Wednesday, May 29, 2013

Hồi ức (#3): Gái phố

1. Gái 7x đời gần giữa, dân phố Phòng xịn, mình hạc xương mai, điệu đà mọi nhẽ. Gái thích thằng bạn cùng phòng KTX, thường sang chơi, thân tình lắm. Cuối tuần, có thằng bạn ở Đông Anh ngoại thành Nội rủ cả bọn về nhà chơi, khoảng cách 20 ki-lô-mếch, đạp xe hơn tiếng rưỡi. Thằng bạn rủ gái đi cùng, cong đít đạp xe lên dốc. Đến rặng bạch đàn dọc con mương ở giữa cánh đồng. Cả bọn dừng xe nghỉ ngơi lấy sức sau mấy phát gò lưng leo dốc mà...

Saturday, May 25, 2013

Café sáng thứ 7 (#3): Xã hội bại não

1. Báo chí lá ngón đua nhau đưa tin về vụ “hai quý bà đi mua dâm”. Hai chị sồn sồn bình dân chồng chán chồng chê tự nhiên có được danh hiệu “quý bà”. Hàng trăm, hàng nghìn comment của độc giả lên án hai người đàn bà này. Báo chí lá ngón được thể càng hăng hái khai thác về đời tư của họ. Việc mua bán dâm bị pháp luật cấm, nên hành động này đáng bị lên án và sẽ bị xử lý theo pháp luật. Họ, những người đàn bà mua dâm, có lẽ không may mắn trong cuộc sống, và không may khi bị bắt đã là một điều nhục nhã rồi. Đàng này, báo chí lá ngón lại đua nhau...

Monday, May 20, 2013

Có cần những “thợ dạy” chân chính?

Tuần Việt Nam: Khi người dạy đã cầu thị trong việc cập nhật, nâng cao kiến thức và rèn luyện được những kỹ năng nói trên thì họ xứng đáng là những "thầy dạy". Vì thế, sẽ không có khái niệm "thợ dạy hay" với "thợ dạy dở", thậm chí là "thợ dạy chân chính" trong các trường ĐH. Cách đây ít lâu, Tuần Việt Nam đăng bài 'Thợ dạy' có thực sự dở? của tác giả Khương Duy[1]. Tác giả cho rằng, vấn đề "thợ dạy" cần được nhìn nhận khách quan và công bằng hơn. Tuy nhiên, người viết cho rằng một số nhận định của tác giả vẫn chưa đúng với thực tế công tác...

Tuesday, May 7, 2013

Hồi ức (#2): Chuyên môn

Hồi tôi học cấp 3, thày chủ nhiệm tôi dạy toán. Những năm đầu của thập niên 8x, thày cấp 3 cực oách, chứ không lìu tìu như bây giờ. Vợ chồng thày mới có một đứa con, là gái. Nhà trường có dãy tập thể cho các thày cô xa nhà ở lại những hôm trái gió giở zời. Các thày hay rủ nhau ở lại uống rượu, món nhắm truyền thống là chuối xanh chấm mắm tôm, đôi lúc xa xỉ có thêm đĩa lạc rang cả vỏ. Những lúc trà dư tửu hậu, các thày hay bàn chuyện con zai con gái. Cũng như đờn ông xứ Vịt thời đó, thày mong mỏi có được cậu con zai. Trong trường có...

Hồi ức (#1): Cơm khê - phần 1

Đời tôi, chuyện học hành luôn gặp trắc trở. Cứ thở dài mà bảo là cái số, nhưng xét cho cùng cũng tại cái nghèo và sự dại khờ. Học cấp 3, nhà tôi nghèo lắm. Sau thời điểm đổi tiền và xóa bỏ bao cấp, lương giáo viên của bố mẹ tô không đủ mua lương thực. Bố tôi đánh liều xin mấy sào ruộng làm thêm để lấy thóc ăn, mặc dù nhà tôi chả ai biết làm ruộng. Trước bao cấp, nhà tôi chả phải dạng có của ăn của để, nhưng sống khá phong lưu. Bố tôi độc đinh, tôi lại là con trai đầu nên được chiều lắm. Ba phiếu gạo người lớn và năm phiếu trẻ em giúp nhà tôi...

Thursday, May 2, 2013

'Loạn'... giáo dục?

Tuần Việt Nam: Cũng trong xu hướng thành lập, nâng cấp các trường ĐH trong thời gian qua, một số lượng lớn các cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp đã "chạy" lên thành các trường ĐH. Xem phần 1: Thầy dạy hay 'thợ dạy' Với lý do đáp ứng nhu cầu đào tạo xã hội và phát triển trường đại học đa ngành, các trường ĐH ồ ạt mở các ngành học mới và các chuyên ngành đi kèm. Khi không đủ giảng viên chuyên ngành (do rào cản của định mức biên chế), các trường ĐH thường bố trí những người có chuyên môn gần đảm nhiệm dạy các ngành mới. Nộp học phí...

Wednesday, May 1, 2013

Thầy dạy hay 'thợ dạy'

Tuần Việt Nam: Nói như PGS Võ Văn Sen: "Bây giờ mà các trường công chỉ cần ngồi lại với nhau không cho giảng viên đi dạy các trường dân lập thì các trường này lập tức khủng hoảng liền". Tuần Việt Nam vừa có bài viết của TS. Dương Xuân Thành với tựa đề "Giảng viên đại học kiểu... gà đồi!"[1]. Tác giả đã nêu lên thực trạng về chất lượng giảng viên trong các trường ĐH ở Việt Nam. Mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm chấn chỉnh, nâng cao chất lượng đào tạo, xin đề cập đến một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm chất lượng giảng viên. Hệ...