Wednesday, May 29, 2013

Hồi ức (#3): Gái phố


1. Gái 7x đời gần giữa, dân phố Phòng xịn, mình hạc xương mai, điệu đà mọi nhẽ.
Gái thích thằng bạn cùng phòng KTX, thường sang chơi, thân tình lắm.
Cuối tuần, có thằng bạn ở Đông Anh ngoại thành Nội rủ cả bọn về nhà chơi, khoảng cách 20 ki-lô-mếch, đạp xe hơn tiếng rưỡi. Thằng bạn rủ gái đi cùng, cong đít đạp xe lên dốc.
Đến rặng bạch đàn dọc con mương ở giữa cánh đồng. Cả bọn dừng xe nghỉ ngơi lấy sức sau mấy phát gò lưng leo dốc mà mấy đứa con gái ngốc không chịu nhảy xuống đủn hộ xe.
Giữa đồng, có mấy con trâu đang gặm gốc rạ, trên lưng dăm chú cò trắng đang rỉa rận. Thấy động, đồng loạt vỗ cánh bay lên.
Gái nhìn thấy, reo lên: - Ối các anh ơi, con gì mà đẹp thế ạ? Bay như bướm mà trắng toàn thân.
Cả bọn, mồm há hốc, một thằng bảo: - Em chưa nhìn thấy con cò bao giờ à?
Gái giả nhời: - Úi, đây là con cò ạ, em có nghe cô giáo dạy trong sách, nhưng lần đầu tiên em nhìn thấy nó đấy ạ

Saturday, May 25, 2013

Café sáng thứ 7 (#3): Xã hội bại não

1. Báo chí lá ngón đua nhau đưa tin về vụ “hai quý bà đi mua dâm”. Hai chị sồn sồn bình dân chồng chán chồng chê tự nhiên có được danh hiệu “quý bà”. Hàng trăm, hàng nghìn comment của độc giả lên án hai người đàn bà này. Báo chí lá ngón được thể càng hăng hái khai thác về đời tư của họ.
Việc mua bán dâm bị pháp luật cấm, nên hành động này đáng bị lên án và sẽ bị xử lý theo pháp luật. Họ, những người đàn bà mua dâm, có lẽ không may mắn trong cuộc sống, và không may khi bị bắt đã là một điều nhục nhã rồi. Đàng này, báo chí lá ngón lại đua nhau kiếm cơm trên sự nhục nhã của họ. Và dân tình xứ Vịt lại đua nhau dè bỉu, phê phán và lên án họ.
Đàn ông hay đàn bà cũng là con người, mà đã là con người thì ai cũng có nhu cầu sinh lý (dù ít hay nhiều). Thử hỏi, ở xứ Vịt này, có bao nhiêu đàn ông chưa một lần mua dâm hay ngoại tình? (Chắc chắn, con số này không vượt quá 5%). Có bao nhiêu đàn bà đã, đang, và sẽ ngoại tình? Vậy, những kẻ biên bài hay lên án việc hai người phụ nữ mua dâm đó có nằm trong số những người chưa một lần mua dâm hay ngoại tình?
Br vẫn thường nói: “Những kẻ hay thuyết giảng về đạo đức thường là những kẻ thiếu đạo đức”. Vì vậy, trước khi lên án người khác, hãy một lần soi gương nhìn lại khuôn mặt của mình đi. Chỉ có thể nói, một xã hội đạo đức giả sẽ sản sinh ra những kẻ đạo đức giả bệnh hoạn về tư duy.

Monday, May 20, 2013

Có cần những “thợ dạy” chân chính?


Tuần Việt Nam: Khi người dạy đã cầu thị trong việc cập nhật, nâng cao kiến thức và rèn luyện được những kỹ năng nói trên thì họ xứng đáng là những "thầy dạy". Vì thế, sẽ không có khái niệm "thợ dạy hay" với "thợ dạy dở", thậm chí là "thợ dạy chân chính" trong các trường ĐH.

