Friday, October 31, 2014

Góc ảnh độc (#19): Sơn nữ tắm suối


Tắm suối, một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây Bắc và nhiều vùng miền khác.













Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Wednesday, October 29, 2014

Ngắn... ngắn #14


An-nam thời nay không tìm được một văn gia nào có bút pháp như Vũ Trọng Phụng. Trong khi đó, cần-lao lại nảy nòi ra rất nhiều Xuân tóc đỏ.
Và thế là, đại đồng cần-lao An-nam lại hứng chịu những lời rỉa xói như câu nói cửa miệng của bà Phó Đoan: "Cái dân An-nam ngu thật!".

© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Sunday, October 26, 2014

Rao giảng đạo đức


An-nam, xứ man-di nhưng lại thích giáo điều. Bởi lẽ, các tủ lạnh rất ưa áp đặt tư tưởng của bạn Khổng Khâu để cai trị cần lao thối tai khai bẹn.
Chính vậy, cái từ "quan phụ mẫu" nó hằn sâu trong tâm thức An-na-mít. Đến mức trong tử vi, cung quan lộc luôn được quan tâm đặc biệt.

Đã là "cha mẹ" cần-lao, thì lại luôn thích rao giảng, dạy dỗ cho cần lao. Thế nên xứ sở này luôn có trò "phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo", từ loại "lãnh đạo" lìu tìu như "trưởng phòng bảo vệ" ở cơ quan công quyền và bán công quyền đến các tủ lạnh ở thượng tầng. Lớn nhỏ đều thế cả.

Friday, October 24, 2014

Giáo dục thời rúc rào (#4): Thạc sĩ tại chức - tiến sĩ online


1. Đồng nghiệp, bên đào tạo, kể có người gọi đến hỏi: “Thầy ơi, bằng đại học tại chức có được thi cao học không?”. Trả lời là có, nếu đủ các điều kiện XYZ. Lại hỏi: “Thế sau này bằng cao học có ghi là hệ tại chức không?”. Trả lời: “Từ khi tôi biết đọc đến nay, chưa thấy cái bằng thạc sĩ nào ở Việt Nam có ghi là hệ tại chức với chuyên tu cả”.

2. Mấy đồng nghiệp nhậu với mấy sinh viên tại chức cũ đưa con lên thi đại học. Chén chú chén anh ôn nghèo kể khổ rằng, ngày xưa nhờ thầy chiếu cố nhiều lắm, mới thi qua được môn này môn nọ. Rượu ngà ngà, một người bá vai đồng nghiệp nói: “Em học xong cao học rồi. Giờ em với thày bằng nhau, đều là thạc sĩ nhé”.

Thursday, October 23, 2014

NGHỊ GẬT


Nhân đọc bài "Chặn cảnh đại biểu “mượn bài” để đọc trước nghị trường" trên báo điện tử Dân trí, mới thấy luyện khỉ diễn hề cũng không gây cười bằng đám này.
Nhớ lại mấy câu bút tre vè nghị gật biên hồi năm ngoái, đến nay thấy vẫn như mới, nên post lại.

NGHỊ GẬT

Cũng bầu, cũng bán, cũng hiệp thương
Sẵn số làm quan, tiến nghị trường
Chả hiểu mô tê, ngồi ngủ gật
Ngứa mồm, ấn nút nói lung tung

Sách đọc đánh vần, đòi sửa luật
Tâm hèn, thích nói chuyện non sông
Bão giá, mất mùa, thiên tai tới
Nỗi khổ của dân, nghị biết không?

© 2013 Baron Trịnh

Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa, nhưng không nhất thiết phải khác sự thật
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet.

Đọc thêm:
- Nghè dởm
- Điện ngông

Friday, October 17, 2014

Góc ảnh độc (#18): Văn hóa... đái bậy 2


Phố đông thì mặc phố đông
Còn hơn nó chảy ướt mông ướt quần

NỐT LẶNG


Hà Nội thu, tiết trời lãng đãng. Heo may bịn rịn quyện chân người trong những đêm nồng nàn hương hoa sữa.
Lần đầu tiên gặp nàng, Hà Nội chưa vào thu.
Cơn mưa ào xuống như là một định mệnh. Gần đây Hà Nội hay có những cơn mưa bất chợt như Sài Gòn.
Nàng lo lắng vì sợ mưa sẽ làm ướt gã, nuối tiếc vì mưa đã làm mất một vị trí ngồi rất đẹp ở ngoài trời. Gã mỉm cười lắng nghe nàng nói. Nàng xinh xắn, hồn nhiên hơn những bài tản văn nàng viết. Sự nhí nhảnh che khuất nét sâu lắng nội tâm của nàng.

