Saturday, January 31, 2015

Café sáng thứ 7 (#42): Lời quan xói mòn lòng dân


1. Nhân vụ thủ đô nghìn năm vật-lộn có kế hoạch bắn pháo hoa vào dịp tết cổ truyển. Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Long - Phó ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội nêu quan điểm: “Bắn pháo hoa là phục vụ cho nhu cầu của toàn dân, chứ đâu phải chỉ để phục vụ người giàu. Biết đâu, những người nghèo họ cũng khao khát được xem bắn pháo hoa, những lúc thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó, những cái vất vả luôn đeo bám cuộc sống của họ bấy lâu nay”.
Quan điểm này đã nhận không ít gạch đá của cần-lao mạng xã hội tuần qua. Bởi lẽ sự thiển cận đến mức xuẩn ngốc và rất phản cảm của một ông quan trong ngành tuyên giáo.
Bắn pháo hoa trong các dịp lễ là một hoạt động văn hóa, nó dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ dành riêng cho người giàu mà phải thanh minh thanh nga như thế. Vấn đề dư luận quan tâm là nếu sử dụng tiền ngân sách để chi trả cho việc bắn pháo hoa thì không thiết thực trong thời điểm hiện tại, khi mà còn rất nhiều vấn đề xã hội còn cần thiết hơn việc thưởng thức pháo hoa. Ấy thế mà ông phó ban này suy cái lọ ra cái chai một cách thiếu thực tế và phản tác dụng tuyên truyền.

Sunday, January 25, 2015

Báo Nhân Dân


Nhân chuyện báo điện tử Hà Tĩnh đưa tin về việc “Chi cục thuế Hương Khê từ chối mua và đọc báo đảng”. Biên vài dòng về chuyện đọc báo.

Báo Nhân Dân là một tờ báo quan trọng, như nhiệm vụ của tờ báo đã ghi rất rõ, là: "Cơ quan trung ương của đảng cộng sản Việt Nam/ Tiếng nói của đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam". Tổng biên tập của báo luôn là một TWUV.

Hồi còn dạy ngoài Hà Nội, phòng nước giáo viên trường tôi luôn có báo cho các thầy cô đọc trong giờ giải lao. Tôi nhớ thường có 4 loại báo, gồm báo Nhân Dân, báo Hà Nội Mới, báo Lao Động và báo Tiền Phong.
Trong khi các tờ báo khác nhàu nhĩ, xộc xệch do nhiều người đọc thì tờ báo Nhân Dân gần như còn mới nguyên, vì thấy rất ít người đọc. Kể cả khi phòng nước đông người và các tờ báo khác đã có người đọc, những người hay đọc báo đến sau đành ngồi tán chuyện và uống nước. Tờ báo Nhân Dân vẫn gập đôi giữa bàn, mới và ngay ngắn như chính tầm quan trọng của nó vậy.

Có một thời gian người dân ở quê tôi rất hay xin báo cũ của những người “nhà nước” làm việc ở phố thị, mục đích sử dụng là để gói thực phẩm khô. Thế nên nhiều người ở phố về quê chơi thường mang theo một xấp báo đủ loại. Tôi thấy phần lớn là báo Nhân Dân, vì vẫn có một sự khác biệt, nó mới và ngay ngắn hơn các tờ báo khác.
Cứ hình dung xem, những người có tiêu chuẩn đọc báo Nhân Dân, mỗi ngày một tờ, hay bên bộ phận văn phòng thu lượn báo cũ như ở một phòng nước trường tôi thôi, thì mỗi tháng có 30 tờ. Cuối tháng xếp lại ngay ngắn là có một đống báo cũ to.
Thi thoảng về quê tôi đi lượn chợ. Mấy bà bán đồ khô, hàng xén luôn đùm gói thực phẩm bằng các mảnh báo cũ được cắt ra. Nói là cũ vì đã qua ngày phát hành, chứ còn mới và phẳng phiu lắm.

Theo xu hướng tất yếu của xã hội, báo Nhân Dân cũng có phiên bản điện tử. Tôi biết trang này vì nhiều người trên Facebook hay chia sẻ đường link về một số bài trong mục “Bình luận - phê phán”.
Nhớ có lần đọc bài phê phán “triết gia số 1 An-nam”…hehe Nguyễn Hoàng Đức làm tôi cười suýt sặc café. Bởi lẽ kẻ viết bài này ngô nghê đến mức ngộ nghĩnh, mà theo tôi là chả hiểu anh Đức viết cái gì nhưng cứ phê phán lấy được. Một kiểu phê phán quy chụp cực đoan, đại khái theo kiểu: Đại đồng An-nam là bần nông, nên phải ăn bát sành và đũa tre. Vì thế cổ súy cho việc ăn bằng dao, nĩa với đĩa sứ, ly bạc là học tập bọn tư bổn giãy chết, là xuyên tạc đường lối, là suy thoái tư tưởng,...
Đọc vài bài như thế, tôi thấy nhàm, nên bỏ.