Cách đây ít lâu, Tuần Việt Nam đăng bài 'Thợ dạy' có thực sự dở? của tác giả Khương Duy[1]. Tác giả cho rằng, vấn đề "thợ dạy" cần được nhìn nhận khách quan và công bằng hơn. Tuy nhiên, người viết cho rằng một số nhận định của tác giả vẫn chưa đúng với thực tế công tác giảng dạy trong các trường đại học ở Việt Nam.
Không phải tự nhiên mà vấn đề "thợ dạy" lại nhận được sự quan tâm sâu sắc của xã hội và tốn không ít giấy mực của các phương tiện truyền thông cũng như những người làm công tác GD. Bài viết này sẽ chỉ ra một số khác biệt giữa "thầy dạy" và "thợ dạy" nhằm làm rõ câu hỏi, có nên để tồn tại các "thợ dạy" trong các trường ĐH.

Giảng viên có được yêu cầu chỉ dạy đủ chuẩn?
Thông tư 36/2010/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 29/1/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008. Tại điểm b, khoản 4, điều 1 của Thông tư này quy định rõ, khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên là 280 giờ chuẩn/năm. Trường hợp trong cùng một chuyên ngành, giảng viên có mức lương thấp hơn thì có số giờ chuẩn ít hơn và không dưới 260 giờ chuẩn (điểm b, khoản 5, điều 1).
Tuy nhiên, theo quy định tại Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT thì thời gian làm việc của giảng viên theo chế độ 40 giờ/tuần, tương đương 1.760 giờ/năm. Trong đó, có 900 giờ giảng dạy, 500 giờ nghiên cứu khoa học và 360 giờ hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác.
Như vậy, khung định mức giờ chuẩn để quy định số giờ chuẩn tối thiểu mà giảng viên phải đảm nhận, điều đó không có nghĩa là giảng viên chỉ nhận dạy đủ giờ chuẩn.

Tuesday, May 7, 2013

Hồi ức (#2): Chuyên môn


Hồi tôi học cấp 3, thày chủ nhiệm tôi dạy toán.
Những năm đầu của thập niên 8x, thày cấp 3 cực oách, chứ không lìu tìu như bây giờ. Vợ chồng thày mới có một đứa con, là gái.
Nhà trường có dãy tập thể cho các thày cô xa nhà ở lại những hôm trái gió giở zời. Các thày hay rủ nhau ở lại uống rượu, món nhắm truyền thống là chuối xanh chấm mắm tôm, đôi lúc xa xỉ có thêm đĩa lạc rang cả vỏ.

Những lúc trà dư tửu hậu, các thày hay bàn chuyện con zai con gái. Cũng như đờn ông xứ Vịt thời đó, thày mong mỏi có được cậu con zai.
Trong trường có thày dạy sinh học, cũng trong hội rượu. Có lẽ, thày chủ nhiệm thổ lộ cái ước ao cao cả nên thày dạy sinh mới bày cách. Đại loại là phải tính ngày như này như này, phải làm như kia như kia thì sẽ có con zai. Thày bảo thày dạy sinh: Chắc không mày? Thày dạy sinh đáp: Sách nói chỉ có chuẩn, sai thế nào được.

Hồi ức (#1): Cơm khê - phần 1


Đời tôi, chuyện học hành luôn gặp trắc trở. Cứ thở dài mà bảo là cái số, nhưng xét cho cùng cũng tại cái nghèo và sự dại khờ.
Học cấp 3, nhà tôi nghèo lắm. Sau thời điểm đổi tiền và xóa bỏ bao cấp, lương giáo viên của bố mẹ tô không đủ mua lương thực. Bố tôi đánh liều xin mấy sào ruộng làm thêm để lấy thóc ăn, mặc dù nhà tôi chả ai biết làm ruộng.
Trước bao cấp, nhà tôi chả phải dạng có của ăn của để, nhưng sống khá phong lưu. Bố tôi độc đinh, tôi lại là con trai đầu nên được chiều lắm. Ba phiếu gạo người lớn và năm phiếu trẻ em giúp nhà tôi đủ ăn, cho dù vẫn phải kèm bo bo sắn lát. Đường sữa thịt thà không nhiều, nhưng tháng nào cũng có. Tháng ba ngày tám, tôi vẫn có bát cơm nguội chan nước cá khô kho vào buổi sáng, cho dù dân tình xung quanh chạy ăn từng bữa.
Thi thoảng, bố tôi mượn được cái xe 67 với khẩu súng hơi của bạn, về chở tôi đi bắn chim. Tôi hay mặc cái quần soóc và chơi mấy hòn bi ve của người bà con ở phố mua cho, lũ trẻ trong xóm mặc quần đùi vá và chơi bi đất nhìn tôi ghen tỵ lắm.

