trong nghiên cứu khoa học theo hướng tìm ra một đáp số hoặc một mục tiêu, người ta thường tiếp cận để giải quyết một vấn đề theo 2 phương pháp cơ bản là top-down và bottom-up.
top-down thường dựa trên một cái đã có (đáp số hoặc mục tiêu), sau đó chia nhỏ thành các nội dung và cứ thế để đi đến những đối tượng ban đầu để cấu thành đáp số hoặc mục tiêu đó.
bottom-up thì ngược lại, từ các đối tượng ban đầu, người ta tổng hợp và quy nạp chúng để xây dựng các nội dung và hợp thành đáp số hoặc mục tiêu.
tôi chỉ nêu một cách đại khái như thế, ông bà nào muốn hiểu rõ hơn thì chịu khó mà tìm hiểu.
từ thời la-mã cổ đại, khi xây dựng thể chế cộng hòa, người ta đã áp dụng cả 2 phương pháp này để tạo sự cân bằng và cơ chế kiểm soát lẫn nhau, có thể tìm đọc machiavelli để hiểu thêm về cơ chế này.
top-down là việc phân bổ quyền lực từ giới cai trị cho các vị trí lãnh đạo cao nhất ở cấp trung ương hoặc cấp bang. sự phân chia quyền lực này do giới cai trị tự thỏa thuận với nhau.
bottom-up là việc hình thành quyền lực từ bần dân, hay nói một cách văn vẻ là cử tri. cử tri sẽ bầu ra những người đại diện để thực hiện và tuân thủ ý chí của của họ. những người đại diện sẽ bỏ phiếu để thông qua các đạo luật với mục tiêu cân bằng quyền lợi giữa cử tri của họ và giới cai trị theo các khế ước xã hội mà cả hai bên đồng thuận về mặt lý thuyết.
các ông bà muốn hiểu sâu về vấn đề này nên tìm đọc các tác phẩm triết học về nhà nước, về pháp luật và về các khế ước xã hội của các tác giả như plato, aristote, kant, hegel, montesquieu, rousseau, machiavelli, etc.
là nói chuyện thế giới để ngó nghiêng tý chuyện sau lũy tre làng. đông-lào bộ lạc về hình thức vẫn có đủ top-down lẫn bottom-up, cơ mà nó lại chả giống ai nên không thể có cái gọi là “checks and balances” như chủ thuyết của machiavelli.
về cơ bản cơ cấu từ top-down không thay đổi, nó chỉ khác là không có sự cạnh tranh tự do giữa các ứng viên một cách công khai theo nghĩa vận động tự do mà được quy hoạch bởi một tổ chức duy nhất. có nghĩa những tuyệt đại đa số phải đồng thuận theo tổ chức cho dù có sự thỏa thuận phân chia quyền lực.
về phía bottom-up nó lại cũng chả giống ai. mặc dù vẫn có quá trình bầu ra những đại diện cho cử tri, nhưng những người đại diện này lại được quy hoạch và hiệp thương từ thượng tầng của top-down. hơn nữa, những đại diện này lại cũng thuộc về tổ chức từ top-down và không hề có cơ chế để giám sát tạo ra sự công bằng như của machiavelli nói trên.
chính vì cái dở ông dở thằng chả giống ai nên mới sinh ra nhiều chuyện cười ra nước mắt, như kiểu chống tham nhũng là tự ta đánh ta í.
về lý thuyết thì đang mặc áo dài mà làm tình là bình thường, hoặc làm tình xong mặc lại áo dài cũng chả có gì để nói.
cơ mà mặc áo dài để tạo dáng với ghế tình yêu mà đìu hiu chuyện làm tình thì quả là rất mất nết.
hehe có phỏng?
© 2019 baron-trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.