Lão thầy bói già (cố họa sĩ Đinh Vũ Hoàng Nguyên) có một sự ví von về báo Nhân Dân rất hài hước. Có lẽ phần lớn những người chơi blog và mạng xã hội cũng đã từng đọc câu này rồi, nên tôi không chép ra đây nữa.

© 2015 Baron Trịnh

Wednesday, January 14, 2015

Ngắn... ngắn #17


Cuộc sống của con người luôn cần một đức tin. Vì thế tôn giáo ăn sâu vào tiềm thức của tất cả con người trên thế giới này. Tuy nhiên, nếu không đủ tri thức để tư duy đầy đủ những triết lý của một tôn giáo nào đó sẽ dẫn người ta đến chỗ cuồng tín.
Mạng internet ra đời đã giúp con người cập nhật và tiếp thu các nguồn thông tin một cách dễ dàng. Điều này dẫn đến những xung đột trong hệ tư tưởng và hành động của con người. Đây chính là bi kịch của thế giới hiện đại.


© 2015 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Tuesday, January 6, 2015

Giáo dục thời rúc rào (#5): 35.000 giáo viên thất nghiệp - vì sao?


Thông tin tại hội thảo “Đổi mới đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Việt Nam” cho biết, hiện nay có khoảng 35.000 giáo viên thất nghiệp.
Đây chính là hậu quả tất yếu của việc đào tạo thiếu quy hoạch. Mặc dù số lượng học sinh ngày càng giảm, nhưng số trường đào tạo ngành sư phạm lại tăng lên.
Hầu như tỉnh nào cũng có một trường trung cấp sư phạm và một trường cao đắng sư phạm. Một số trường trung cấp nâng cấp lên cao đẳng, một số trường cao đẳng nâng cấp lên đại học. Và khi nâng cấp thì quy mô đào tạo cũng tăng lên. Chưa kể đến các trường sư phạm trung ương cũng mở rộng quy mô đào tạo.
Hầu hết mỗi xã/phường đều có một trường mầm non, một trường tiểu học và một trường THCS. Quy mô các trường ngày càng nhỏ lại. Rất nhiều trường ở nông thôn, miền núi chỉ còn mỗi khối một lớp. Ấy vậy mà xu hướng đào tạo ngày càng mở rộng nên việc thất nghiệp là tất yếu.

Thursday, January 1, 2015

Đái đứng - đái ngồi


1. Xứ An-nam thấm nhuần tư tưởng trọng nam khinh nữ, phần lớn vì ảnh hưởng chủ thuyết của Khổng Khâu. Vì thế vai trò của người đàn ông rất quan trọng trong gia đình và xã hội.
Trong nhà, người cha luôn có quyền uy, quyết định tất cả các vấn đề lớn nhỏ từ đối nội đến đối ngoại. Tiếp đến là người con trai cả với vị trí “quyền huynh thế phụ”. Vì thế, những người không sinh được con trai bị liệt vào tội đại bất hiếu như câu nói của gã Mạnh Kha - người được xếp vị trí Á thánh, chỉ sau Khổng Khâu - rằng: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (có nghĩa: Tội bất hiếu có ba, không có con nối dõi là tội lớn nhất”.
Chính vì bị ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng này, nên giá trị của người đàn ông trong gia đình rất được coi trọng, như câu: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (có nghĩa: Có một đứa con mà là con trai thì cũng được coi là có con. Còn có đến 10 đứa con mà là con gái thì cũng coi như là không có”.
Thủ dâm tinh thần là một trong những đặc trưng tiêu biểu của cần-lao An-nam. Trong một xã hội trọng nam đến mức cực đoan như thế, thì những người không sinh được con trai luôn bị xếp vào “mâm dưới” trong chiếu rượu - một nơi rất quan trọng trong việc thể hiện vị trí, ngôi bậc của người đàn ông - đặc biệt là chiếu làng, nơi “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Họ đành tự an ủi bằng những chuyện đại loại như “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng” hay “Tam nam bất phú, tứ nữ bất bần”, hehe…