#3.
khác với miền-bắc và miền-trung, một lực lượng rất lớn lao động phổ thông ở miền-nam sống bằng tiền công nhật và họ hầu như không có một sự tích lũy đáng kể, chưa nói là luôn có nợ nần.
với số tiền làm ra trong ngày, họ chi phí cho việc mua thức ăn, trả nợ vay lãi, trả góp hụi và cố gắng duy trì một phần tiền gốc nếu là người bán rong.
hầu hết họ làm các công việc đơn giản như bán vé số, phục vụ quán ăn, trông xe, bán dạo, bảo vệ, etc.
bên cạnh đó, một lực lượng lớn công nhân làm việc trong các nhà máy cũng chi tiêu hầu hết số lương tháng kiếm được cho cuộc sống mà không có sự tích lũy đáng kể.
vì thế khi xảy ra thiên tai dịch họa, họ là các đối tượng chịu tác động trực tiếp và có thể là nguồn lây nhiễm lớn vì họ bắt buộc phải ra đường kiếm tiền trong khi không có sự trang bị bảo hộ phòng dịch tốt.
ông bí-thư nhân tuần trước có phát biểu là không để người lao động nghèo thiếu tiền mua thực phẩm, điều này rất đúng và tôi hoàn toàn ủng hộ, hy vọng không giống như thủa thời ông này hứa với giáo viên.
bên cạnh dịch bệnh là hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông-cửu-long càng khiến những người lao động nghèo khó khăn. thiết nghĩ chính quyền các địa phương này cần quan tâm đặc biệt đến các đối tượng lao động nói trên và những người nghèo mất khả năng lao động.
có một điều rất ấm lòng là trong khó khăn luôn có những mạnh thường quân làm từ thiện để chia sẻ khó khăn với những người nghèo khổ. rất nhiều mạnh thường quân không giàu có về vật chất, nhưng rất giàu có về tình thương yêu đồng bào. mặc dù số tiền bỏ ra làm từ thiện của họ là sự tích cóp trong lao động và có khi chỉ bằng số lẻ của một buổi chơi golf ở sân vip hay một bữa ăn ở khách sạn 5 sao của những ai đó nhận lương lậu từ tiền thuế của nhân dân.
những hình ảnh gần đây ở sài-gòn và bình-dương, rất ấm lòng người nghèo trong mùa dịch.
#2.
nhà giàu họ không sợ ốm, bởi họ có tiền mua thuốc tốt, thanh toán chi phí bác sỹ và mua đồ ăn ngon bồi bổ cơ thể để phòng chống bệnh tật.
nhà nghèo nên sợ ốm, bởi họ không nhiều tiền để mua thuốc tốt, để chi trả bác sỹ, thậm chí để mua thức ăn.
so sánh bệnh tật của nhà giàu với nhà nghèo là một sự so sánh thiển cận, duy ý chí, thậm chí là sự thủ dâm tinh thần. cho dù bệnh tật không chừa một ai, từ người khỏe mạnh đến yếu ớt, từ hiền triết đến mù chữ, từ người giàu có đến nghèo khổ, từ quan lại đến thường dân.
nhà giàu họ ở nhà chữa bệnh và dưỡng bệnh mà chẳng lo lắng gì cả, vì họ có tiền để trang trải cuộc sống thoải mái trong thời gian dài.
nhà nghèo không thể cứ nằm nhà mà chữa bệnh và phòng bệnh, vì ngày mai hết tiền là hết gạo hết muối mất điện mất nước. vì thế có khi đang bệnh vẫn phải lao ra đường kiếm tiền để có miếng ăn bỏ vào mồm.
hô hào thì dễ, hạ quyết tâm thì dễ, nhưng khi mà lực bất tòng tâm thì có muốn cũng không được. phải có thực mới vực được đạo.
tề gia không khác gì trị quốc, việc nhà là phiên bản nhỏ của việc nước.
quan lại không biết thì quân vương phải biết.
#1.
quan điểm về dịch họa của tôi có lẽ khác hầu hết mọi người, tầm này nói ra chắc ăn đủ gạch đá, nên thôi.
xét một cách toàn diện, con người là một bộ phận cấu thành của tự nhiên và không phải lúc nào cũng làm chủ được trái đất này, vì vậy có những thời điểm phải đấu tranh trong quá trình chọn lọc tự nhiên. dịch họa bắt buộc con người phải biết đấu tranh với tự nhiên để tồn tại, dĩ nhiên trong quá trình đó không thể tránh khỏi sự đào thải, rủi ro có thể đến với bất cứ cá thể nào.
trách nhiệm của chính quyền ngăn chặn dịch họa là hiển nhiên, đâu cũng như vậy. bởi chính quyền được nhân dân trao quyền lực, trách nhiệm và nghĩa vụ. mỗi chính quyền có thể có các phương thức, quan điểm, hành động khác nhau, nhưng tựu trung đều tập trung vào mục tiêu đẩy lùi dịch họa.
trong sự nỗ lực của chính quyền không thể thiếu được sự tuân thủ, đồng lòng và ủng hộ của nhân dân. nếu không mọi thành quả của chính quyền sẽ đổ xuống sông xuống bể và thực tế đã chứng minh rất đơn giản điều đó. tuy nhiên cách thức đồng lòng, ủng hộ của nhân dân đối với chính quyền cũng phải sáng suốt, hiểu biết và có chừng mực, nếu ngược lại một cách mù quáng thì lợi bất cập hại.
tôi rất thích cái title bài báo của ký giả dan-apinelli trên trang mother-jones, là: "Please Take Medical Advice From Your Doctor, Not the President", tạm dịch: "làm ơn hãy nghe lời khuyên từ bác sĩ của bạn, chứ không phải từ tổng thống". dĩ nhiên, điều này chỉ đúng trong một xã hội có dân trí cao và phân định rõ vai trò, trách nhiệm của từng đối tượng trong xã hội. sẽ không đúng đối với một xã hội mà chuyên-gia thì ít và không nói/hoặc không dám nói, còn chiên-da thì quá đông và bi bô quá khỏe bên trong hàng rào.