1.
tôi đồng tình với quan điểm của nhà-giáo đặng-quyết-tiến [khoa ngữ-văn, đại-học sư-phạm thái-nguyên] rằng: “Trẻ con đi học là học chữ viết chứ không phải học nói, học chữ chứ không học tiếng như học một ngoại ngữ”.
tôi đồng tình với quan điểm của nhà-giáo đặng-quyết-tiến [khoa ngữ-văn, đại-học sư-phạm thái-nguyên] rằng: “Trẻ con đi học là học chữ viết chứ không phải học nói, học chữ chứ không học tiếng như học một ngoại ngữ”.
lĩnh vực nghiên-cứu của tôi không phải là ngôn-ngữ, cũng không phải là giáo-dục tiểu-học. nhưng tiếng-nói và chữ-viết là vấn đề phổ-quát, nên ai cũng có thể luận bàn, tôi cũng.
rõ ràng rằng, tiếng-nói là sự hình thành tự nhiên của con-người. người ta cứ nói là dạy con trẻ học nói. nhưng chả dạy chúng cũng biết nói, vì đó là một đặc-tính tự nhiên. dạy chẳng qua là để chúng nói nhanh, nói chuẩn sớm mà thôi.
ngôn-ngữ được thể hiện qua tiếng-nói để người ta trao đổi thông tin với nhau. ngôn-ngữ không hình thành tự nhiên mà người ta phải học, nhưng học bằng cách nghe và nhớ chứ không nhất thiết phải có người dạy thì mới biết. ví-dụ con trẻ nghe người ta gọi bố mình là cha, nghe quen và nhớ thì nó khắc hiểu cha chính là người bố. đơn giản là như vậy.
thế nên chúng ta mới có những khái-niệm như tiếng-mẹ-đẻ [mother tongue] hay ngôn-ngữ bản-địa [native language]. con-người sử dụng ngôn-ngữ bản-địa là một đặc tính tự nhiên mà không cần phải đến trường đến lớp [trừ những người bị khiếm khuyết về tiếng-nói].
nói như thế để thấy rằng, chẳng cần học chữ người ta cũng biết nghe, biết nói và hiểu biết những gì người khác nói theo khả năng của họ mà không cần đến trường lớp hoặc biết đọc biết viết. các cụ ngày xưa chả biết chữ nhưng vẫn thuộc lòng truyện-kiều của ông nguyễn-du, vẫn bình kiều một cách sâu sắc và hiểu rõ từ, ngữ nghĩa trong đó. ví-dụ chỉ cần đọc: “thanh minh trong tiết tháng ba” thì họ hiểu ngay “tiết” là thời khắc/tiết trời. dĩ nhiên cũng không phải tự nhiên mà họ biết được những điều đó, họ phải nghe người khác nói, người khác cắt nghĩa thì mới biết và việc nghe này là họ chủ động chứ không bắt buộc.
không những nghe, hiểu ngôn-từ một cách thấu đáo, họ còn sử dụng ngôn-từ một cách đúng đắn và không thể sai chính-tả, ngữ-pháp. một người đã nghe nói thông thạo [khoảng từ 3-4 tuổi trở lên] thì đã biết đặt câu một cách chuẩn mực. ví dụ một em bé 3 tuổi hoàn toàn tự động đặt được câu: “bố ơi, vào ăn cơm” chứ không như mấy người mới học ngoại-ngữ đặt câu sai tè le kiểu: “bố ơi, cơm ăn vào”.
nói như thế không có nghĩa là phủ nhận vai trò của việc học chữ để biết đọc, biết viết hay phủ nhận việc cải tiến, cải cách chữ-viết.
2.
bởi lẽ sự thiếu khuyết của việc không biết chữ là không tiếp cận được nhiều hơn và đầy đủ hơn thông tin và tri-thức của nhân-loại. khi bạn chỉ loanh quanh với những ngôn-từ trong cuộc sống xung quanh bạn thì vòm trời chỉ bằng miệng giếng. vì thế người ta cần phải biết đọc, mà để biết đọc thì cần học chữ.
bởi lẽ sự thiếu khuyết của việc không biết chữ là không tiếp cận được nhiều hơn và đầy đủ hơn thông tin và tri-thức của nhân-loại. khi bạn chỉ loanh quanh với những ngôn-từ trong cuộc sống xung quanh bạn thì vòm trời chỉ bằng miệng giếng. vì thế người ta cần phải biết đọc, mà để biết đọc thì cần học chữ.
