Saturday, December 22, 2012

Chiếu tướng

Cần lao đồng bào, về bản chất không quan tâm đến chính trị. Cái quan tâm lớn nhất của họ là cơm áo gạo tiền. Và cần lao làm việc chăm chỉ cần mẫn như con kiến, con ong, ngày qua ngày để duy trì nồi cơm và thực hiện các giấc mơ trong cuộc đời.
Giấc mơ nhớn” của cần lao là kiếm đủ tiền để nuôi mini nhi đồng, xây nhà mái bằng và mua way tàu.
Giấc mơ con” của cần lao là tuần đôi lần được cắn bát tiết canh và vài miếng lòng lợn, bú mươi ngụm rượu men tàu. Và đôi ba tháng một lần, được cùng những cần lao đồng bào khác đánh đụng bữa thịt chó.

Tại sao cần lao chăm chỉ thế, cần mẫn thế mà vẫn nghèo đói? Đơn giản, họ chỉ nhận được tiền lương rẻ mạt từ những người thuê họ làm việc, còn các giá trị gia tăng khác trên sức lao động của họ được dành để tạo tài sản riêng cho những người đang quản lý họ và vận hành chế độ đã cho họ thoát khỏi kiếp ở đợ, làm thuê.
Về bản chất, họ luôn là kẻ làm thuê, nhưng văn minh hơn thời trước, họ đang có “điều kiện” để xây dựng cả “giấc mơ nhớn” lẫn “giấc mớ con”.
Vì vậy, cần lao không cần quan tâm tại sao họ làm việc rất nhiều nhưng vẫn nghèo. Ngược lại, họ còn rất biết ơn đảng, ơn chính phủ mỗi khi được trợ cấp mấy kg gạo chống đói hay 50 nghìn tiền hộ nghèo ăn tết.

Cuộc đời cần lao xứ Vịt cứ thế trôi đi mềnh màng, mềnh màng và không có gì đổi thay. Cần lao vẫn sống, vẫn làm việc cần mẫn, chăm chỉ tạo dựng “giấc mơ nhớn” và hưởng thụ “giấc mơ con”.
Nhưng, các giấc mơ của cần lao đang bị đe dọa, kinh tế suy thoái ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cần lao. “Giấc mơ nhớn” bây giờ là làm sao không để mini nhi đồng mất bữa cơm rau.

Như nói trên, cần lao không quan tâm đến chính trị, và cũng chẳng cần niềm tin. Cần lao chỉ cần sống, chỉ cần chăm chỉ gây dựng “giấc mơ nhớn” và thỏa mãn với “giấc mơ con”. Vì thế, nếu các giấc mơ này bị đe dọa thì cần lao sẵn sàng mơ đến một nơi mà họ có thể tiếp tục thực hiện những giấc mơ nói trên.
Bản chất, cần lao đồng bào a dua tuyệt đối với những gì có thể tạo cho họ “những giấc mơ”. Cần lao không quan tâm đến lý tưởng, đến niềm tin, và cần lao không thích hứa hẹn. Cần lao không biết chính trị, đương nhiên, và cần lao không thể làm chính trị. Thế nhưng, sự a dua đến mức dã man và mọi rợ của cần lao sẽ giết chết rất nhanh một thể chế chính trị nào đe dọa đến những giấc mơ của họ.

Như một ván cờ, cần lao không cần quan tâm đến thế cờ hay, nước đi hiểm. Nếu mọi ván cờ cứ diễn ra đều đều, thì mặc cho ai cầm quân, cần lao không cần biết, không cần quan tâm và vẫn miệt mài với giấc mơ của họ.
Ngược lại, nếu giấc mơ của cần lao bị đe dọa, vẫn không cần biết là ai cầm quân và thế cờ hay như thế nào. Mong muốn tột đỉnh của cần lao đồng bào là một bên nào đó có thể chiếu tướng, để kết thúc ván cờ này và chơi ván mới.
Không biết ván cờ mới có làm cho cần lao lại miệt mài ngày đêm thực hiện giấc mơ của họ không? Nhưng về bản chất, họ luôn muốn ván cờ cũ kết thúc.

Và, hình ảnh những đoàn người đi trên đê với cờ đỏ sao vàng, gậy gộc tiến về dinh quan phủ đã thấp thoáng trong mắt Tràng(*), khơi dậy cho anh ta một ước ao, một khát khao ván cờ sẽ kết thúc, như những ước ao, những khát khao của bao cần lao đồng bào khác.
-----------------------------------
(*): Tràng: Nhân vật trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

© 2012 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet. 

Cùng chủ đề:
- chào mừng quốc tế lao động?



3 comments:

  1. Nhược điểm đau khổ nhất của đại bộ phận cần lao là sinh ra ở một đất nước nãnh tự như buồi, nãnh tụ bần nông vì thân chúng chứ đéo vì cần lao.

    ReplyDelete
  2. @ Gió chuối:
    Thì thế cho nên cần lao cũng chẳng vì chúng nó. Và khi bát cơm của cần lao bị đe dọa thì họ sẵn sàng đá đít lãnh tụ hiện tại đi để hy vọng lãnh tụ mới sẽ giúp họ có đủ cơm và lại cày cuốc cho các giấc mơ. Mặc dù thằng nào làm lãnh tụ cũng da vàng mũi tẹt An na mít cả, híc.

    ReplyDelete
  3. @ Mụ Baron Trịnh.
    Cần lao nên gắng vì mình, lãnh tụ xứ Annam này có thừa khôn ngoan, thâm hiểm để móc túi và tiếp tục bóc lột sức lao động của bọn chúng.
    Đầu tiên, cần thoát khỏi sự nhồi sọ trong tư duy. Lúc ấy mới mong tiến gần hơn đến làm người.

    ReplyDelete

Đề nghị nhận xét bằng tiếng Việt có dấu. Cảm ơn!