thì cái xã hội này sẽ không bao giờ tử tế lên được, cho dù chả có thày này thì sẽ có thày khác. thế nên trong cái hỗn mang của xã hội này, vẫn còn có rất nhiều những giá trị tốt đẹp thì chắc chắn có một phần công sức của các thày cô tử tế, chứ đếch phải do học tập đạo đức đạo đeo gì đó.

vậy tại sao đang chuyện cháu bé đứng nắng mà tôi lại liên thiên về cơm áo gạo tiền của các thày cô? bởi nhẽ cơm áo gạo tiền nó liên quan đến cuộc sống, mà cuộc sống nó liên quan đến suy nghĩ, rồi suy nghĩ nó trở thành hành động, triết đấy.

về tổng thể thì suy nghĩ và hành động là tích cực, nhưng trong một khoảnh khắc nào đó, nó sẽ tác động vào tâm lý khiến có những thày cô không giữ được mình và có những hành động không đúng với vai trò thày cô trong môi trường giáo dục.

hãy nhìn những áp lực của các thày cô ở trường mới thấy họ vất vả thế nào. trường nào càng mà khó khăn so với mặt bằng khu vực, trường nào mà quản lý kiểu hành chính và lấy đoàn thể làm công cụ, trường nào mà lãnh đạo đã tham lại còn bẩn… thì các thày cô giáo càng nhiều áp lực. cấp càng thấp và lãnh đạo càng dốt thì khổ trăm bề.

thế nên thay bằng ném đá các thày cô nói chung mà không xem xét thấu đáo một vấn đề thì hãy làm một việc gì đó tử tế để các thày cô tử tế dạy dỗ con cái của mình thành tử tế. tỷ dụ hãy tham gia vào các hoạt động xã hội, các hoạt động giám sát chính quyền theo đúng quyền đã được hiến định và luật định để làm xã hội này tốt đẹp hơn thay bằng vục mặt vào ăn với uống và lên mạng làm anh hùng bàn phím.

#3.
ở xứ thiên đàng, phụ huynh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc học tập của con cái. quan trọng không phải là phối hợp với nhà trường và các thày cô giáo để dạy dỗ con cái họ, mà quan trọng là phải kiếm đủ tiền cho con đi học. vụ cháu bé lớp 1 này thấy cũng có đoạn liên quan là gia đình không đủ tiền cho cháu học bán trú chẳng hạn.

chính vì các sự quan trọng này, nên có một bộ phận phụ huynh có suy nghĩ rằng, mình đã cực vất vả để kiếm tiền cho con đi học, và nhà trường cũng như các thày cô hưởng lợi từ những đóng góp của họ nên họ đòi hỏi con cái họ phải được hưởng những gì tốt nhất theo họ nghĩ.

dĩ nhiên những suy nghĩ đó không đúng đắn, bởi lẽ việc họ phải cày tiền để lo cho con cái đi học chẳng liên quan gì đến các thày cô cả, muốn đòi hỏi thì lên sở lên bộ thậm chí lên trung ương mà đòi nhé. vì chí ít họ cũng nên so sánh những gì họ “phải” đóng góp với những chính sách, những quy định pháp luật liên quan đến giáo dục. những cái này chả liên quan gì đến các thày cô cả, kể cả việc có mấy đứa thày cô bắt con họ đi học thêm, nếu không đi thì trù dập thì chỉ là những thiểu số, không đại diện cho tất cả các thày cô tử tế.

xứ sở này âm tính và tôi đã chém nhiều về vấn đề này nên không giải thích thêm. chính vì sự âm tính đó mà đối với họ con cái là vàng là ngọc ngoài xã hội, nhất là ở trên mạng xã hội trong thời đại anh-tẹc-nét. mặc dù ở nhà vừa tát cho phát vêu mõm vì tội cãi bướng hoặc nghịch dại nhưng trên mạng xã hội thì con tôi phải cưng như cưng trứng hứng như hứng hoa nhé. hoặc vừa bị túm vì tụ tập hít keo chó hay nhớn tý thì đua xe hoặc thác loạn tập thể nhưng vẫn huhu rằng ở nhà cháu nó ngoan lắm, nghe lời cha mẹ lắm.

chính cái sự bao bọc nuông chiều âm tính này và dưới tác động của đám 7 nghiệp hoặc loser vô công rồi nghề mõm khắm trên mạng xã hội mà nhiều phụ huynh ảo tưởng rằng con mình đáng thương lắm, các thày cô quá quắt lắm… và bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực về các thày cô.