điều này có lẽ không cần phải phân tích kỹ, vì ai cũng biết. ngay cả việc tiếp cận được thông tin theo kiểu truyền miệng nhưng không đầy đủ cũng sẽ hạn chế việc phát triển tư duy và bổ sung tri-thức. không phải tác-phẩm nào cũng dễ đọc dễ nhớ như truyện-kiều khiến người không biết chữ vẫn đọc thuộc lòng và hiểu được cái hay cái đẹp của nó. kể cả việc được nghe đọc nguyên bản, nhưng với trí nhớ hạn hẹp của con người thì họ sẽ quên ngay hoặc nhớ không đầy đủ. nhưng nếu biết đọc, bạn có thể đọc đi đọc lại để cảm nhận và kết nối logic với các nội dung khác của tác-phẩm.
ngoài ra nhu cầu giao lưu thông tin, tình cảm, công việc v.v… khiến người ta phải thể hiện bằng chữ-viết. chúng ta vẫn còn nhớ cách đây chỉ vài chục năm, đông-lào vẫn còn chuyện nhờ viết thư hộ và nhờ đọc thư hộ vì nhiều người không biết chữ.
vì thế người ta cần phải học chữ, cần phải biết đọc, biết viết.
sau năm 1945, một phong-trào “diệt giặc dốt” được phát động rầm rộ. đây là một chủ trương đúng đắn và cần thiết, vì khi đó đại đồng cần-lao an-nam mù chữ. tỷ lệ biết đọc, biết viết [kể cả tiếng-pháp lẫn tiếng-tàu] là thiểu số.
đáng ra khi đã cơ bản xóa mù chữ, phương thức “bình dân học vụ” đã hoàn thành sứ-mạng của nó và người ta phải tiếp cận và phát triển một nền giáo-dục nhân-bản và tinh-hoa để hình thành một xã-hội tri-thức cao thì người ta vẫn tiếp tục cào bằng mọi giá trị của tri-thức, coi sự biết đọc biết viết là nền tảng chứ không chú trọng vào sự khuyến khích đột phá tư-duy và sáng-tạo.
não trạng “bình dân học vụ” trong giáo-dục theo kiểu học đại-học đi dạy cấp 3, học cao-đẳng đi dạy cấp 2, học trung-cấp đi dạy cấp 1, còn chả thi được trường nào thì ở nhà dạy vỡ-lòng vẫn tồn tại đến tận bây giờ. thay bằng đưa những người có năng lực chuyên môn lên làm quản-lý thì người ta lại đưa những “cán bộ nòng cốt” để lãnh-đạo, cho dù những “cán bộ” này vừa mới được bổ-túc xóa mù chữ.
việc cải tiến cải lùi cải cách cải keo về giáo-dục lâu nay, việc cãi nhau như hàng cá hàng thịt về “a” hay “e”, về “cê” hay “cờ” chính là di chứng của não-trạng giáo-dục “bình dân học vụ”.
3.
thời đại cách-mạnh 4.0, vậy mà vẫn não-trạng giáo-dục “bình dân học vụ” và triết-lý giáo-dục bằng nghị-quyết thì không gây thảm-họa mới là lạ. việc tranh cãi về vụ đánh vần chỉ là thảm-họa nhìn thấy, còn hậu-quả tiềm ẩn của nó lớn hơn rất nhiều.
thời đại cách-mạnh 4.0, vậy mà vẫn não-trạng giáo-dục “bình dân học vụ” và triết-lý giáo-dục bằng nghị-quyết thì không gây thảm-họa mới là lạ. việc tranh cãi về vụ đánh vần chỉ là thảm-họa nhìn thấy, còn hậu-quả tiềm ẩn của nó lớn hơn rất nhiều.
quay lại chuyện đánh-vần là chủ-đề chính cho loạt bài viết này, tôi chỉ lấy ví-dụ giản đơn và tin rằng ai cũng hiểu, còn những gì thuộc về hàn-lâm, thuộc về lý-luận thì trên báo-chí lẫn mạng-xã-hội đã có đầy, ai cũng có thể tìm đọc.
tiếng-việt có 12 nguyên-âm đơn, 32 nguyên-âm đôi và 13 nguyên-âm 3; có 17 phụ-âm đơn, 10 phụ-âm ghép đôi và 1 phụ-âm ghép 3. chỉ cần biết được các nguyên-âm và phụ-âm là ghép được từ để đọc và viết. là nói về việc học chữ, còn không biết chữ cũng chẳng cần biết nguyên-âm, phụ-âm người ta vẫn nói đúng chính-tả, ngữ-pháp bình thường như tôi đã đề cập ở trên.
