1. Cuối cùng, vịnh Hạ Long cũng được bầu chọn bởi một trang Web vô danh
không được Unesco công nhận. Ấy thế mà từ Quốc hội, Chính phủ, các Bộ
ban ngành, các tỉnh thành trong cả nước hô hào với khẩu hiệu “bình chọn
là yêu nước” và sự tham gia không ngừng nghỉ của các phương tiện truyền
thông chính thống.
Có điều, lừa dối cả dân tộc để được cái danh hiệu ảo quả là một sự thủ
dâm tinh thần không thể bỏ của xứ này. Báo chí viết rằng có một người ở
Đà Nẵng đã nhắn đến 11.601 tin nhắn để bình chọn, đến mức lấy cả tiền
mua quà sinh nhật cho con để mua thẻ điện thoại nhắn tin bình chọn. Chắc
chỉ có loại người có vấn đề về thần kinh, một người cha thiếu tình
thương và trách nhiệm mới làm những việc như thế. Chưa dừng lại ở đó,
tỉnh Quảng Ninh còn treo thưởng cho những người nhắn tin (thuê bao nào
nhắn trên 100.000 tin sẽ nhận thưởng 10 triệu đồng, 1.000.000 tin nhận
thưởng 20 triệu, 10.000.000 tin sẽ nhận thưởng 30 triệu).
Cứ cho dù đây chỉ là danh hiệu ảo, và sự bình chọn giúp quảng bá hình
ảnh của Hạ Long trên thế giới. Nhưng cái kiểu lừa dối tin nhắn để dành
danh hiệu này có lẽ trên thế giới chỉ có ở Việt Nam. Và một điều lâu nay
vẫn hiển hiện trong xã hội đã được minh chứng một cách rõ ràng qua sự
kiện Vịnh Hạ Long là: Những việc làm gian dối ở xứ Việt luôn nhận được
kết quả, còn những việc làm trung thực ở xứ Việt hiển nhiên chắc chắn
nhận được con số 0 tròn trĩnh.
2. Dư luận lại rộn ràng tranh cãi về việc sách giáo khoa bỏ đoạn kết của truyện Tấm Cám (đoạn Tấm giết chết Cám và làm mắm gửi cho mụ dì ghẻ).
Tuy nhiên, câu chuyện Tấm Cám từ xa xưa đã cho thấy bản chất “man di mọi rợ” ngấm trong máu người dân xứ này. Ấy thế mà bao nhiêu năm qua, vẫn được nhồi nhét vào đầu óc thơ ngây của con trẻ.
Một đất nước, một dân tộc mà lịch sử chỉ toàn truyền thuyết hoang đường dị đoan, văn học nghệ thuật chỉ toàn chém giết trả thù hả hê,… thì chắc chắn sẽ sản sinh ra những con người dối trá, vô cảm và thiếu nhân tính.
3. Cũng có lẽ nền giáo dục “thiếu nhân văn” như thế nên sản sinh ra những người con “ưu tú” đến mức không còn trạng thái xấu hổ trong con người họ, thậm chí cả tăng lữ.
Đọc Hàn Phi có nói, khi loạn thế ắt phát sinh ra lắm kẻ ngụy biện, lắm kẻ khoác áo văn nhân. Có lẽ vì thế dân tình xứ “mọi rợ” này thích làm thơ, viết văn. Sự háo danh đã làm mất sự liêm sỉ vốn có của con người.
Chắc chắn rằng, những kẻ háo danh không phải dân thường. Làm trang nam tử trong trời đất, phải có chút danh với núi sông để sử sách còn ghi, chứ háo danh đến mức mất cả liêm sỉ thì chỉ để cho đời sau phỉ nhổ
4. Đi Thượng Hải, nhìn hệ thống giao thông 4 tầng với hàng chục làn đường, hệ thống chống ồn qua khu dân cư. Không có chuyện lấn làn, vượt xe.
Đến bao giờ xứ này mới xây dựng được hạ tầng giao thông như thế này. Hay suốt ngày chỉ tự sướng trên những danh hiệu ảo, những kỷ lục bẩn thỉu, những truyền thuyết lịch sử hoang đường, những câu truyện dân gian mất nhân tính và những kẻ làm quan đầu óc rỗng tuếch với một lô các chức danh, bằng cấp tởm lợm.
© 2011 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet.
0 comments:
Post a Comment
Đề nghị nhận xét bằng tiếng Việt có dấu. Cảm ơn!