Thursday, February 27, 2014

Vụ tai nạn cầu treo ở Lai Châu: Quá tải trọng hay cộng hưởng?


Vụ việc kinh hoàng xảy khiến cần-lao không khỏi thương cảm lẫn bức xúc là vụ sập cầu treo Chu Va ở Lai Châu khiến 8 người thiệt mạng và 37 người bị thương.
Nguyên nhân về kỹ thuật đã rõ, là do gãy neo cáp (tăng-đơ) cố định cáp treo của cầu. Thế nhưng tại sao bị gãy thì dư luận cần-lao không ngớt bàn tán. Người thì cho là do quá tải, người thì cho là cộng hưởng, người thì cho là bớt xén vật liệu nên chất lượng không đảm bảo, người cho là lỗi kỹ thuật. Thậm chí, có người còn cho là linh hồn người chết giận nên gây sập cầu, thế mới tài.


Cây cầu treo dài 54m, rộng 1,5m, chiều cao so với mặt suối khoảng 10m, biển đầu cầu ghi tải trọng là 1,5 tấn. Có lẽ vì thế nên những cần-lao không biết về kỹ thuật cứ thích chém bừa lý do là quá tải hoặc do cộng hưởng. Vẫn một thói quen chém gió mạng hùng hồn của cần-lao An-nam mặc dù đầu óc rỗng tuếch.
Thế nên, cũng cần khai sáng cho cần-lao thối tai khai bẹn một chút, để lần sau có muốn chém gì mà chưa biết thì chịu khó đi hỏi đốc-tờ Gúc, bạn thân của tôi đã.

Có nên đổ hết trách nhiệm lên đầu bác sỹ?


Vấn đề nhức nhối về chuyên môn và y đức của ngành Y tế trong thời gian chưa thấy dấu hiệu giảm. Các vụ việc liên quan đến tiêu cực của các bệnh viện từ trung ương đến địa phương, những cái chết thương tâm của bệnh nhân vẫn xảy ra hàng tuần.
Gần đây nhất là vụ việc hai mẹ con sản phụ tử vong tại bệnh viện đa khoa huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa). Người nhà sản phụ cho rằng, nguyên nhân tử vong là do các bác sỹ tắc trách. Đỉnh điểm của vụ việc là gia đình sản phụ và hàng nghìn người dân bao vây bệnh viện, chở quan tài đi diễu phố, và đập phá nhà riêng của phó giám đốc bệnh viện.
Hầu hết các vụ việc, báo chí và người dân đổ hết trách nhiệm lên đầu bác sỹ. Vẫn biết, sự suy thoái y đức không còn chỉ ở một vài “con sâu” trong bệnh viện nữa. Mà đã trở thành “phong trào” như phát ngôn của nhiều quan chức cao cấp tại nghị trường lẫn bình luận của báo chí.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận đầy đủ nguyên nhân sâu xa dẫn đến các vụ việc nêu trên dưới góc độ bệnh viện, bệnh nhân và công tác quản lý y tế.

Wednesday, February 26, 2014

Thầy trò đánh nhau: Không thể xử kiểu 'xoa dịu'


Tuần Việt Nam: Không thể chỉ vì xoa dịu dư luận xã hội mà "tát" vào lòng tự tôn nghề nghiệp của các thầy cô giáo và tạo ra những tiền lệ nhiều nguy cơ.

Cái tát của sự bất lực trong học đường
Ngày 24/2 vừa qua, kết quả xử lý vụ việc thầy tát trò, trò đánh trả đã được Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định thông tin cho báo chí. Theo đó, mức kỷ luật của thầy giáo Trần Anh Tuấn là bị sa thải. Còn học sinh có hành vi đánh lại thầy giáo bị cảnh cáo.
Theo ông Đào Đức Tuấn - Phó giám đốc Sở GD&ĐT, hình thức xử lý kỷ luật đối với học sinh vi phạm đã được "xem xét có tình, có lý". Để chứng minh, ông Tuấn đưa ra lý giải: "Hơn nữa, các em không phải là người sai trước".


Vậy còn tình lý với thầy?
Rõ ràng, hành động của thầy Trần Anh Tuấn là phi giáo dục, phản sư phạm, không một phương pháp sư phạm nào ủng hộ biện pháp "dạy dỗ" theo kiểu bạo lực như vậy. Và hành vi đó cần phải được xử lý nghiêm khắc để làm trong sạch môi trường giáo dục. Bản thân người viết, cũng là một giáo viên, khi sự việc xảy ra đã nêu quan điểm: "Tốt nhất là không để cho những người thầy như vậy đứng trên bục giảng".