vậy cải-tiến cách đánh-vần để trẻ biết đọc biết viết nhanh có cần thiết không? theo tôi đứng về mặt nghiên-cứu là cần thiết, nhưng về mặt thực-tiễn thì những nghiên-cứu này chưa thể áp-dụng đại trà vì đến nay chưa có một nghiên-cứu nào vượt trội hơn cách đánh-vần được áp-dụng từ thập-niên 80 trở về trước.
tôi lấy ví dụ, từ “trịnh” có 1 nguyên-âm “i” và 4 phụ âm “t”, “r”, “n”, “h”. nhưng 4 phụ-âm này lại là 2 phụ-âm ghép đôi, là “tê e rờ” [tr] và “nhờ” [nh]. khi đánh vần, có thể dùng từng âm-tiết nối với nhau [I nhờ inh, trờ (nặng, cong lưỡi) inh trinh nặng trịnh] hoặc cụm âm-tiết [inh, trờ (nặng, cong lưỡi) inh trinh nặng trịnh]. rõ ràng con-trẻ hoàn toàn nhận biết được cụm âm “inh” và đọc “tr” khác biệt với “ch” [cê hát] và cách đánh-vần này đơn giản hơn, dễ dàng hơn cách nối âm-tiết. việc hướng dẫn con-trẻ những điều này rất đơn giản chứ không phức tạp như nhiều giải thích về cải tiến cải cách cách đánh-vần mới.
thêm nữa, thực tế cho thấy giáo-dục lớp 1 đang có vấn đề nghiêm trọng. nhiệm-vụ và chức-năng của giáo-dục lớp 1 là dạy trẻ biết chữ-cái, biết ghép-vần, biết đánh-vần và từ đó biết đọc biết viết. nhưng thực tế thì phần lớn học-sinh lớp 1 đã biết mặt chữ cái, biết ghép-vần và đánh-vần. ở các thành-phố thì hầu hết học-sinh vào lớp 1 đã đọc viết thông thạo. vậy câu hỏi đặt ra là người ta cải tiến cải cách cho học-sinh lớp 1 phát âm nhanh và chuẩn để làm gì? Nếu lý-luận là để học-sinh vùng sâu vùng xa, vùng các dân-tộc thiểu-số học nhanh hơn hay để người-nước-ngoài học tiếng-việt thuận tiện hơn thì áp dụng đối với những đối tượng này chứ sao lại áp đặt áp dụng đại trà trên cả nước?
rõ ràng đến đây chúng ta có thể ngửi thấy mùi lợi-ích-nhóm trong cải-cách đánh-vần tiếng-việt.
4.
không phải quy chụp hay suy đoán vô căn cứ về mùi “lợi ích nhóm”. hãy đọc loạt bài trên báo-điện-tử giáo-dục-việt-nam về việc nhà-xuất-bản giáo-dục việt-nam độc quyền về in sgk-lớp-1 và văn bản từ bộ giáo-dục & đào-tạo “đề nghị” các địa-phương nếu đăng ký dạy theo phương pháp cải cách này thì mua từ nxb giáo-dục việt-nam. ở việt-nam, văn bản “đề nghị” từ bộ có rất nhiều hàm nghĩa.
không phải quy chụp hay suy đoán vô căn cứ về mùi “lợi ích nhóm”. hãy đọc loạt bài trên báo-điện-tử giáo-dục-việt-nam về việc nhà-xuất-bản giáo-dục việt-nam độc quyền về in sgk-lớp-1 và văn bản từ bộ giáo-dục & đào-tạo “đề nghị” các địa-phương nếu đăng ký dạy theo phương pháp cải cách này thì mua từ nxb giáo-dục việt-nam. ở việt-nam, văn bản “đề nghị” từ bộ có rất nhiều hàm nghĩa.
việc nghiên-cứu cải cách sgk tiểu-học đã có từ lâu, nổi bật là “chương trình thực nghiệm” của ông hồ-ngọc-đại và “nhóm cánh buồm” của ông phạm-toàn. tôi ủng hộ việc nghiên-cứu cải-cách và tôi ủng hộ việc viết sgk của nhóm ông phạm-toàn, vì cho rằng điều đó là cần thiết, góp phần xóa bỏ sự độc quyền xuất-bản sgk, vừa tạo ra sự cạnh tranh có chất-lượng cho nhà-trường và học-sinh. sau này nghe nói ông phạm-toàn làm việc chung với ông hồ-ngọc-đại.
tôi mong muốn sgk phải được dùng vĩnh viễn như trước đây chứ không phải mỗi năm học-sinh phải mua 1-2 bộ mới, sách của năm trước vứt đi. vì đó là một sự lãng phí rất lớn cho xã-hội đồng thời những cáo buộc trục lợi trên quy định viết vào sách không phải là không có cơ sở.