Thursday, October 16, 2014

THU VÀ EM


(For Pensée)

        Anh về để chạm heo may
Níu hơi thu muộn trước ngày chớm đông
        Tô vàng sắc cải bên sông
Nhặt hương hoa sữa giữa mông mênh tình
        Thế mà phố chợt lặng thinh
Heo may đi trốn, để mình thu không
        Bạc phơ ngọn cỏ ven sông
Phố không hoa sữa, hương nồng tìm đâu?
        Gặp em chưa nói hết câu
Bóng chiều đã ngả, đêm sầu mình anh
        Giao mùa giữa đất Hà thành
Không em, thu cũng trở thành… vô duyên.

Monday, October 13, 2014

NGƯỜI ĐÀN BÀ BÊN CỬA SỔ


Người đàn bà bên bậu cửa
mắt dõi xa xăm
kiếm tìm tự do cuối tầm nhìn đôi mắt

Người đàn bà đau thắt
con tim
bóng tối im lìm
phủ căn phòng cô đơn và ngột ngạt

Saturday, October 11, 2014

Chiều tím - Đan Thọ


Tên nhạc phẩm:     Chiều tím
Tác giả:                  Nhạc sĩ Đan Thọ (1924)
Ca sĩ thể hiện:       Lệ Thu



Monday, October 6, 2014

Ném chuột sợ vỡ bình quý


Chuột gian: Này chuột tham, tao thấy mày ngày càng tham lam, ngông nghênh và ngang ngược. Làm gì cũng vừa phải thôi. Các cụ nói: “Đánh đĩ mười phương phải để một phương mà lấy chồng”. Nhà này vốn đã nghèo đói rách nát, chỉ còn như cái lều rách, vậy mà cái gì mày cũng gặm cũng nhấm. Thà mày đói mày khát nên sinh ra ăn vụng ăn trộm đã đành. Đàng này mày ăn no nê rồi ngứa răng cắn phá lung tung. Nhà người ta còn có mỗi bao thóc giống, mày cắn thủng một lỗ để ăn dần thì không ai nói. Ấy thế mà mày lại cắn lỗ chỗ, làm thóc rơi tung rơi tóe để cho đám bọ đám gián ăn hôi. Đã thế mày còn ăn no rửng mỡ, đi cắn cả chăn màn quần áo của nhà người ta. Mày có biết khi người ta điên tiết lên phá nhà đập chuột, thậm chí cho mồi lửa đốt cái lều rách này để thiêu chết mày thì thế nào? Sao mày không nhìn tấm gương tày đình ấy mà giữ mình, đặng còn chỗ trú thân và còn có miếng ăn bỏ vào miệng. Mày tham vừa thôi chứ, tham thế ai mà chịu nổi.

Saturday, October 4, 2014

Góc ảnh độc (#17): Tuổi thơ cơ cực 2


Trẻ em như "búp trên cành"
Nai lưng kiếm sống, học hành làm sao?
Bao năm dưới ngọn cờ đào
Mà trông như thể ngày nào... bốn lăm!














Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Góc ảnh cùng chủ đề:
- Góc ảnh độc (#3): Tuổi thơ cơ cực 1

Friday, October 3, 2014

Giáo dục thời rúc rào (#3): Tư duy cải cách


Bạn kể, được giao biên soạn chương trình môn học ở bậc đại học, nằm trong chương trình cải cách toàn diện giáo dục mà ông Luận bộ trưởng bộ Học đang quyết tâm thực hiện khi đã nắm chắc trong tay “triết lý giáo dục” là “cây đũa thần” Nghị quyết 29/NQ-TW.
Cũng có lẽ vì tự tin vào cái triết lý “dở người” này, nên khi bị cả dư luận lẫn nhiều quan chức giáo dục ở địa phương cho rằng cải cách giáo dục đang đem học sinh ra làm chuột bạch thí nghiệm. Ông Luận hùng hồn tuyên bố rằng: “Tôi ở tuổi 60 còn không mang ra thí nghiệm thì không thể mang học sinh ra làm thí nghiệm được. Vì đó là danh dự, trách nhiệm của cá nhân tôi và của Bộ”.
Không hiểu não ông Luận có vấn đề gì khi phát ngôn câu trên? Bởi lẽ chỉ còn hơn năm nữa là ông ta nghỉ hưu, và không biết “ai” có ý tưởng mang một ông “giáo sư tiến sĩ bộ trưởng” đã hơn 60 tuổi ra làm "thí nghiệm" cải cách giáo dục? Lại thêm một phát ngôn ấn tượng trong bộ sưu tập "những phát ngôn ấn tượng" của ông Luận.

Wednesday, October 1, 2014

BẮT ĐỀN THÁNG CHÍN


Tháng chín hoa sữa nồng nàn
Để ai đêm về ngơ ngẩn
Sắt se lòng lạnh
Hoài niệm tình xa
Gieo câu thơ rơi giữa không gian
Hương tình ái bang bềnh trong ảo mộng.