Monday, February 24, 2014

Không thể so sánh bản năng của con người với loài vật


Thanh Niên online: Mặc dù không thể chấp nhận hành vi đánh học sinh của thầy giáo nhưng cũng không thể đồng tình với quan điểm cho rằng hành vi đánh lại thầy của học sinh là tất yếu chỉ vì cách hành xử phi giáo dục của thầy giáo. Và càng không thể đồng tình với sự so sánh bản năng của con người với bản năng của con vật.

Ngày 18.2, một đoạn video clip được cho là xảy ra tại trường THPT Nguyễn Huệ (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định) về việc một thầy giáo trẻ tát bôm bốp vào mặt học sinh và bị một học sinh đánh lại đã lan truyền nhanh chóng trên mạng internet.
Dư luận xã hội ngay tức khắc đã lên án hành vi phi giáo dục này, kể cả hành động đánh học sinh của thầy giáo trẻ và hành động đánh lại thầy giáo của học sinh.
Người viết hết sức bất bình với những hành động của cả thầy và trò trong video clip. Đây là những hành động phi giáo dục trong một môi trường giáo dục. Là một vết đen trong nền giáo dục nước nhà.

Saturday, February 22, 2014

Café sáng thứ 7 (#24): Thói suy diễn và suy thoái đạo đức xã hội


1. Sự kiện “hót” nhất trong tuần chắc chắn là sự ra đi của tướng Ngọ. Từ báo chí lề phải đến lề trái, từ trang lá cải lá ngón đến cờ-lốc phây-búc cá nhân, từ quán nước vỉa hè đến bàn tiệc cao cấp, từ trẻ trâu mắt xanh tóc đỏ đến trí thức đầu hói tóc bạc, từ bừn-lông quen lội bùn đến con buôn chuyên bán lận,… Thế mới nói, bảo cần lao An-nam không quan tâm đến chính chị trính em nhẽ sai quá.
Sẽ không xảy ra sự quan tâm quá thái của cần lao nếu không phải liên quan đến lời khai của anh Dũng (Dương Chí) về một “ông anh” liên quan đến một trong mười đại án kinh tế là Vinalines.

Wednesday, February 19, 2014

Ngắn... ngắn #6


Một trong những thành tựu của đảng và nhà nước là đề cao và bảo vệ giá trị GIA ĐÌNH trong xã hội An-nam hiện đại.
Đáp lại điều đó, các gia đình đã dè xẻn từng bữa ăn của họ để sẻ chia và bù đắp lại sự yếu kém và thiếu thốn của nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và các phúc lợi xã hội khác.

© 2014 Baron Trịnh

Tuesday, February 11, 2014

Từ 'dân gian' đến 'dân tham'


Thanh Niên online: Cách đây 2 tháng, xảy ra vụ việc "hôi bia" ở Đồng Nai. Dư luận xã hội đã dấy lên một làn sóng phản đối những kẻ đã nhẫn tâm chiếm đoạt tài sản của người bị nạn. Cơ quan công an sở tại đã khởi tố vụ án “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” để điều tra hành vi của hàng chục người liên quan đến việc "hôi" trên 1.000 thùng bia.
Tưởng rằng sau vụ việc trên, sẽ không còn xảy ra những điều tương tự. Ấy thế mà mới đây, báo chí lại đưa tin về một vụ “hôi của” có tính chất nghiêm trọng hơn nhiều vụ "hôi bia".
Theo thông tin của báo chí, một xe container chở nhãn tươi nhập từ Thái Lan của Công ty cổ phần Bích Thị với tổng trị giá khoảng 1,3 tỉ đồng đã bị tai nạn vào trưa ngày 21.1.2014 tại địa phận xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình. Chiếc xe container bị vỡ và làm hàng trăm thùng nhãn văng ra ngoài.

Friday, February 7, 2014

Lộn xộn ở sân bay và văn hóa xếp hàng của người Việt


Thanh Niên online: Mặc dù đã là mùng 5 tết, và hướng di chuyển từ TP.HCM thông thường có lượng hành khách thấp, thế nhưng ngày 4.2 vừa qua, số lượng hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) rất đông, không kém những ngày cận tết, và đã xảy ra tình trạng lộn xộn trong khu vực làm thủ tục bay.
Có lẽ vì dịp tết vừa qua được nghỉ dài, cũng như xu hướng giới trẻ thích đi du lịch hơn đón tết ở nhà, nên lượng hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất có sự gia tăng đột biến. Đối với những ngày lễ tết, số lượng hành khách quá đông nên việc chậm trễ, chờ đợi là điều khó tránh khỏi.
Bài viết này không đề cập đến việc một bộ phận nhỏ nhân viên của nhà ga hàng không gây phiền nhiễu, hách dịch, thiếu trách nhiệm với hành khách. Mà đề cập về ý thức xếp hàng của người Việt khi đi máy bay.
Văn hóa xếp hàng của người Việt đã bị dư luận lên án lâu nay, và những người phê phán thường lấy những hình ảnh của các quốc gia tiên tiến ở châu Âu, Nhật Bản, Singapore… để so sánh.