mặc dù các đối tượng phụ huynh này không nhiều, nhưng khốn nạn là nó lại phát sinh trong thời đại anh-tẹc-nét, và một vài hiện tượng sẽ là món ăn “tinh thần” đầy hứng khởi cho đám mõm khắm nói trên và lũ báo chí truyền thông bẩn tưởi. thay bằng góp ý chia sẻ các vấn đề mạng tính tích cực, thay vì phân tính đánh giá hợp tình hợp lý, thay vì đưa thông tin đầy đủ và chính xác để mọi người có cái nhìn khách quan thì chúng nó lại ào ào lao vào ném đá theo một cách a dua bầy đàn và thiểu năng tư duy mà thiếu các thông tin xác đáng. vụ việc cháu bé ở hải-phòng và hàng trăm, hàng nghìn các vụ việc khác đã minh chứng điều này.

ở mức độ phổ quát, các xứ sở văn minh và dân trí cao thì người ta dạy con cái phát huy tính tự lập để đứa trẻ hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh, lòng nhân ái và tri thức. ở xứ thiên đàng thì người ta dạy con những điều ích kỷ, những trò dối trá lừa lọc, những tâm thức nô tài và tự mãn trọc phú. tỷ dụ vụ việc một đám phụ huynh mua điểm cho con trong kỳ thi tốt nghiệp thpt quốc gia năm 2019 là ví dụ rất điển hình. thế mà khi ai đó nói dân trí thấp là lại nhảy sồn sồn lên như lol gặp lá han, hãm thế không biết.

thế nên khi xảy ra bất cứ vấn đề gì, thay bằng gặp mặt trực tiếp để giải quyết vấn đề thấu đáo và hài hòa thì họ lại lấy mạng xã hội để đòi công lý. mặc dù ở trong môi trường giáo dục và còn rất rất nhiều các thày cô tử tế như tôi đã nói trong mục 2, và chính họ đã làm sự việc trở nên rối rắm hơn và đẩy xa sự kết nối đầy thân thiện và tình cảm giữa học sinh – thày cô – phụ huynh cũng như gia đình – nhà trường. và dĩ nhiên, tổn thương nhất, thiệt thòi nhất, đau khổ nhất vẫn là học sinh – là chính con cái của họ.

#4.
có nghĩa, muốn con của bạn đi học thì bạn phải kiếm tiền để đảm bảo cho việc học đó, từ bữa ăn, viên thuốc [như tất yếu của cuộc sống nếu con bạn không đi học vẫn phải có] đến học phí, đồng phục, mua sách giáo khoa, mua dụng cụ học tập, mua bảo hiểm, đóng tiền học thêm, đóng tiền xây dựng trường,… nếu bạn không đảm bảo được điều đó thì chỉ có nước cho con nghỉ học.

các thày cô tử tế cũng có con cái đi học, cũng có những vất vả của cuộc sống, họ thấu hiểu và chia sẻ nhiều hoàn cảnh khó khăn. tuy nhiên chỉ được một số nào đó chứ không thể toàn diện được.

còn các phụ huynh học sinh đã làm gì? kể cả đám mõm khắm ném đá trên mạng xã hội đã làm gì? thay bằng lên mạng ảo thủ dâm tinh thần, sao họ không làm một chút gì đó tử tế để con em họ có một chỗ ngồi dưới bóng mát trong lúc chờ vào trường, họ có một chỗ đứng dưới bóng mát trong lúc chờ đón con và cùng các thày cô tử tế dạy dỗ con em họ trở nên tử tế và có ích cho xã hội.

hay họ chỉ biết mải miết cắm mặt xuống đất để kiếm miếng ăn, để lo cho con học và để khi bất công xảy ra lại ngoạc mồm trên mạng xã hội để rồi chẳng giải quyết được gì và con cái họ sẽ là người bị tổn thương nhất?

#5.
định biên về đám quan lại liên quan đến lĩnh vực giáo dục như kiểu vụ cái văn bản đang lùm xùm í. nhưng thôi, cái này biên mãi rồi, nên giờ chán.



© 2020 baron-trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet

Liên quan:
- Ngắn... ngắn #6

0 comments:

Post a Comment

Đề nghị nhận xét bằng tiếng Việt có dấu. Cảm ơn!