tôi cho rằng bộ giáo-dục & đào-tạo chỉ nên quản-lý chương-trình-khung của sgk. các cơ-quan chức năng của bộ giám sát nội dung sgk của các cơ sở đăng ký viết và xuất-bản sách. nhà-trường và người học được quyền lựa chọn sách và tác-giả mà họ thích. nếu việc này được thực thi thì sẽ không bao giờ xảy ra những đề-án cải cách sách-giáo-khoa 34 nghìn tỷ thời ông phạm-vũ-luận làm bộ-trưởng mà cả xã-hội lên án và nó đã không được quốc-hội thông qua.
tôi tin rất rất nhiều người thực sự đau đáu với chất lượng giáo-dục của nước nhà đều biết điều này và đều muốn điều này. nhưng muốn là một việc, còn sự đúng đắn này có được nhìn nhận hay không lại là việc khác. tôi ủng hộ việc nghiên-cứu cải-cách sgk-lớp-1 chứ không thể ủng hộ sự “độc quyền” cải-cách như nói trên.
đặc-tính của người-việt là luôn tràn trề hy-vọng vào con cái khi bắt đầu vào lớp 1, càng học lên, người ta càng bớt hy-vọng. việc cải-cách cách đánh-vần quả là một lựa chọn rất xuất-sắc!
không phải là người ta không biết vai trò quan trọng của giáo-dục, không phải người ta không biết suy thoái giáo-dục sẽ kéo lùi sự phát triển của đất-nước. người ta vẫn ra rả “hiền tài là nguyên khí quốc gia” và chỉ có nền giáo-dục tiên tiến, nhân bản thì mới đào tạo ra nhiều hiền tài. nhưng tại sao biết vậy mà người ta vẫn đem lũ trẻ làm chuột bạch hết cải-cách này đến cải-tiến nọ? vẫn bòn rút từng đồng tiền lẻ của phụ-huynh mỗi mùa tựu-trường cho việc mua sách-giáo-khoa? vẫn để giáo-dục như nồi lẩu mắm thập cẩm trên đà lao xuống vực? có lẽ phải mượn câu thơ của ông huy-cận: “một câu hỏi lớn chưa lời đáp”.
5.
tôi muốn nói về chữ cải-cách của ông bùi-hiền ở góc độ nhận định vấn đề nghiên-cứu của tác-giả chứ không bàn luận về nội dung nghiên-cứu vì đó không phải là chuyên-môn của tôi. ai quan tâm về chuyên-môn của ông hiền có thể tìm đọc kết luận của hội-đồng khoa-học viện-ngôn-ngữ sẽ có thêm nhiều thông tin về công trình nghiên-cứu này.
tôi muốn nói về chữ cải-cách của ông bùi-hiền ở góc độ nhận định vấn đề nghiên-cứu của tác-giả chứ không bàn luận về nội dung nghiên-cứu vì đó không phải là chuyên-môn của tôi. ai quan tâm về chuyên-môn của ông hiền có thể tìm đọc kết luận của hội-đồng khoa-học viện-ngôn-ngữ sẽ có thêm nhiều thông tin về công trình nghiên-cứu này.
ông hiền nghiên-cứu về ngôn-ngữ nên việc đề xuất cải-cách tiếng-việt cũng là điều dễ hiểu, bởi có thể ông phát hiện ra sự thiếu khuyết hoặc bất cập nào đó trong phát-âm hay thể hiện ký-tự? có điều việc sử dụng âm-tiết giống như chữ trung-quốc và chữ mường cho tiếng-việt thì cực kỳ không ổn, dẫn đến việc ông bị ném đá lâu nay.
tôi cho rằng không tự nhiên ông hiền nghiên-cứu và ảo tưởng đề xuất chữ cải-cách của ông thay thế chữ-việt hiện nay, mà có thể ông bị mắc bệnh niềm-tin dẫn đến hoang-tưởng. nó tương tự như việc ông hà-đình-đức nghiên-cứu về rùa hồ-gươm.
rõ ràng với tư cách một nhà khoa-học về ngôn-ngữ, ông hiền không thể không nhận thấy sự bất hợp lý trong đề xuất của ông bởi lẽ nó mất gần hết các âm-tiết tiếng-việt hiện nay và nếu áp dụng chữ cải-tiến của ông thì hầu hết chữ-viết của người-việt từ trước đến nay sẽ không sử dụng được nữa. một sự vô lý đến người không chuyên-môn cũng có thể nhìn thấy thì không có cớ gì một người chuyên-môn như ông hiền lại không nhìn nhận được.
chỉ có thể giải thích vấn đề đó bằng căn bệnh niềm-tin.
người gieo rắc niềm-tin chắc chắn phải là người có ảnh hưởng trong xã hội. có như thế những người “được” gieo rắc mới cho rằng đó chính là chân lý và phải quyết tâm thực hiện bằng được với mục tiêu cống hiến. niềm-tin này chính là “mặt trời chân lý chói quá tim” như thơ của ông tố-hữu. chỉ có như vậy thì những người làm khoa-học như ông bùi-hiền, ông hà-đình-đức mới bỏ bao nhiêu công sức và thời gian làm những việc phi khoa-học một cách vô bổ như thế. tôi suy đoán rằng, có một ai đó có ảnh hưởng đến ông hiền nói rằng: “việc nghiên cứu cải tiến chữ việt theo hướng của anh là rất cần thiết, công trình này sẽ đi vào lịch sử nước việt”. một câu nói vu vơ nhiều khi chỉ là câu cửa miệng, thế nhưng lại làm ông hiền có niềm-tin rằng đó là trách nhiệm lịch-sử và sẵn sàng bỏ ra vài chục năm hì hục làm những việc phi khoa-học này. nó cũng như ông hà-đình-đức, thay bằng nghiên-cứu hệ-gen, nghiên-cứu đặc tính sinh-học của con-rùa xem nó có là một loài mới không thì ông ta lại ngồi rình con-rùa nổi lên và liên tưởng đến những điềm báo dị-đoan, đến mức gọi một con-rùa ghẻ lở hắc lào ăn cả mèo chết bằng cụ.
thế nên dù vẫn biết đề xuất của ông hiền là không thể chấp nhận, nhưng cũng không vì thế mà ném tất cả đá vào ông ấy. có trách, phải trách những kẻ gieo rắc niềm-tin lẫn những người xung quanh đã không chỉ cho ông ta thấy đó là mê đạo, mặc dù vẫn biết khi đã vào mê đạo thì chẳng ai nói được cả.
nếu không xét về thuyết-âm-mưu là đồng-hóa hay mị-dân, những não-trạng niềm-tin này đáng thương hơn đáng trách.
vĩ thanh
tôi không muốn viết sâu và cũng không sử dụng ngôn-từ giật gân và nghi vấn để tạo tranh luận trong vấn đề này, vì điều đó là không cần thiết.
tuy nhiên, vấn đề thu hút dư luận này nó thể hiện ở cả 2 mặt nên phải nói mấy câu. ở mặt tích cực khi người dân còn quan tâm đến giáo-dục thì hồng phúc của dân-tộc còn lớn, còn mặt tiêu cực là còn nhiều chuyện cấp bách và cần thiết hơn mấy chuyện đánh-vần hay cải-tiến chữ như thì lại không thấy mấy người quan tâm.
tôi cũng nghe nhiều chuyện về ông hồ-ngọc-đại, từ những chuyện như ông đại không nhận chức thứ-trưởng giáo-dục để về mở trường-thực-nghiệm. tôi cho rằng sự đam mê và cống hiến của ông đại đối với việc cải-cách giáo-dục là thực tâm và rất đáng được vinh danh, chứ cần chút danh vọng thì đối với ông là quá đơn giản. tôi cũng nghe một số người bênh vực công-nghệ giáo-dục của ông đại bằng việc đưa ông ngô-bảo-châu làm minh chứng cho kết quả dạy-học của trường-thực-nghiệm. tôi cho rằng những người đó đang hạ thấp giá trị cống hiến của ông đại, vì nếu nó tốt nó sẽ tự lan xa, hữu xạ ắt tự nhiên hương, không nên vơ bèo vạt tép một vài cá nhân để minh chứng một bề dày lịch sử.
tuy nhiên việc sách-giáo-khoa bám vào ngân sách nhà-nước và túi tiền của phụ-huynh là một ung nhọt của giáo-dục nước nhà. nếu ông đại không liên quan đến vụ sách-giáo-khoa thì ông nên lên tiếng, vì việc này có thể xóa mờ đi những thành quả ông đã cống hiến trong 40 năm qua.
còn chuyện về ông bùi-hiền thiết nghĩ không nên viết thêm nữa.
cuối cùng, một nền giáo-dục mà trục lợi bằng cách bán sách-giáo-khoa hay tiêu cực thi-cử đến mức từ 1 điểm nâng lên đến 9 điểm thì đó là một nền giáo-dục đang mục nát đến cùng cực. người đọc sách không thể mũ ni che tai, dù biết có nói cũng chẳng giải quyết được gì cả.
© 2018 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.