Wednesday, February 5, 2014

Mưa xuân


Năm nay, tôi không có cơ hội được chạm vào mưa xuân.
Những túm bụi mưa đầu xuân, như đã hằn sâu trong tâm trí tôi, của một thời trai trẻ.
Không biết bạn cảm nhận thế nào? Với tôi, mưa xuân sau Tết rất khác mưa phùn cuối đông. Vẫn những hạt mưa li ti, lất phất bay, cần mẫn giăng mắc phố phường từ sáng đến tối, nhưng không gây ướt át như mưa phùn.
Mưa xuân từng túm, từng túm nhẹ nhàng bay bay. Vương trên những cành cây khẳng khiu đông, chậu hoa nồng nàn xuân bên cửa sổ. Mưa rắc những hạt trắng trên mái tóc dài đen huyền của thiếu nữ như níu xuân lại với người.

Bài Khổng (#2)


Trong trị quốc, bạn Khổng rất trọng mối quan hệ quân-thần. Chính vậy trong Tam cương, đám Nho giáo đưa mối quan hệ này lên đầu. Theo đó: “Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung” (câu này nhiều sách cho rằng là câu nói của hoàng tử Phù Tô, con trai cả của Tần Thủy Hoàng, nhưng về cơ bản vẫn là chịu ảnh hưởng của Nho giáo) .
Dĩ nhiên, ai cũng biết bạn Khổng nói để đề cao cái Trung-Lễ-Nghĩa, đề cao giá trị của người quân tử, và tất yếu là phục vụ cho tầng lớp cầm quyền.
Xét một cách toàn diện, vua phải ra vua và thần phải ra thần. Vua sáng thì không có thần bất trung. Vua không những là người cầm thuyền trượng quyền lực của một quốc gia, mà còn “đưa ra” pháp luật để từ quan lại đến cần lao phải nghe theo trong việc trị quốc. Lại dĩ nhiên, đã là vua sáng thì luôn đưa ra pháp luật nghiêm minh, mà pháp luật đã nghiêm thì không sinh ra thần bất trung.
Thế nên, bạn Khổng đưa ra chủ thuyết trên thì bạn lại khuyến khích con người ta Bất Trung-Bất Lễ-Bất Nghĩa.
Giả sử vua tàn ác bạo ngược, hoang dâm vô độ, để cho cần lao lầm than, ai oán lên tận trời xanh mà người quân tử vẫn phục tùng và tuân thủ những điều sai trái đó thì là cái loại người trời không dung, đất không tha, không Bất Trung-Bất Lễ-Bất Nghĩa mới là lạ.

Bài Khổng (#1)


Một trong những chủ thuyết về đàn bà của bạn Khổng và đám Nho gia bên Tàu Khựa là “Tam tòng”. Xuất phát từ thiên "Giao đặc sinh" của Kinh Lễ có chép rằng: "Phụ nữ là phải theo người, lúc nhỏ theo cha anh, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con".
Thế nên, dưới con mắt của bạn Khổng và đám Nho gia, đàn bà chỉ là đối tượng bị sở hữu, bị đem mua bán, phải tuân thủ những qui định khắt khe của gia đình và xã hội.
Bạn Khổng đề cao Nhân, Lễ Nghĩa. Nhưng xét quan điểm của bạn về đàn bà nêu trên, lại là Bất Nhân, Bất Lễ và Bất Nghĩa.

LỜI XUÂN


       Ngập ngừng không muốn gọi em
Vì lo sợi nhớ làm mềm lời thương
       Ước gì ngọn gió đầu hiên
Chở xuân, chở cả yêu thương đến người.


© 2014 Baron Trịnh

KHAI BÚT ĐẦU NĂM GIÁP NGỌ - 2014


Năm cũ qua rồi, năm mới sang
Chúc cho quốc thái với dân an
Lạm phát không tăng, suy thoái giảm
Tham ô tham nhũng hết tràn lan

Chúc nền giáo dục chất lượng cao
Không còn thành tích rất tào lao
Không còn cải lùi với cải tiến
Không phải tham gia "trận đánh" nào