Thursday, May 2, 2013

'Loạn'... giáo dục?


Tuần Việt Nam: Cũng trong xu hướng thành lập, nâng cấp các trường ĐH trong thời gian qua, một số lượng lớn các cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp đã "chạy" lên thành các trường ĐH.


Với lý do đáp ứng nhu cầu đào tạo xã hội và phát triển trường đại học đa ngành, các trường ĐH ồ ạt mở các ngành học mới và các chuyên ngành đi kèm. Khi không đủ giảng viên chuyên ngành (do rào cản của định mức biên chế), các trường ĐH thường bố trí những người có chuyên môn gần đảm nhiệm dạy các ngành mới.

Nộp học phí để lấy bằng
Giáo dục ĐH không thể giống như giáo dục trung học cơ sở, có thể gộp các các môn học gần thành ban, kiểu thầy dạy sử có thể dạy kèm văn trong ban văn- sử. Ấy thế mà rất nhiều nhà quản lý GDĐH có tư duy này. Tất yếu, những người có chuyên môn chuyên ngành này, lại đi soạn bài dạy cho chuyên ngành khác, thì họ chỉ có thể là "thợ dạy".
Đào tạo phi chính quy không thể thiếu trong hoạt động GD ĐH. Thế nhưng ở nước ta, hoạt động đào tạo phi chính quy lại biến tướng thành một hình thức đào tạo theo kiểu "nộp học phí lấy bằng".
Cách đây không lâu, khi còn là Bộ trưởng Bộ GD& ĐT, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trả lời trước Quốc hội rằng, đào tạo tại chức là "nồi cơm" của các trường ĐH[6].
Để đảm bảo "nồi cơm" luôn đầy, các trường ồ ạt mở đào tạo phi chính quy (tại chức, liên thông,...). Sự biến tướng của hình thức đào tạo này chính là hoạt động liên kết đào tạo tại các địa phương. Các trường ĐH buông lỏng công tác kiểm soát chất lượng. Thời lượng giảng dạy bị rút ngắn, chương trình học được những người đi dạy cắt xén tối đa.
Một môn học ở hệ chính quy có thể phải học trong một học kỳ hoặc một nấc của học kỳ, thì chỉ cần dạy một vài ngày hoặc một tuần ở hệ phi chính quy. Chưa nói đến những thiệt hại của xã hội cũng như những tệ nạn mua bán điểm, tệ nạn phong bì, chất lượng của các tấm bằng..., mà hoạt động này vô hình dung đã tạo ra những người "thợ dạy" chuyên nghiệp, không quan tâm đến chất lượng giảng dạy.

Wednesday, May 1, 2013

Thầy dạy hay 'thợ dạy'


Tuần Việt Nam: Nói như PGS Võ Văn Sen: "Bây giờ mà các trường công chỉ cần ngồi lại với nhau không cho giảng viên đi dạy các trường dân lập thì các trường này lập tức khủng hoảng liền".

Tuần Việt Nam vừa có bài viết của TS. Dương Xuân Thành với tựa đề "Giảng viên đại học kiểu... gà đồi!"[1]. Tác giả đã nêu lên thực trạng về chất lượng giảng viên trong các trường ĐH ở Việt Nam. Mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm chấn chỉnh, nâng cao chất lượng đào tạo, xin đề cập đến một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm chất lượng giảng viên.

Hệ lụy của việc mở trường ồ ạt
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo[2], số lượng các trường ĐH trong và ngoài công lập của nước ta gia tăng theo các năm thể hiện trong bảng sau (không bao gồm 28 trường ĐH/ học viện khối an ninh và quốc phòng:)

Số trường đại học/ học viện
Năm học
2000-2001
2004-2005
2009-2010
2011-2012
Hiện tại[3]
Công lập
57
71
127
150
176
Ngoài công lập
17
22
46
54
58
Tổng cộng
74
93
173
204
234

Từ năm 2000 đến nay, số lượng các trường ĐH/ học viện tăng thêm 160 trường. Như vậy, trung bình mỗi tháng có một trường ĐH được thành lập, nâng cấp. Có lẽ, không có một quốc gia nào trên thế giới có tỷ lệ thành lập trường ĐH "nhanh và mạnh mẽ" như ở nước ta.
Cũng theo thống kê của Bộ GD& ĐT, số lượng giảng viên và sinh viên của của các trường gia tăng theo từng năm, cụ thể: