Sunday, November 1, 2009

Nghị sĩ và laptop

Đọc bài của nhà báo Xuân Ba trên Tienphong online: Khi nghị sĩ ta dùng laptop, tự nhiên thấy bần thần cả người. Mặc dù anh Xuân Ba là một người viết kỳ cựu, che rất kín và hở rất đẹp trong bài viết. Nhưng những người có chút tâm, có chút tầm mới thấy đau xót khi đọc bài này.
Hơn chục năm trước, đã không ít các nghiên cứu, lý luận trong nước về sự chuyển dịch xu hướng thế giới trong thế kỷ 21 và hướng đi của Việt Nam làm sao cho phù hợp và phát triển. Các đóng góp đều cho rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của "nền kinh tế tri thức" và của "công nghệ thông tin", các nghiên cứu đánh giá đầy đủ hiện trạng xã hội và đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề. Tất nhiên những cái nghiên cứu ở Việt Nam thì giải pháp cũng chỉ chung chung thôi, chứ có mấy cái khả thi đâu. Mà cũng không bàn đến chuyện đó, mà bàn về cái việc sử dụng máy tính.

Saturday, August 29, 2009

Vô cảm, thiếu trách nhiệm và loạn ngôn


Nhìn người...
Bài phát biểu của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trong thông điệp liên bang thường niên của nước Nga với tiêu đề “Cải tổ là chìa khóa sống còn”[1].
Ông Medvedev nói: “Thay vì duy trì nền kinh tế cổ lỗ sĩ dựa trên khai thác nguyên liệu thô, chúng ta cần tạo ra nền kinh tế thông minh, kiến thức và kỹ thuật hàng đầu, sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ có ích cho người dân… Chúng ta không thể đợi mãi được. Chúng ta cần phát động đợt hiện đại hóa công nghiệp quy mô lớn. Sự sống còn của quốc gia giữa thế giới hiện đại phụ thuộc vào điều này”.
Cũng theo ông, thay vì duy trì xã hội thụ động, khi lãnh đạo nghĩ và quyết định cho người dân là “chúng ta nên hướng tới xã hội thông minh, tự do và có trách nhiệm”.
Như lời nói của ông Tổng thống Nga, thế giới hiện đại cần phải tại ra nền kinh tế thông minh, nền kinh tế có ích cho người dân và hướng tối một xã hội thông minh, tự do và có trách nhiệm. Đúng là lời phát biểu của nguyên thủ một cường quốc, hợp tình, hợp lý, không hô hào, không lý thuyết nhưng vẫn kiên quyết và có chủ định, rất có trách nhiệm và rất nhân văn.